Biến
đổi khí hậu, cư dân đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ‘bỏ quê lên phố’
14/03/2024
https://www.voatiengviet.com/a/bien-doi-khi-hau-cu-dan-dong-bang-song-cuu-long-ngay-cang-bo-que-len-pho/7526588.html
Đào
Bảo Trân và em trai Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một chiếc
xuồng ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những giấc mơ. Trân yêu K-pop, xem
video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất thích đến thăm Seoul. Trung muốn trở
thành ca sĩ.
https://gdb.voanews.com/CD1C549B-011B-41A8-9972-CDCFE4CF444B_w1023_r1_s.jpg
Logo
Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu Mekong – Đại học Cần Thơ. DRAGON là chữ viết tắt
của Delta Research And Global Observation Network – Mạng lưới Nghiên cứu Châu
thổ và Quan trắc Toàn cầu, được thiết lập từ 2008.
Nhưng
hy vọng của các em “không thực tế”, Trung nói: “Em biết cuối cùng em sẽ phải
lên thành phố để kiếm sống”.
Những
giấc mơ như vậy tan biến ở sông Mekong phía nam Việt Nam, một trong những khu vực
dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên thế giới.
Đối
với người nghèo, tương lai đặc biệt không chắc chắn. Một phúc trình về biến đổi
khí hậu của Liên hiệp quốc năm 2022 cảnh báo sẽ có thêm lũ lụt vào mùa mưa và hạn
hán vào mùa khô. Việc khai thác nước ngầm và cát không bền vững để xây dựng đã
khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Và với mực nước biển dâng cao gặm nhấm rìa
phía nam và các con đập bao quanh thượng nguồn sông Mekong, việc canh tác ở
vùng đồng bằng màu mỡ này ngày càng khó khăn hơn. Theo báo cáo năm 2020 của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đóng góp của ngành này vào GDP của Việt
Nam đã giảm từ 27% năm 1990 xuống dưới 18% vào năm 2019.
Tiếng
gọi của thành phố, nơi việc làm trong các nhà máy hứa hẹn mức lương tốt hơn,
thường là điều khó có thể cưỡng lại đối với 17 triệu dân của khu vực này.
Bà
mẹ đơn thân của cặp song sinh, Đỗ Thị Sơn Ca, lên TP.HCM tìm việc làm ngay sau
khi các con chào đời. Bà để lại chúng cho bà ngoại Nguyễn Thị Thủy, 59 tuổi.
Không đủ tiền thuê đất, gia đình nhỏ này phải sống trên xuồng kể từ đó.
Bà
Thủy thuê một chiếc thuyền nhỏ hơn để bán thịt và bánh đậu tại chợ nổi Cái
Răng, chợ nổi lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Bà thức dậy trước bình minh để
hấp bánh trong nồi trên đống than hồng đặt giữa thuyền. Bà đứng ở mũi thuyền
chèo đôi mái chèo to đùng để đẩy thuyền ra chợ.
Vào
những ngày thuận lợi, bà kiếm được khoảng 4 đô la - gần như không đủ để đi chợ
mua đồ ăn thức uống. Cặp song sinh đã nghỉ học hai năm khi bà của chúng không
thể trả học phí và mẹ của chúng, đang vật lộn ở thành phố, cũng không thể giúp
gì được. Giờ đây, ngôi nhà trên xuồng trên sông Hậu, nơi trú ẩn duy nhất của họ,
đang cần được sửa chữa khẩn cấp với chi phí đắt đỏ và bà Thủy đang tự hỏi làm
cách nào để kiếm được 170 đô la trước mùa mưa sắp tới.
“Các
cơn bão ngày càng dữ dội hơn”, bà Thủy nói. Vào mùa mưa, hễ mưa lớn là phải tát
nước cật lực để xuồng không bị chìm. Lũ lụt buộc bà Thủy phải di chuyển sang một
con kênh lớn hơn để tránh bị va đập nếu vẫn neo đậu trên bờ, nhưng con kênh lớn
hơn lại tiềm ẩn những rủi ro vì sóng lớn hơn.
Việc
rời bỏ sông Mekong đến các thành phố lớn hơn hoặc thậm chí ra nước ngoài để có
triển vọng tốt hơn không phải là điều mới. Nhưng số người di cư ròng - con số
chênh lệch giữa số người di cư khỏi đồng bằng và số người chuyển đến - đã tăng
hơn gấp ba lần sau năm 1999. Các chuyên gia lưu ý rằng lý do khiến người dân di
cư là rất phức tạp và khó biết biến đổi khí hậu có vai trò lớn đến mức nào.
Bà
Mimi Vũ, chuyên gia về di cư và chống buôn người tại Thành phố Hồ Chí Minh,
nói: “Biến đổi khí hậu vừa là chất xúc tác vừa là tác nhân thúc đẩy quá trình
di cư.” Bà nói nó đã ảnh hưởng đến sinh kế và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng
ở một khu vực vẫn còn kém phát triển hơn các vùng khác của Việt Nam. Khu vực
này thiếu những nền tảng phát triển vững chắc chẳng hạn như tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học cao, khả năng tiếp cận nước sạch thường xuyên và chăm sóc sức
khỏe đầy đủ.
“Mọi
thế hệ đều vẫn phải vật lộn,” bà nói.
Và
việc chuyển đến thành phố cũng không đảm bảo được điều gì.
Mẹ
của cặp song sinh có khởi đầu mới khi chuyển đến TP.HCM, tìm việc làm ở một xưởng
may, kết hôn và sinh con. Nhưng cuối cùng cả bà và chồng đều bị sa thải — trong
số hàng nghìn công nhân ở Việt Nam bị mất việc vì đơn hàng ở nước ngoài thấp. Kể
từ đó họ đã chuyển về làng quê của chồng. Ông Ca, 34 tuổi, chưa bao giờ học
xong và đang tìm việc làm nhưng không biết tiếp theo họ sẽ làm gì.
“Gia
đình tôi nghèo. Vì thế tôi không nghĩ quá xa về phía trước. Tôi chỉ hy vọng các
con tôi có thể được học hành đầy đủ”, bà nói.
Hiện
tại, bà sẽ không thể giúp gia đình đóng học phí hay sửa xuồng và Tết vừa rồi
cũng không được gặp các con.
Bà
Vũ, chuyên gia về di cư, cho biết những công nhân lớn tuổi trở về làng sau khi
bị sa thải thường không muốn quay trở lại thành phố, nơi họ không còn nhìn thấy
màu hồng, bởi cuộc vật lộn hàng ngày.
Trong
số đó có ông Phạm Văn Sang, 50 tuổi, rời quê hương Bạc Liêu đến Thành phố Hồ
Chí Minh ở độ tuổi 20 sau khi thời tiết khó lường khiến việc trồng lúa và nuôi
tôm không còn khả thi.
Ngày
nay, ông và vợ, Lương Thị Út, 51 tuổi, sống trong một căn phòng rộng khoảng 9,2
mét vuông, chứa đầy những thứ họ cần để điều hành một gian hàng bán thức ăn cho
công nhân nhà máy trong thành phố. Ông nói món chính của họ là món bún cá đậm
đà kiểu vùng sông Mekong mà theo ông, món này mang đến cho những người công
nhân nhà máy nhớ nhà “sự an ủi” với hương vị của đời sống cũ.
Ông
Sang cho biết ông bị ám ảnh bởi những kỷ niệm về quê hương, tuổi trẻ ở quê,
nuôi tôm cùng gia đình. “Tôi buồn cho thế hệ con cháu không có tương lai.”
Chính
phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch tăng cường nền kinh tế nông nghiệp của khu vực
sông Mekong, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng gạo của cả nước và rất quan
trọng để cung cấp lương thực cho các nước khác, như Indonesia và Philippines. Kế
hoạch này bao gồm thử nghiệm các công nghệ mới để giảm lượng khí thải từ lúa gạo
đồng thời tăng sản lượng và lợi nhuận, tạo thêm nghề cá và vườn cây ăn quả, xây
dựng sân bay và đường cao tốc để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhưng
sức hấp dẫn của Thành phố Hồ Chí Minh – một đô thị nhộn nhịp với 9,3 triệu dân,
cổ máy tài chính của Việt Nam – là điều khó cưỡng đối với nhiều người, đặc biệt
là giới trẻ. Trung Hiếu, 23 tuổi, cho biết ngay cả những người ở nông thôn cũng
coi việc chuyển lên thành phố hoặc tốt hơn là ra nước ngoài là cách thoát nghèo
nhanh nhất.
Hiếu
sống trong khu tập thể mà anh ở chung với một thanh niên khác ở vùng đồng bằng.
Anh làm hai công việc - một ca 12 giờ trong một nhà máy sản xuất các linh kiện
ngành dược, sau đó là nhiều giờ lái xe ôm cho một công ty xe grab của Việt Nam.
Anh thích đi học và muốn trở thành giáo viên dạy văn, nhưng thu nhập từ nông trại
của gia đình anh ở tỉnh Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mekong đã giảm sút trong
những năm qua. Khi anh học xong, gia đình phải lựa chọn giữa việc cho anh vào đại
học hay để em gái anh học xong.
Anh
quyết định chuyển lên thành phố để có thể gửi tiền về quê. “Em gái tôi học giỏi,
tôi rất vui”, anh nói.
Hiếu
ban đầu lên thành phố cảm thấy hoang mang và nhớ nhà, nhưng dần dần thành phố
ngày càng thu hút anh. “Bạn dần dần thích nghi, bạn tồn tại,” anh nói. Anh ấy
đang học cách phát triển mạnh mẽ ở thành phố: làm việc chăm chỉ nhưng cũng cần
kết nối và giao tiếp.
Tuy
nhiên, anh vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ vào đại học, thực hiện ước mơ trở
thành giáo viên và làm việc tại một ngôi trường ở vùng đồng bằng Mekong giống
như trường anh và em gái đã học. Anh cho biết điều đó sẽ khiến anh cảm thấy gần
nhà hơn.
“Mọi
người đều muốn quay trở lại nơi họ sinh ra và lớn lên,” anh nói.
No comments:
Post a Comment