Nguyễn
Thông (Nguyễn
Thông Cào)
Ngày
12 và 13.3, khá nhiều báo quốc doanh thông tin về hoạt động bất thường của ông
Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội. Báo Tuổi Trẻ rút hẳn
tít cụ thể “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp cục, vụ”, báo Dân
Trí thì tránh cái tên cúng cơm nhưng cũng khá rõ “Bộ trưởng LĐ-TB&XH bổ nhiệm
4 cán bộ cấp vụ”…
Đọc
kỹ tin bài, coi kỹ ảnh chụp lúc trao hoa trao quyết định, không thấy ông Dung,
chỉ có ông thứ trưởng và những người được hưởng lộc.
Chưa
đầy nửa ngày sau, gần như tất cả các báo đăng nội dung này đều bóc gỡ, nếu mở
ra sẽ chỉ xuất hiện lỗi 402 hoặc mất tăm mất tích.
Với
những nước thực sự tôn trọng tự do báo chí, không có ban tuyên giáo, không có đảng
lãnh đạo toàn diện tuyệt đối, thì đó là chuyện bất thường, bị coi là can thiệp
thô bạo vào hoạt động ngôn luận, có khi phải ra tòa; nhưng ở xứ này, đó là
“chuyện ngày thường ở huyện”, tao cứ làm thế đấy, chúng mày làm gì tao, đòi tự
do báo chí ư, lên giời mà đòi.
Tại
sao nói đó là hoạt động bất thường của ông Dung? Ai chẳng biết, trước đó vài
ngày, ban quyền lực của ông Trần Cẩm Tú, nơi chuyên cung cấp củi cho lò ông tổng,
đã họp và đề nghị trung ương, bộ chính trị, ban bí thư xử lý, kỷ luật ông Dung.
Có nghĩa là đương sự đã nằm trên thớt, chuẩn bị “thi hành án”, chấm dứt sự nghiệp
“thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vậy
nhưng đương sự cũng như cả cái bộ kia vẫn phớt lờ cấp trên, coi mọi quyết định
không là cái đinh gì. Cứ ký, cứ quyết định, cứ trao, cứ vớt cú chót, tham nhũng
đến cùng. Lò liếc cũng đé.o sợ, Cẩm Tú cũng đé.o sợ. Ông cứ ký đấy, thách đấy.
Làm gì được nhau.
Lại
nhớ vụ tổng thanh tra Trần Văn Truyền từng hiên ngang thách thức như vậy, hốt hụi
chót như vậy, rồi cuối cùng cũng chả sao.
Cả
một bộ máy (dùng người) thối nát, chẳng riêng gì Truyền, Dung. Đầy. Nhưng cuối
cùng chỉ bịt miệng báo chí. Mắc cười.
Nhân
đây nói thêm, xứ này đặt tên cơ quan đơn vị nhà nước rất nhố nhăng. Lại cứ phải
rườm rà “Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội”, thế thương binh không phải vấn đề
xã hội hay sao. Cứ kiểu tên tiếc lằng nhằng dây điện vậy, thì tên bộ phải là “Bộ
Lao động - Thương binh - Xã hội - Liệt sĩ - Mẹ VN anh hùng - Trẻ em nghèo thất
học - Người đi tù về…” cho đỡ nhất bên trọng nhất bên khinh. (còn tiếp)
Thông
cào
.
*****
Thời
sự 2 - Phạt “cháu ông to”
Nguyễn
Thông
(Nguyễn
Thông Cào)
Cũng
tới gần giữa tháng 3, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở
Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.
Chả
là có một cô lái ô tô trên đường, xe cô ta va chạm với xe máy người khác. Anh
xe máy đi đúng luật, không vi phạm gì, nhưng cô kia cứ lăn ra bắt đền. Công an
tới giải quyết, biết cô kia dính nồng độ cồn, lại còn cãi bướng, nên lập biên bản.
Cô cáu tiết bảo, lu loa lên, kiểu “biết bố tao là ai không”, tự xưng là cháu một
ông to, rất to (tôi chỉ biên chung chung vậy thôi, kẻo họ lại lôi tôi vào cuộc,
đụng tới ông này phức tạp lắm). Nhiều người nghe thấy, rồi báo chí mậu dịch nắm
được, tường thuật điều nóng sốt ấy. Có những anh chị phây búc cơ nhanh nhảu thuật
lại, rằng cháu ông này, cháu ông kia. Thế là sinh chuyện.
Nhà
chức việc túm luôn một anh phây búc cơ, phạt tội “thông tin sai sự thật…” khiến
anh ta mất toi 7,5 triệu đồng. Cô “cháu ông to” cũng bị phạt, nhưng không phải
tội nhận xằng (có xằng hay không thì chưa biết), mà là “vi phạm nồng độ cồn”,
cũng toi 35 triệu.
Vấn
đề ở chỗ, những báo đã tường thuật thì không sao. Có nhẽ sau khi được cảnh báo,
nhắc nhở, họ đã rút bài hoặc chỉnh sửa, bỏ đi chi tiết “nhạy cảm”. Chỉ anh phây
búc cơ kia là chịu trận, mặc dù anh ta cũng nói theo báo, nghe hơi bắc nồi chõ,
ăn theo. Đã hết cái thời “Nghe đài đọc báo của ta/Đừng nghe đài địch bàn ra tán
vào/Tin đài tin báo của ta/Đừng nghe tin địch ba hoa nói xằng”. Giờ thì nghe
báo tin báo của ta là “tử bất cập ngáp” (chết không kịp ngáp), không phải đầu
cũng phải tai.
Lạ
nữa là cái cô tự xưng cháu ông, cô ta đã vi phạm pháp luật thì cứ phạt, cứ công
khai bêu tên lên, sao báo chí lại phải úp mở cô T thế này, cô T thế nọ. Công an
và chủ tịch Hà Nội đã ra tay phạt đương sự rồi, cớ sao phải giấu. Cô Ngọc Trinh
diễn xe máy bị phạt, sao không viết tắt là Ngọc T. mà cứ phết thẳng tên cổ ra?
Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Chẳng nhẽ có đứa bình đẳng
hơn. Giấu tên “nó”, khác gì gián tiếp thừa nhận đương sự thuộc diện “nhạy cảm”,
con ông cháu cha, chớ có đụng vào. Trên báo đăng, tên thì viết tắt, mặt thì
che, ngay cả cái tên đương sự trong quyết định phạt cũng bị bôi đi. Rất vớ vẩn,
trò cười. Các ông các bà phạt được người ta, vậy ai có thể phạt các ông bà
trong chuyện này?
Thông
cào
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1610685443098842&set=a.133382914162443
Quyết
định xử phạt điều khiển ô tô mà hơi thở có nồng độ cồn
.
No comments:
Post a Comment