“THÍ
ĐIỂM MỜI CHUYÊN GIA BÊN NGOÀI LÀM LÃNH ĐẠO VIỆN, TRƯỜNG” VÀ GIẢI PHÓNG NỘI LỰC
1.
Sáng
ngày 13/1/2025, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ,
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư (TBT) Tô Lâm đã có bài
phát biểu [1], mở đầu bằng:
“Ngày
18/05/1963, tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội lần thứ Nhất của Hội Phổ biến
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch
sử khoa học và công nghệ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong bài
phát biểu tại Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học
và kỹ thuật, coi đây là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Người căn
dặn: “Khoa học phải gắn với sản xuất, phục vụ nhân dân”. Sự kiện này đặt nền
móng cho những bước phát triển ứng dụng khoa học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hơn
sáu thập niên sau, hôm nay, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, với
quy mô và tầm vóc mới, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước
trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển
đổi số”.
Như
vậy, đây là ‘Hội nghị toàn quốc lần thứ hai’ về khoa học và kỹ thuật, sau hơn
60 năm kể từ ‘Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất’ mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự và
phát biểu. Điều này cho thấy lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện thời đặc biệt coi trọng
vai trò của khoa học vày kỹ thuật.
Cũng
trong bài phát biểu sáng ngày 13/1/2025 [1], TBT Tô Lâm đã định hướng:
“Nhà
nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên
ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những
người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu
chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không
dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và
các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều”.
Như
vậy, “THÍ ĐIỂM MỜI CHUYÊN GIA BÊN NGOÀI LÃNH ĐẠO VIỆN, TRƯỜNG” đã loại bỏ “YÊU
CẦU PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN” trong bổ nhiệm lãnh đạo.
Yêu
cầu phải là đảng viên mới được bổ nhiệm làm lãnh đạo các cơ quan khoa học, giáo
dục, chuyên ngành đưa đến ba nguy hại lớn sau đây.
–
Không cho phép những người có chuyên môn giỏi nhưng không phải đảng viên đứng
vào hàng ngũ lãnh đạo.
–
Làm cho các nhà khoa học mất thêm thời gian đi học các chứng chỉ lý luận trung
cao cấp không có lợi thiết thực cho công tác chuyên môn.
–
Tạo kẻ hở cho những kẻ cơ hội không giỏi chuyên môn lọt vào hàng ngũ lãnh đạo,
làm cho chuyên môn không được phát triển, dẫn đến tình trạng tụt hậu như hiện
nay.
Tư
duy mời chuyên gia nước ngoài làm lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo
dục là đột phá. Chưa có Tổng bí thư nào trước đây thể hiện cách tiếp cận này.
Từ
ý kiến của TBT Tô Lâm, với tinh thần quyết liệt “những quy định nào cần loại bỏ
thì bỏ luôn” [1], cần:
–
Bỏ tiêu chí yêu cầu đảng viên trong bổ nhiệm lãnh đạo đối với các cơ quan khoa
học, các cơ quan giáo dục, các cơ quan chuyên môn.
Đây
là hành động thiết thực để triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, là “cởi
trói cho nội lực”. Hy vọng là Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan,
quán triệt được tinh thần chỉ đạo của TBT Tô Lâm.
2.
Trong
buổi gặp mặt trí thức, nhà khoa học tại Hà Nội ngày 30/12/2024, TBT Tô Lâm đã từng
đề cập đến mục tiêu đầy thách thức:
“Đến
năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc top đầu thế giới;
có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc
tế trên các lĩnh vực” [2].
Chỉ
trong vòng hai tuần TBT Tô Lâm đã có hai bài phát biểu quan trọng về khoa học kỹ
thuật. Trong các bài phát biểu, TBT Tô Lâm xem khoa học là “chìa khoá vàng”, đổi
mới sáng tạo là “cây gậy thần”, xác định “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn” [1],
đánh giá cao vai trò của nhà khoa học: “Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần”
đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm”.
Tổng
bí thư Tô Lâm cũng đã nhìn thấy sự “chưa đạt được mục tiêu đề ra” của các Nghị
quyết 20, 52, 36 trước đây:
“Từ
Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến
nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20, Nghị
quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp
vào sự phát triển của đất nước như ngày nay.
Tuy
nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện
các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển” [1].
Giữa
Nghị quyết và thực tiễn là một khoảng cách, có thể rất lớn. Mục tiêu đến năm
2030 có 100 sáng chế đăng ký ở Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là khả thi. Chỉ trong năm
2023 Singapore đã có 1 487 bằng sáng chế đăng ký tại Cơ quan Sáng chế Hoa Kỳ
(USPTO). Nên nếu đầu tư đúng hướng cho nghiên cứu và phát triển (R&D) thì đến
năm 2030 Việt Nam sẽ có số bằng sáng chế nhiều hơn nữa.
Một
số lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều cơ hội để có được các bằng sáng chế là:
•
Công nghệ thông tin, truyền thông và trí tuệ nhân tạo.
•
Công nghệ nông nghiệp và thực phẩm.
•
Y học.
•
Công nghệ sinh học và dược phẩm.
•
Công nghệ năng lượng và môi trường.
•
Công nghệ vật liệu và kỹ thuật.
•
Điện tử, robot và tự động hoá.
•
Giáo dục.
Và
những người đứng đầu các bộ ngành liên quan có thể thúc đẩy phát minh sáng chế ứng
dụng, với tổ chức hiện thời cụ thể là:
•
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ;
•
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;
•
Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ;
•
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
•
Bộ trưởng Bộ Y tế;
•
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
•
Viện trưởng Viện hàn lâm Khoa học Xã hội.
Nhân
sự và môi trường là hai nhân tố quyết định trong việc tạo ra phát minh sáng chế
mới. Trong nghiên cứu và phát triển (R&D) thì hiện thời Việt Nam chưa có
môi trường tốt cho giai đoạn phát triển (D). Tạo dựng môi trường thì cần thời
gian, nhưng lãnh đạo không đủ năng lực thì cần thay thế ngay.
Nếu
mục tiêu 100 sáng chế đăng ký quốc tế đến năm 2030 là không khó, thì mục tiêu đến
năm 2045 Việt Nam “có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt
các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực” [2] là rất khó.
Hiểu
thế nào là “nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới”? “Uy tín quốc tế” rất khác
với “ảnh hưởng thế giới”. Tầm cỡ như giải Nobel may ra mới dám nói “có ảnh hưởng
trên thế giới”. Trong giai đoạn hiện nay, đối với Việt Nam, thì tăng thêm một tỷ
phú USD trong danh sách Forbes dễ hơn có thêm một nhà khoa học “có ảnh hưởng
trên thế giới”.
Để
phấn đấu cho mục tiêu “đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực,
thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt
các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực” [2] như TBT Tô Lâm đặt ra, thì chìa
khoá là ‘môi trường làm việc’, mà các thành tố quan trọng là thể chế và một nền
kinh tế thị trường đầy đủ.
Cần
lắm một cuộc cải cách căn bản, sâu rộng, và toàn diện để đất nước vươn mình.
------------------
TÀI
LIỆU DẪN:
[1] https://special.nhandan.vn/phat-bieu-cua-TBT…/index.html
[2] https://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-to-lam…
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3504953949638010&set=a.225605000906271
Phát
biểu của TBT Tô Lâm
.
Sau 60 năm dưới cái gọi là "quan tâm về khoa học"
của ông Hồ và ĐCSVN, khoa học VN phát minh được những gì ?
Trong khi 30 năm trở lại đây, ở những nơi không có sự
quan tâm ông Hồ và ĐCSVN nhân loại đã lên tận mây xanh.
Với kỹ thuật số, với những con chíp bằng hạt vừng cũng có
thể chứa được dữ liệu bằng cả một hệ thống bóng đèn điện tử trong cái computer
cổ to bằng tòa nhà 5 tầng.
Vậy mà lúc nào ĐCSVN cũng nhắc đến Ông Hồ và ca ngợi
chính mình như những thành tựu mà không biết nhàm chán là gì ?
Khi nào miễn học phí cho lớp 1-12 thì mới tin.
Khi nào bỏ môn Mác Lênin, tư tưởng HCM thì mới tin
Khi nào tất cả bộ trưởng đều là nhà kỹ trị thì mới tin.
Bằng giả trọng dụng bằng thật là chuyện đùa.
Nguyen
Ngoc Chu: Tiêu đề bài viết của anh " ... thuê chuyên gia
ngoài..." tôi hoàn toàn ủng hộ ông bạn. Tuy nhiên, ở cơ chế độc tài Đảng
toàn trị hiện nay, Liệu Tô Lâm và Bộ Chính Trị có đồng ý hay không ? Tôi nghĩ
là khó có thể thuê chuyên gia ngoài đảng và nước ngoài làm lãnh đạo các học
viện, các trường vì nó ảnh hưởng quyền lực, và cái ghế của quan chức cộng sản ,
chưa nói đến có nguy cơ sụp đổ chế độ. Chế độ này không sử dụng kỹ trị mà họ
không phải đảng viên.
Theo quy định hiện nay từ tổ trưởng bộ môn trong các trường
đại học trở lên và Viện trưởng viện Toán học Hà Nội bắt buộc phải là Đảng viên
( thậm chi chúng tôi muốn tìm 1 TBT tạp chí “ Ứng dụng Toán học “ cũng đòi hỏi
phải là Đảng viên + bằng lý luận chính trị cao cấp ) thì chắc chắn không
bao giờ thực hiện được mong muốn của Đảng . Vì những người học giỏi và làm khoa
học giỏi ít có điều kiện vào Đảng và họ có phấn đấu suốt đời các Đảng viên (
kém hơn về chuyên môn) cũng không bao giờ đồng ý cho những người như vậy vào Đảng
Nói rằng "HCM không vợ không con, cả cuộc đời hy
sinh vì nước vì non", nhưng cuối cùng thì cũng lòi ra vợ nọ con kia.
Năm 1975 Lê Duẩn khẳng định "Mười năm nữa chúng ra sẽ
vượt Nhật Bản".
Năm 2006 Nông Đức Mạnh phán "Đại hội toàn quốc lần
thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hiện đại".
Năm 2019 , Nguyễn Phú Trọng hồ hởi sảng rằng "Mây
đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam" (!?)
Bây giờ lại đến lượt Tô Lâm nêu sáng kiến mới (!?)
Tin làm sao khi thóc giống đã không còn một hạt?
No comments:
Post a Comment