Mỹ
ngừng viện trợ, ảnh hưởng từ Châu Phi, Châu Á đến Ukraine ra sao?
29/01/2025
Các
chương trình viện trợ do Hoa Kỳ tài trợ trên khắp thế giới đã bắt đầu sa thải
nhân viên và đóng cửa hoặc chuẩn bị dừng hoạt động, vì lệnh đóng băng chưa từng
có của chính quyền Trump đối với hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài khiến
công việc của họ phải dừng lại đột ngột.
https://gdb.voanews.com/52c0589b-74be-4bfc-823f-1bceea90f42e_w1023_r1_s.jpg
Nhân
viên Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID và Chương trình Lương thực Thế giới
WFP thăm một kho thực phẩm tại Harare, Zimbabwe, ngày 17/1/2024.
Các
đồng minh bao gồm Ukraine cũng đang phải vật lộn để cứu một phần nguồn tài trợ
an ninh của họ khỏi lệnh đóng băng 90 ngày do Tổng thống Donald Trump ra lệnh
vào tuần trước. Ông Trump cũng vừa tạm dừng các khoản tài trợ và cho vay của
liên bang bên trong Hoa Kỳ.
Chính
quyền Trump cho biết đã ra lệnh tạm dừng viện trợ nước ngoài để có thời gian
quyết định chương trình nào trong số hàng nghìn chương trình nhân đạo, phát triển
và an ninh sẽ tiếp tục nhận tiền từ Hoa Kỳ.
Trong
khi đó, các quan chức Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các chương trình ngừng chi tiêu
ngay lập tức. Chỉ có các chương trình thực phẩm khẩn cấp và viện trợ quân sự
cho các đồng minh là Israel và Ai Cập được miễn trừ.
Việc
đóng băng có nghĩa là các trường học ở Liberia đã chuẩn bị sẵn sàng sa thải những
đầu bếp cung cấp bữa trưa cho trẻ em trong tuần này. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở nước ngoài và chống lại ảnh hưởng ngày càng
tăng của Trung Quốc có thể sẽ kết thúc. Những cựu chiến binh ở Ukraine gọi đến
đường dây nóng khủng hoảng có thể sớm chỉ nghe được tin nhắn thu sẵn, không hứa
hẹn hồi âm.
Quy
mô toàn cầu của việc ngưng viện trợ
Hoa
Kỳ là nguồn viện trợ nước ngoài lớn nhất thế giới cho đến nay, mặc dù các quốc
gia khác đóng góp nhiều hơn trong ngân sách của họ. Hoa Kỳ cung cấp 4 trong số
10 đô la được quyên góp cho viện trợ nhân đạo.
Các
nhân viên cứu trợ, quan chức địa phương và các nhà phân tích nhấn mạnh rằng quy
mô của việc đóng băng rất khó nắm bắt.
“Cộng
đồng viện trợ đang vật lộn với việc đình chỉ viện trợ này có ý nghĩa sống còn
như thế nào”, bà Abby Maxman, chủ tịch của Oxfam America, một trong số ít các
quan chức viện trợ sẵn sàng nói công khai về tác động của việc đóng băng.
Chính
quyền Trump đã cho hơn 50 viên chức cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ tạm nghỉ hôm 27/1 vì nhiều người trong số họ đang giúp các tổ chức giải quyết
lệnh đóng băng. Quyền giám đốc USAID nói ông đang điều tra xem các viên chức
này có chống lại lệnh của ông Trump hay không.
Chính
sách của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên là viện trợ nước ngoài sẽ giúp ích cho an
ninh quốc gia bằng cách ổn định các khu vực và nền kinh tế và cải thiện quan hệ
với các đối tác.
Nhưng
nhiều viên chức chính quyền Trump và các nhà lập pháp Cộng hòa tin rằng phần lớn
viện trợ nước ngoài là tiền nên được chi tiêu hoặc tiết kiệm trong nước.
Hầu
hết nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho quân đội Ukraine không bị ảnh hưởng.
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết lệnh đóng băng của Hoa Kỳ không ảnh
hưởng đến sự hỗ trợ quan trọng của Hoa Kỳ đối với quân đội của ông khi chống lại
các lực lượng xâm lược của Nga. Điều đó phần lớn là đúng.
Viện
trợ quân sự duy nhất mà Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm, và do đó được bao gồm
trong lệnh tạm dừng, là tài trợ quân sự nước ngoài và giáo dục-đào tạo quân sự
quốc tế. Có những khoản khác cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp
quốc và các chương trình rà phá bom mìn.
Tuy
nhiên, hầu hết viện trợ quân sự của Ukraine đều đến từ Ngũ Giác Đài. Điều đó
bao gồm một chương trình lấy từ kho vũ khí hiện có và một chương trình khác có
tên là Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, được sử dụng để thanh toán cho các hợp
đồng vũ khí sẽ không được giao trong một năm hoặc lâu hơn.
Hai
chương trình này của Bộ Quốc phòng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh đóng
băng.
Nhưng
các chương trình dân sự quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine lại đến
từ Bộ Ngoại giao. Không có thông báo nào về việc miễn trừ cho các chương trình
này. Điều đó bao gồm hỗ trợ lương mà Hoa Kỳ cung cấp để duy trì hoạt động của
chính phủ Ukraine bất chấp thiệt hại do chiến tranh gây ra cho nền kinh tế.
Ông
Bradley Bowman của Quỹ Bảo vệ Dân chủ cho biết sự hỗ trợ đó rất quan trọng.
“Nhưng tôi nghĩ nếu các đồng minh châu Âu của chúng ta hiểu rõ tình hình chính
trị tại Hoa Kỳ, họ nên hành động, tôi nói là nhanh chóng, để cố gắng gánh vác hầu
hết hoặc toàn bộ gánh nặng đó.”
Tiền
cho các cựu chiến binh và các chương trình khác của Ukraine cũng không được miễn
trừ.
Hoa
Kỳ đã gửi lệnh ngừng công việc đến các chương trình dân sự thời chiến mà họ hỗ
trợ tại Ukraine.
Bao
gồm Veteran Hub, một tổ chức phi lợi nhuận điều hành đường dây nóng khủng hoảng
nhận được tới 1.300 cuộc gọi mỗi tháng từ các cựu chiến binh Ukraine cần hỗ trợ
xã hội và tâm lý.
Nhận
được lệnh ngừng công việc vào cuối tuần này, bà Ivona Kostyna, người đứng đầu tổ
chức phi lợi nhuận này, nhận ra rằng bà có thể sớm mất một nửa trong số 31 nhân
viên được đào tạo của mình.
“Nếu
chúng tôi được cảnh báo trước một tháng, chẳng hạn, thậm chí là hai tuần, thì mọi
chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với chúng tôi”, bà nói. “Chúng tôi có thể xoay
xở để tự bảo vệ mình trong thời gian này. Nhưng không có cảnh báo nào cả.”
Vài
ngày trước khi lệnh đóng băng của Hoa Kỳ được ban hành, Veteran Hub đã nhận được
một cuộc gọi từ một người đang trên bờ vực tự làm hại mình, bà Kostyna cho biết.
Một nhân viên đường dây nóng đã nhắn tin cho người đó suốt đêm.
“Và
giờ đây, chúng tôi có một đường dây không hoạt động và về cơ bản là không có
câu trả lời, điều này khiến chúng tôi vô cùng lo lắng,” bà nói.
Tại
quốc gia Zimbabwe ở miền Nam châu Phi, bà Gumisayi Bonzo, giám đốc của một tổ
chức phi lợi nhuận về y tế, lo lắng cho tổ chức của mình — và cho chính bản
thân bà.
Zimbabwe
là một trong số ít quốc gia châu Phi đạt được cột mốc trong chẩn đoán, điều trị
và ức chế virus HIV/AIDS. Điều đó phần lớn là nhờ vào chương trình HIV mang
tính đột phá do Tổng thống Cộng hòa George W. Bush khởi xướng, được ghi nhận là
đã cứu sống hơn 20 triệu người.
Chương
trình — Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống về AIDS, hay PEPFAR — đã bị những
người theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa nhắm tới. Bà Bonzo vẫn chưa
nghe tin về việc cắt nguồn tài trợ cho nhóm của bà, Trans Smart Trust, một tổ
chức thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người song tính và chuyển giới ở
một quốc gia mà sự phân biệt đối xử và kỳ thị khiến nhiều người không muốn tìm
kiếm sự điều trị.
“Mọi
người đều đang bối rối ngay lúc này,” bà Bonzo nói.
Người
phụ nữ 54 tuổi này đã điều trị HIV trong 23 năm nhờ sự hỗ trợ của PEPFAR giúp
thuốc trở nên hợp túi tiền.
“Tôi
đã kiên trì dùng thuốc trong hơn hai thập niên, tôi đang sống lại cuộc sống
bình thường và đột nhiên chúng tôi phải dừng lại,” bà cho biết. “Đó là bản án tử
hình đối với nhiều người.”
Ông
Gyude Moore, cựu bộ trưởng trong Nội các Liberia, hiện là thành viên của Trung
tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết lệnh đóng băng của Hoa Kỳ
sẽ gây tổn hại đến cuộc sống của người dân trên khắp Châu Phi.
Sự
hỗ trợ của Hoa Kỳ đã giúp Tây Phi phục hồi sau nhiều năm chiến tranh tàn khốc.
Tiền từ USAID đã giúp trả tiền ăn trưa ở trường, hỗ trợ giáo dục cho trẻ em
gái, củng cố hệ thống y tế và giúp đỡ những người nông dân nhỏ.
Ông
Moore, giống như nhiều đồng nghiệp khác, gọi việc cắt giảm đột ngột này là “tàn
nhẫn”.
Việc
từ bỏ sự hỗ trợ này gây tổn hại cho Hoa Kỳ, vì “nó không phân biệt giữa đồng
minh, đối tác và kẻ thù”, ông nói thêm.
Và
đối thủ của Hoa Kỳ là Trung Quốc sẽ rất vui khi tiến vào các khu vực của Châu
Phi để xây dựng ảnh hưởng và các hợp đồng kinh doanh tại các quốc gia giàu tài
nguyên, ông Moore và các nhà phân tích khác cho biết.
“Cho
trẻ em đói ở Liberia ăn hoặc trẻ em suy dinh dưỡng ở Kenya, cung cấp thuốc
kháng virus cứu sống ở Uganda — không điều nào trong số những điều này làm suy
yếu lợi ích của Hoa Kỳ”, ông Moore nói.
Hoa
Kỳ cũng đã cố gắng nâng cao vị thế của mình ở Nam Thái Bình Dương để chống lại ảnh
hưởng của Trung Quốc, bao gồm cả việc tăng cường chi tiêu của USAID cho các quốc
gia phụ thuộc nhiều nhất vào tài chính phát triển.
Trong
các chuyến thăm Thái Bình Dương vào năm 2024, các quan chức đã công bố hơn 15
triệu đô la chi tiêu mới, để tăng cường khả năng phục hồi sau thiên tai, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, giúp các quốc gia chống lại những tác động tàn khốc của biến
đổi khí hậu, v.v.
No comments:
Post a Comment