Sau khi tới Việt Nam,
Thủ tướng Slovakia 'thân Nga' đối mặt lá phiếu bất tín nhiệm
BBC News Tiếng Việt
15
tháng 1 2025, 14:52 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy4m7ndkm9ro
Các
đảng đối lập tại Slovakia dự định kêu gọi tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
đối với chính phủ của Thủ tướng Robert Fico do xu hướng thân Nga của ông,
báo Politico dẫn thông tin từ một buổi họp báo vào ngày 14/1.
"Ông
Robert Fico đã rời bỏ Slovakia. Thay vì ở lại quê hương và giải quyết những vấn
đề người dân đang phải đối mặt, ông ta lại bay vòng quanh thế giới, quỵ lụy trước
những kẻ độc tài, tận hưởng sự xa hoa tại nơi nào đó ở Việt Nam, xúc phạm láng
giềng và đối tác của chúng ta, và từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo đất nước,"
ông Michal Šimečka, Chủ tịch đảng đối lập hàng đầu Progressive Slovakia
(Slovakia Cấp tiến), phát biểu.
Vào
tháng 12/2024, ông Fico đã gây chú ý khi có
chuyến đi bất ngờ tới Moscow nhằm đảm bảo nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga cho
Slovakia sau khi Ukraine chấm dứt thỏa thuận trung chuyển với Gazprom – tập
đoàn năng lượng quốc doanh của Nga.
Không
lâu sau đó, vào đầu tháng 1/2025, báo chí Slovakia và phe đối lập chỉ trích ông
Fico rằng ông đã nghỉ tại một khách sạn sang trọng có tên là Capella Hanoi ở Việt
Nam, nơi phòng hạng sang có mức giá hơn 5.000 USD/đêm, trong bối cảnh người dân
ở Slovakia đang đối mặt với khủng hoảng y tế và khủng hoảng chi phí sống.
Ông
Fico đã phủ nhận thông tin trên, nói rằng ông chỉ tới khách sạn này để tham gia
một cuộc gặp mặt không chính thức, đồng thời cung cấp một văn bản của khách sạn
Capella Hanoi làm bằng chứng.
Tới
Việt Nam du lịch và 'cuộc gặp không chính thức'
Theo
một bài viết ngày 3/1 trên tờ Denník N của Slovakia, sau khi
ông Robert Fico xuất hiện ở Moscow vào ngày 22/12, người dân Slovakia không biết
ông ở đâu trong gần hai tuần.
Văn
phòng Chính phủ cũng không trả lời các câu hỏi của Denník N về
hành tung của ông Fico và không cung cấp thêm thông tin về chuyến đi của ông tới
Moscow.
Tờ
báo này cũng nhắc tới một video xuất hiện vào ngày 2/1, quay cảnh ông Fico chỉ
trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Fico ngồi trước một tấm rèm
màu vàng, gần đó có một chiếc điện thoại cổ trên bàn. Căn phòng này được cho là
ở khách sạn Capella Hanoi.
Vào
thời điểm đó, không có thông tin chính thức về việc ông Fico làm gì ở Việt Nam.
Tuy nhiên, báo chí Slovakia nói rằng ông đã có kỳ nghỉ dài hai tuần ở Việt Nam.
Theo
tờ Slovakia Spectator, dù thông tin liên quan tới các chuyến đi cá
nhân của ông Fico thường được giữ kín, chuyến đi bí ẩn tới Việt Nam đã dẫn đến
sự chỉ trích, đặc biệt từ các đối thủ chính trị, những người đặt câu hỏi về sự
thiếu minh bạch của ông.
Vào
ngày 11/1, ông Fico đăng một video trên tài khoản Facebook của mình xác nhận đã
đi nghỉ ở Việt Nam trong thời gian chín ngày và ở tại một khu nghỉ dưỡng. Ông
phủ nhận thông tin nói rằng mình đã dành hai tuần ở một khách sạn sang trọng tại
Hà Nội như báo chí đưa tin.
Ông
cũng nói rằng khi kỳ nghỉ gần kết thúc mình đã được mời tới tham dự một cuộc gặp
không chính thức với các quan chức Việt Nam.
"Phía
Việt Nam đã cung cấp công tác hậu cần, an ninh và địa điểm cho cuộc gặp. Địa điểm
diễn ra cuộc gặp, đồng thời cũng là nơi dùng bữa, là một khách sạn – hiện đang
trở thành tâm điểm của sự chú ý," ông Fico nói.
Sau
đó, như một bằng chứng, ông Fico trưng ra một tờ giấy xác nhận của Khách sạn
Capella Hanoi. Văn bản này viết bằng tiếng Anh, có nội dung:
"Chúng
tôi xác nhận rằng Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã sử dụng dịch vụ và cơ sở của
khách sạn chúng tôi chỉ cho một cuộc họp công việc diễn ra vào cuối buổi chiều
ngày 2/1/2025 theo kế hoạch của phía Việt Nam."
Tờ
giấy xác nhận của khách sạn Capella Hanoi xuất hiện trong video của ông Fico
Tới thời điểm hiện tại, chưa có thông tin
chính thức từ phía Slovakia hay Việt Nam về "cuộc gặp không chính thức"
(theo cách nói của ông Fico) hoặc "cuộc gặp công việc" (theo cách nói
của khách sạn Capella Hanoi).
Báo
chí Việt Nam cũng không thấy đưa tin về chuyến đi của ông Fico tới Việt Nam.
Không
có thông tin về việc ông Fico đã gặp ai, bàn chuyện gì trong cuộc gặp nói trên,
cũng như việc liệu ông có biết sẽ có một cuộc gặp như vậy trước khi tới Việt
Nam hay không.
BBC
News Tiếng Việt đã liên hệ với Văn phòng Chính phủ Slovakia để hỏi về những nội
dung trên.
Ông
Fico thân Nga, thân cả Việt Nam?
Ông
Robert Fico trở thành thủ tướng Slovakia vào tháng 10/2023. Trước đó, ông Fico
từng nắm giữ chức vụ này gần ba nhiệm kỳ trong hai giai đoạn, 2006 - 2010 và
2012 - 2018.
Tháng
3/2018, ông từ chức thủ tướng vì người dân biểu tình, cho rằng ông có liên quan
đến vụ ám sát nhà báo điều tra Jan Kuciak và vị hôn thê Martina Kusnirova tại
nhà riêng.
Sau
khi nhậm chức lần nữa vào tháng 10/2023, ông Fico đã tuyên bố mình tái định hướng
chính sách đối ngoại của đất nước và cải thiện quan hệ với các quốc gia cộng sản
như Việt Nam, theo bài viết trên kênh truyền thông Đức DW của tác giả David
Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu chuyên Nghiên cứu về châu Á (CEIAS).
Ông
Fico cũng từng nói rằng Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia ông muốn tới
thăm đầu tiên. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia bắt nguồn từ thời kỳ cộng
sản khi Slovakia còn nằm trong Tiệp Khắc.
Trong
nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên (tháng 7/2006– 7/2008), ông Fico đã cho mở đại sứ
quán Slovakia tại Hà Nội vào năm 2008.
Tuy
nhiên, trong nhiệm kỳ thứ ba của ông Fico, quan hệ hai nước phần nào bị ảnh hưởng
sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin (Đức) vào cuối tháng 7/2017.
Vụ việc này đã dẫn tới việc Đức trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam, còn
Slovakia, sau khi chính phủ của Fico sụp đổ vào năm 2018, đã triệu hồi đại sứ của
mình từ Hà Nội.
Một
bài báo đăng trên trang tin EurActiv năm 2022 nói rằng ông Robert Kalinak, người
là bộ trưởng Nội vụ vào thời điểm xảy ra vụ Trịnh Xuân Thanh và hiện là phó thủ
tướng Slovakia, có thể đã biết về vụ bắt cóc.
Phía
chính phủ Slovakia cũng bị cáo buộc đã cho các quan chức an ninh Việt Nam mượn
máy bay liên quan tới vụ bắt cóc này.
Ông
Kalinak, vào năm 2018, từng phủ nhận những cáo buộc mình có liên quan tới vụ bắt
cóc ông Thanh.
Ông
Fico gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại
Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1/2024
Vào
tháng 1/2024, ông Fico đã có cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Diễn
đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Trong năm 2024, ông Fico không có chuyến
thăm chính thức nào tới Việt Nam.
Ông
David Hutt nhận xét rằng kể từ khi quay lại chiếc ghế thủ tướng, ông Robert
Fico đã lèo lái Slovakia ra xa phương Tây với những động thái như ngừng hỗ trợ
quân sự cho Ukraine hay tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Ông
Hutt cho biết thêm rằng các nhà phân tích nghi ngờ việc thắt chặt lại mối quan
hệ với Việt Nam sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho Slovakia vì thương mại và đầu
tư song phương từ trước đến nay vẫn ở mức nhỏ.
Tuy
vậy, Tiến sĩ Martin Sebena, giảng viên Khoa Chính trị và Hành chính công Đại học
Hong Kong, đánh giá Việt Nam là "nơi hoàn hảo để Fico thực hiện chính sách
đối ngoại hai mặt", qua đó giúp vị thủ tướng này gửi đi một thông điệp rằng
ông có chính sách đối ngoại độc lập.
"Việt
Nam là quốc gia có nhiều bê bối nhân quyền, nhưng các nước phương Tây sẵn sàng
nhắm mắt làm ngơ. Điều này cho phép Fico chỉ ra thói đạo đức giả của các nước
phương Tây và thể hiện rằng mình đang tìm kiếm các đường lối đối ngoại khác biệt,"
DW dẫn lời ông Sebena.
---------------------------
Tin
liên quan
·
Bất chấp vụ Trịnh
Xuân Thanh, Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho thủ tướng Slovakia?
7
tháng 4 năm 2024
·
Thủ tướng Robert Fico
của Slovakia bị bắn trọng thương
15
tháng 5 năm 2024
·
Thủ tướng Slovakia vừa
bị bắn là người 'chống Ukraine, muốn thân Việt Nam'?
16
tháng 5 năm 2024
·
Cánh tay Bộ Công an
vươn tới đâu sau tinh gọn?
14
tháng 1 năm 2025
·
Ông Đoàn Văn Báu: vì
sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?
8
tháng 1 năm 2025
·
Hệ lụy nào từ chính
sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?
10
tháng 1 năm 2025
No comments:
Post a Comment