Tiểu thuyết ‘Huynh đệ’ - tình người trong cơn đảo điên của
xã hội Trung Quốc
BẢO LA - Luật
Khoa Tạp Chí
MARCH
12 20246:00 PM
Những
mối quan hệ bị thách thức đến cùng cực.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2024/03/4739242.jpg
Bìa
sách: Fahasa. Đồ họa: Tùy Phong / Luật Khoa.
Gồm
hai tập với 76 chương, "Huynh đệ" là tiểu thuyết dài
nhất của Dư Hoa - một nhà văn hiện thực Trung Quốc quê Hàng Châu, Chiết Giang.
Hai tập của cuốn sách này ra đời lần lượt vào năm 2005 và 2006, sau gần một thập
niên tác giả tạm gác bút. Dư Hoa trước đó nổi danh với “Phải sống” - tác
phẩm bị cấm trong một thời gian dài tại Trung Quốc.
Phần
một của "Huynh đệ" lấy bối cảnh giai đoạn Cách mạng
Văn hóa Trung Quốc (1966 - 1976) - thời cái nghèo được sùng bái còn giàu có là
tội đồ - để kể về tuổi thơ của hai nhân vật chính là Lý Quang và Tống
Cương.
Phần
hai nói về ngã rẽ cuộc đời của các nhân vật khi cuộc cải cách mở cửa bắt đầu,
người ta cho rằng giàu là vinh quang, tôn sùng đồng tiền bất chấp.
Cưới
trong tủi nhục
Lý
Quang và Tống Cương trở thành anh em khi mẹ Lý Quang là bà Lý Lan và bố của Tống
Cương là ông Tống Phàm Bình làm đám cưới. Người ta nói đây là đám cưới “rổ rá cạp
lại”. Hàng xóm chế giễu hai vợ chồng, nhất là bà Lý Lan vì bà tái giá chứ không
thủ tiết thờ chồng.
Dư
Hoa mô tả xã hội ở thời này là thời của cái ác lan tràn: định kiến, bạo lực…
Cái ác của người lớn lan sang trẻ con. Trẻ con lớn lên chấp nhận cái ác và dùng
bạo lực như thú tiêu khiển.
Dù
cưới trong tủi nhục nhưng đôi vợ chồng mới cưới đã thật sự hạnh phúc, không chỉ
vì họ thật sự yêu và đồng cảm với nhau mà còn vì hai anh em Tống, Lý vô cùng
thân thiết.
Nhưng
niềm vui chưa được bao lâu thì Lý Lan bị bệnh nặng và phải sang Thượng Hải nhờ
sự giúp đỡ của chị chồng. Ngày Tống Phàm Bình tiễn Lý Lan lên đường cũng là dịp
cuối cùng hai vợ chồng gặp nhau.
Cuộc
Cách mạng Văn hóa bùng nổ ngay sau đó.
Là
nạn nhân của cuộc cách mạng này, Tống Phàm Bình - một nhà giáo lương thiện - bị
coi là “trí thức tiểu tư sản" và bị đánh đập tàn nhẫn. Khi trốn trại vì muốn
đón vợ về nhà sau khi trị bệnh mà ông bị hồng vệ binh đánh tới chết. Một thời
gian sau, bà Lý Lan cũng qua đời.
Thời
“gió Tây” thổi
Lý
Quang và Tống Cương mồ côi. Bước vào tuổi thiếu niên, làm cùng nhau ở xưởng, sống
chung một nhà nhưng hai anh em hoàn toàn trái ngược. Tống Cương cao dong dỏng,
Lý Quang lùn mã tử. Tống Cương thư sinh, nho nhã, Lý Quang cộc cằn, thô lỗ. Tống
Cương thật thà, Lý Quang ngỗ ngược, thích đánh nhau. Dẫu vậy, hai anh em vẫn
thương yêu, che chở và san sẻ nhau trong từng đồng tiền ít ỏi, bữa cơm đạm bạc.
Dư
Hoa cũng khéo léo lồng ghép bối cảnh thời đại cho thấy những khẩu hiệu của Mao
Trạch Đông đã tác động tới người dân nông thôn thế nào. Sức mạnh quần chúng, kẻ
thù giai cấp vẫn là tàn dư ở xã hội này ngay cả khi Cách mạng Văn hóa đã qua
đi.
Rồi
thời đại “gió Tây” thổi tới, chỉ những kẻ có tiền mới được tôn vinh. Hai anh em
từ đó cũng bị cuốn vào vòng xoáy kim tiền ngay. Thời gian trôi đi trong cuộc
đua tranh làm giàu, Lý Quang làm giám đốc của một nhà máy, rồi không lâu sau đó
trở thành công chức nhà nước.
Có
quyền lực trong tay, Lý Quang ngày càng hống hách và sẵn sàng trả đũa ai dám tiếp
cận, tán tỉnh cô Lâm Hồng - người đẹp của thị trấn Lưu và cũng là bóng hồng
trong mộng của Lý Quang.
Anh
ta cậy Tống Cương làm quân sư. Nhưng không ngờ ngang trái lại bắt đầu từ đây
khi Lâm Hồng phải lòng Tống Cương.
Ban
đầu Tống Cương cự tuyệt tình cảm của Lâm Hồng, thậm chí có ý định tự tử vì
không muốn khó xử với em mình. Nhưng rồi sau đó Tống Cương nghe theo trái tim,
đón nhận tình cảm của Lâm Hồng, bất chấp lời đe dọa họ sẽ thành “kẻ thù giai cấp”
của Lý Quang.
Thế
lực đồng tiền
Lý
Quang từ bỏ công việc nhà nước để theo đuổi mộng làm doanh nhân. Sau nhiều lần
thất bại, anh trở thành đại gia. Nếu trước đây, Lý Quang chỉ đủ tiền may áo kiểu
Mao cho Tống Cương và mình, thì giờ đây, anh đã trở thành trùm kinh doanh Âu phục.
Dư
Hoa đã miêu tả thế lực đồng tiền thời này khiến những người xung quanh Lý Quang
thay đổi thái độ từ coi thường thành coi trọng, từ chửi rủa đến khúm núm làm đầy
tớ cho anh ta.
Lý
Quang giàu có bao nhiêu thì Tống Cương nghèo bấy nhiêu. Mất việc ở nhà máy, Tống
Cương bán hoa để kiếm sống thì bị người ta khinh rẻ “thiếu nam tính” nên phải
làm những công việc rất khổ sai. Còn Lâm Hồng liên tục bị người quản lý quấy rối
mà phải nhẫn nhịn vì không muốn bị sa thải như chồng mình.
Cũng
vì đồng tiền và cùng cực nên Lâm Hồng giục chồng mình đến gặp Lý Quang để xin
thoát nghèo. Lý Quang không bỏ rơi anh mình. Nhưng Tống Cương bấy giờ phải quen
dần việc rao bán sản phẩm để tăng sự quyến rũ cho phái yếu và tăng sự nam tính
cho phái mạnh - thứ mà bản thân Tống Cương thấy hổ thẹn, khinh bỉ.
Nhà
văn Dư Hoa tiếp tục khắc họa bối cảnh thời đại mới khi đồng tiền của Lý Quang
thao túng truyền thông. Với quyền lực của mình. Lý Quang còn mở cuộc thi người
đẹp toàn quốc với tiêu chí “gái đồng trinh”, hòa vào xu hướng toàn cầu
hóa.
Trong
một cuộc phỏng vấn, nhà văn Dư Hoa kể ông lấy cảm hứng viết cuốn tiểu thuyết
này sau các chuyến đi đến Pháp và Mỹ, khi ông chứng kiến các cuộc thi hoa hậu nở
rộ ở các quốc gia này.
Trở
lại mạch câu chuyện, với tiền và quyền, Lý Quang cuối cùng cũng chiếm đoạt được
Lâm Hồng. Nhân lúc Tống Cương đi công tác thì hai người ăn ở với nhau. Trở về
biết chuyện, Tống Cương tìm đến cái chết như sự giải thoát cho cả ba. Cái chết
cũng đau đớn và đơn độc như của cha anh - Tống Bình Phàm.
Trong
thư tuyệt mệnh để lại, Tống Cương nói mình không hề thù hận em và vợ mình, thay
vào đó, chỉ tiếc bản thân bất tài, không kiếm được nhiều tiền. Dù có ra sao,
tình yêu mà Tống Cương dành cho Lâm Hồng và tình anh em với Lý Quang vẫn nguyên
vẹn ngay cả ở suối vàng.
Câu
chuyện kết thúc khi Lâm Hồng trở thành tú bà, còn Lý Quang thì ngẩn ngơ với ước
mộng bay vào vũ trụ để rải tro cốt của anh mình.
Có
thể nói, Dư Hoa đã xây dựng những mối quan hệ, nhất là trong gia đình, và thách
thức chúng đến cùng cực. Dường như không nhân vật nào dưới ngòi bút của Dư Hoa,
dù là trong xa hoa, thật sự hạnh phúc cả. Những con người chân chất, thật thà
như Tống Cương không thể tìm được chỗ đứng trong xã hội. Còn Lý Quang và Lâm Hồng
dù có hối hận bao nhiêu thì họ vẫn sớm trở lại vòng quay kiếm tiền không nghỉ.
Bối
cảnh đặt trong quyển tiểu thuyết cũng sẽ giúp độc giả hiểu thêm về xã hội Trung
Quốc hiện đại khi những thứ chuyên quyền, sáo rỗng thời Cách mạng Văn hóa được
phơi bày trong xã hội mới. Để rồi xã hội “tăng trưởng" ấy cũng đảo điên
không kém gì.
Bài
viết nằm trong mục Đọc sách cùng Đoan Trang, đăng vào tối thứ Ba hàng tuần. Bài
cộng tác xin gửi cho chúng tôi tại
đây.
Ban
biên tập Luật Khoa tạp chí, bao gồm Đoan Trang, rất mong chờ bài viết của bạn.
No comments:
Post a Comment