Phải
chăng thủ tướng Phạm Minh Chính đã bị nhầm lớn
Nguyễn Đình Cống
26/02/2025
https://baotiengdan.com/2025/02/26/phai-chang-thu-tuong-pham-minh-chinh-da-bi-nham-lon/
Lời
giới thiệu:
Chúng tôi nhận được bài viết sau đây của GS Nguyễn Đình Cống, bình luận về phát
biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính qua kênh YouTube “Góc Nhìn Thời Cuộc”. Mọi
thứ đều đúng, ngoại trừ Thủ tướng Phạm Minh Chính không hề nói những điều ấy
trong video này.
Chúng
tôi đã kiểm chứng bằng cách tìm kiếm thông tin từ các tờ báo lớn trong nước,
cũng như từ các trang mạng, không nơi nào đưa tin ông Chính đã phát biểu như vậy.
Những lời nói trong video là của ai đó, được người làm video này đọc, kèm theo
hình ảnh của ông Phạm Minh Chính, rồi cho rằng ông đã phát biểu như vậy.
Đây
là kiểu đưa tin vịt để câu view, gây sự chú ý để nhiều người vào xem kênh
YouTube của họ và đó là kiểu làm ăn bất lương, bởi những thông tin sai sự thật
gây nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng tới mọi người ra sao. Câu chuyện “Tăng Sâm
giết người” hay “Tam nhân thành hổ”, là ví dụ về kiểu từ tin vịt biến thành tin
thật. Một việc dù không thể nào có thật, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần,
khiến người ta bán tín bán nghi rồi sau đó tin là có thật.
Qua
đây, cũng xin nhắc nhở mọi người, cần kiểm chứng tất cả những thông tin mà
chúng ta nghe hoặc đọc được trên mạng. Nhất là những thông tin thuộc loại “too
good to be true”, chẳng hạn như, một lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN tuyên bố sẽ
từ chức vào ngày mai, mà không thấy tờ báo nào trong nước đăng, thì phải biết
đó là tin vịt mà cho qua, thay vì share tiếp.
Ngoài
ra, chúng ta cũng có thể nhận biết một số trang chuyên đưa tin vịt qua kiểu đưa
tin của họ, với các tiêu đề như “Tin nóng”, “Nóng rực”, “Nóng sốt”… để gây sự
tò mò của người đọc, người nghe, để mọi người vào đọc ngay mà bỏ qua việc kiểm
chứng nội dung.
Cũng
cần nói thêm, rằng rất nhiều người trong chúng ta đọc tin mà không hề kiểm chứng,
gặp phải tin vịt họ cũng không biết. Chẳng hạn như họ tin rằng ở Mỹ có “nhà nước
ngầm” phá hoại nước Mỹ, hay đến bây giờ nhiều người vẫn tin rằng “Trời tròn, Đất
vuông”, dù họ đã từng đi máy bay, nhìn thấy trái đất là hình khối cầu…
Do
tin vào những thông tin như vậy, nên nước Mỹ mới có “thành phần ưu tú” là MAGA
xuất hiện. Kết quả là, nước Mỹ thời nay chẳng những không lên án Nga xâm lược
Ukraine, mà đứng về phía Nga chống lại Ukraine, cho rằng Ukraine đã xâm lược
Nga! Xem danh sách Mỹ đã cùng 17 nước khác bỏ phiếu chống nghị quyết
lên án Nga xâm lược Ukraine tại Liên Hiệp quốc, có thể thấy những người bạn mới
của Mỹ không chỉ có Nga, mà còn có Bắc Hàn, Belarus, Hungary, Sudan…
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/02/1-83-1024x1024.jpg
Chúng
tôi đã định không đăng bài này sau khi nhận được, vì bài bình luận của GS Nguyễn
Đình Cống chủ yếu tập trung vào những điều Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong
video đó, trong khi những lời phát biểu được cho là của ông Chính không hề có
thật. Thế nhưng, khi thấy tác giả đã đăng bài này trên Facebook, cũng như có
trang mạng khác cũng đã đăng bài này, nên chúng tôi cần đăng và viết đôi điều để
mọi người không bị ngộ nhận.
***
Sau đây
là bài viết của GS Nguyễn Đình Cống:
Sáng
nay, sau khi nghe video có tên “Nóng rực:
Quốc hội họp bất thường: Thủ tướng phát biểu: Nghị định 168 tạm đình chỉ”,
qua kênh Góc Nhìn Thời
Cuộc trên YouTube, tôi chăm chú nghe.
VIDEO :
"NÓNG RỰC"
Quốc Hội Họp Bất Thường: THỦ TƯỚNG PHÁT BIỂU - Nghị Định 168 TẠM ĐÌNH CHỈ?...
https://www.youtube.com/watch?v=eBB8a5YwBZw
Ban đầu cứ
tưởng Thủ tướng chỉ nói về Nghị định 168, nhưng không phải, ông nói về những
nguyên nhân tạo ra bất cập và các biện pháp cần thiết, cấp bách để phát triển,
nhằm đưa đất nước theo kịp các nước như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,
Nhật Bản. Về Nghị định 168, tuy ông có đề cập nhưng chỉ qua loa.
Nhận xét
chung là những điều Thủ tướng nói là hay, đúng với tiêu đề “Nóng Rực” của
video. Không những bài phát biểu hay mà là rất hay, rất đúng. Thủ tướng đã vạch
ra những nguyên nhân làm chậm sự phát triển của đất nước và đã chỉ ra được những
biện pháp đúng để khắc phục. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ, tôi phát hiện ra, hình như Thủ
tướng bị nhầm một điều khá lớn (Bạn nào có thì giờ nên nghe video bài phát biểu
của Thủ tướng Chính).
Thủ tướng
nhầm trong việc truy ngược từ kết quả để tìm ra nguyên nhân. Thường thì một kết
quả không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra, mà ít nhất do hai yếu tố, một
trong hai yếu tố đó là nguyên nhân (Nhân), yếu tố kia là Duyên. Thí dụ một người
đốt lửa, tạo khói để lấy mật ong gây ra cháy rừng, Nhân là lửa do người đốt tổ
ong, còn duyên là những thứ cháy được ở gần đó (Quả = Nhân + Duyên).
Tạm bỏ qua
Duyên, chỉ xét riêng về Nhân. Nguyên nhân lại có gần, trực tiếp, gián tiếp,
chính, phụ, cơ bản. Có tìm được nguyên nhân cơ bản mới có thể xác định được biện
pháp chủ yếu, quan trọng, để khắc phục bất cập, còn nếu chỉ mới thấy nguyên
nhân gần, trực tiếp thì chỉ làm được việc vuốt đuôi.
Thí dụ, kết
quả A do nguyên nhân B gây ra. Hỏi B do nguyên nhân nào. B nói là do C. Hỏi tiếp
C do nguyên nhân nào, C nói do D. Cứ truy ngược tiếp như thế, đến một lúc sẽ thấy
có thể dừng lại (hoặc không thể truy tiếp, vì truy tiếp thì chỉ có thể trả lời
là “tại trời sinh ra thế”) thí dụ dừng ở K và xem nó là nguyên nhân cơ bản. Tìm
được nguyên nhân cơ bản của những cản trở phát triển trong xã hội Việt Nam hiện
nay là việc không hề dễ chút nào, nó đòi hỏi kiến thức khoa học khá cao và cả
lòng dũng cảm.
Nghe những
nguyên nhân và biện pháp do Thủ tướng nêu ra, tôi nhận thấy toàn là những
nguyên nhân gần, rất dễ thấy. Nếu xếp công việc vào ba mức: Chiến lược, Chiến
thuật, Kỹ thuật thì những điều do Thủ tướng nói chỉ thuộc tầm mức thấp nhất là
kỹ thuật. Những điều đó lẽ ra không phải do Thủ tướng nói cho Quốc hội nghe, mà
phải là do một người khác nói cho Thủ tướng và Quốc hội cùng nghe. Mà không những
chỉ nói ra những điều như vậy, mà phải nói kỹ hơn, vạch ra được những nguyên
nhân cơ bản hơn. Điều này cần có cả kiến thức sâu về khoa học và lòng dũng cảm.
Kiến thức
khoa học về nguyên nhân cơ bản của phát triển hay thất bại đã tương đối rõ với
giải Nobel kinh tế năm 2024, cấp cho hai tác giả sách “Tại sao
các quốc gia thất baị”. Sách này đã được dịch ra tiếng Việt, sách chỉ ra rằng nguyên nhân cơ
bản nằm ở thế chế chính trị.
Ở Việt
Nam, các lãnh đạo Đảng, đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, cho rằng thể chế
chính trị hiện nay là rất đúng đắn và do lãnh tụ Hồ Chí Minh, do toàn đảng toàn
dân sáng suốt lựa chọn. Đó là một lời nói hồ đồ. Thực chất do Hồ Chí Minh và một
ít nhân vật cao cấp trong Đảng lựa chọn từ đầu, áp đặt cho Bộ Chính trị và Ban
chấp hành trung ương, rồi từ đó áp đặt cho toàn Đảng và toàn dân, chứ toàn dân
(đặc biệt với đại đa số dân miền Nam sau 1975) có quyền gì mà chọn, bởi hễ ai
có ý nghĩ khác thì đa số đã sớm bị cho vào tù với những bản án rất nặng và chế
độ tù đày rất hà khắc.
Ông Thủ tướng
Phạm Minh Chính chỉ mới tìm thấy nguyên nhân gần, trực tiếp ở trong lĩnh vực kỹ
thuật, công nghệ chứ chưa dám đụng đến nguyên nhân về thể chế chính trị mà Việt
Nam đã có vài cơ hội lớn đứng ở ngã ba để chọn, nhưng vì lãnh đạo quá vô minh
nên đã chọn sai đường. Lần thứ nhất là ngay sau Cách mạng tháng 8; lần thứ hai
là đại hội 6 của Đảng bàn chuyện đổi mới; lần thứ ba là khi Liên Xô tan rã vào
đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Riêng Hồ
Chí Minh, hình như vào cuối đời có nhận ra một điều gì đó về con đường đi của
dân tộc nhưng cũng không đủ dũng cảm để công nhận sự sai lầm và từ bỏ. Sau này
ông Nguyễn Phú Trọng, hình như cũng nhận ra điều gì đó mà phát biểu rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam
hay chưa”. Còn ông Tô Lâm lại muốn tìm điểm nghẽn
của điểm nghẽn để bắt đầu gỡ rối. Phải chăng điểm nghẽn mà ông Tô Lâm muốn tìm
đó là thể chế chính trị.
Mặc dù Thủ
tướng Chính có bị nhầm lớn nhưng những điều ông nói ra được cũng chứng tỏ là
người có suy nghĩ thực dụng. Hy vọng trước mắt và trong Đại hội 14 sắp tới, ông
Chính với cương vị thủ tướng của mình sẽ biến được những suy nghĩ hay thành
hành động thiết thực, tránh được việc của nhiều lãnh đạo Đảng chủ trương nói và
làm ngược nhau, đó là cách bán rẻ lòng tin rất nhanh chóng.
No comments:
Post a Comment