Tại
sao ‘các trụ’ tréo ngoe nhau về tình hình Việt Nam?
DIỄN ĐÀN | VOA Tiếng Việt
05/06/2023
https://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-cac-tru-treo-ngoe-nhau-ve-tinh-hinh-viet-nam-/7122606.html
Trong “Tứ trụ”, ông Trọng và ông Huệ đánh giá ngược
nhau về tình trạng kinh tế - xã hội. Tại Quốc hội, “các trụ” nhỏ hơn như Phó Thủ
tướng hay Chủ nhiệm Ủy ban khi đăng đàn cũng tỏ ra không mấy lạc quan trước
tương lai của đất nước. Tại sao?
Trong con mắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
tình hình kinh tế - xã hội nhìn chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và tràn đầy hy vọng.
Từ Đại hội đảng 13 đến nay, hầu như phát biểu tại bất cứ diễn đàn nào, ông
Trọng vẫn say sưa với câu “bùa chú”: “Đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tất nhiên, đánh giá
này của Đảng trưởng đã không được sự tán đồng rộng rãi trong dư luận. Chẳng phải
nói đâu xa, ngay tại “Tứ trụ” của ông – do chính ông nhào nặn qua năm bước, bảy
bước trước Đại hội – đánh giá ấy cũng bị “phản pháo” ngay bởi Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ. Blogger Trân Văn trên VOA đã chỉ ra khá thuyết phục về sự tréo
ngoe trong lượng định tình hình giữa “hai trụ” này. Bài viết thu hút được sự
chú ý, vì chỉ trong có năm ngày, tình trạng kinh tế - xã hội Việt Nam đột nhiên
rơi từ trên “đỉnh” xuống “đáy”. “Đỉnh” do TBT Nguyễn Phú Trọng dựng lên hôm
17/5/2023. Còn
“đáy” do ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ xác lập vào ngày 22/5/2023.
Sự vênh nhau giữa “các trụ” do đâu?
Trước hết là do chỗ đứng
(positioning) của người diễn ngôn. Tọa độ của ông Trọng quanh năm suốt tháng
xoay quanh “cái lò” của ông. Vũ khí “nguyên tử” của Tổng Trọng bao năm nay là
diệt người này, đưa người kia, là nhào nặn qua năm bước, bảy bước để có được một
“Bộ tứ”, một “Trung ương” dễ sai khiến. Không có trình độ chuyên môn, lại không
nắm được vấn đề và ông cũng chẳng có cái tâm để nghĩ về quốc kế dân sinh. Còn
bên Quốc hội và Chính phủ là những người “tay
làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nếu những người này không dụng công, không
làm ra sản phẩm thì quốc kế dân sinh sẽ điêu đứng, đến kỳ họp cử tri và đại biểu
sẽ chất vấn, dù chất vấn lâu nay cũng chưa đi đến đâu. Tại diễn đàn tiếp
xúc cử tri Hà Nội ngày 13/5, ông Trọng tiếp tục đay nghiến: “Cán bộ, nhất là
khi có quyền, có chức dễ lợi dụng để chấm mút, đó là nói nhẹ, nói nặng là ăn cắp,
ăn cướp của dân. Cấu kết với nhau nhằm tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng, làm cho Đảng
mất uy tín, làm cho Nhà nước mất uy tín”. Ông còn đe nẹt “nhưng trốn cũng không
được đâu. Ta sẽ xử vắng mặt và tòa đã xử vắng mặt rồi”. Kết thúc Hội nghị TW7
hôm 17/5, TBT Trọng vẫn riết ráo “kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa
vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu
ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn...” Cho nên câu chuyện
duy ý chí của ông – tăng trưởng trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2%, nhưng cả
năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%” – là nói lấy được, chứ bản thân ông chắc gì đã
tin như thế!
Sau đó mấy ngày, tại Kỳ họp thứ năm của Quốc hội,
Chính phủ đã trình bày một bức tranh khác hẳn. Phó
Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo ngày 22/5/2023: “Nước ta vẫn còn những
hạn chế…, trong đó có hai chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch là tỷ trọng công nghiệp chế
biến và tốc độ tăng năng suất lao động xã hội”. Ông Khái liệt kê những hạn chế
gồm: “Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ba Chương trình mục tiêu quốc
gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị
trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị
trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả”
Thứ hai, độ vênh
trong đánh giá tình hình giữa “các trụ” còn là do cục diện kinh tế – chính trị thế giới diễn biến
phức tạp, vượt dự báo, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành. Khi
độ mở của nền kinh tế lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu
và tính cạnh tranh chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa quyết liệt, có
tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, theo như Báo cáo của Chính phủ trước
Quốc hội. Theo
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, khi nghe nói độ mở lớn, nhiều người tưởng không có
vấn đề gì, nhưng nếu nhìn sâu vào thì có thể hiểu độ mở đó theo chỉ số tỷ lệ tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu trên GDP, thì độ mở đó của Việt Nam là rất lớn, không
có nước nào có độ mở lớn đến như thế. Do độ mở quá lớn, khi nền kinh tế thế giới
chậm lại, gặp khó khăn, thì nó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế trong
nước, dẫn đến đánh giá giữa “các trụ” có những điểm chưa đồng nhất.
Triển vọng “Đổi mới 2” vẫn mờ mịt
Thứ ba, sự vênh
nhau giữa “các trụ” còn do một nguyên nhân căn bản khác nữa là các đánh giá
không xuất phát từ thực tiễn. Nền kinh tế Việt Nam phát triển được cho đến trước
đại dịch không phải do thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, mà vai
trò đó chủ yếu là của và do nền kinh tế quốc dân – tức là của toàn dân – trong
đó kinh tế tư nhân có vị trí rất lớn, nhưng chưa bao giờ được đánh giá đúng mức. Tại Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo: “Sức
khỏe doanh nghiệp đang giảm sút, nền kinh tế rất khó khăn. Bốn tháng đầu năm
2023, bình quân mỗi tháng khoảng 19.700 doanh nghiệp lập mới. Tuy nhiên, mỗi
tháng cũng có 19.200 đơn vị rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp đối diện
áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá rất thấp,
trong nhiều trường hợp phải bán cho nước ngoài”. Những khó khăn giây chuyền này
khiến cho “nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, lao động mất việc làm tại nhiều
khu công nghiệp”. Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có gần 547.000 lao động
tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc do đơn hàng giảm từ tháng
9/2022 đến 1/2023. 75%
trong số này thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đằng sau các con số khô cứng ông Trọng trưng
ra tại Hội nghị Trung ương không phản ánh được những căn nguyên của những bế tắc
hiện nay. Ngay cả những khó khăn mà ông Khái hay ông Thanh trình bày trong các
báo cáo trước Quốc hội cũng chỉ là bề mặt. Sâu xa bên dưới chính là do
Việt Nam đã không có quyết sách “tư nhân hóa nền kinh tế” một cách rõ
ràng. Mà ở đây, chính sách phải đi kèm theo mọi điều kiện cần và đủ
cho nền kinh tế tư nhân phát triển, chứ không phải lo giành giật lại những
thành phần nào đó để giao cho doanh nghiệp nhà nước, rồi lại quản lý không đến
nơi, đến chốn, lỗ triền miên. Tình trạng ấy ai cũng thấy qua những dự án đang
“chết đứng, chết ngồi” do Bộ Công thương quản lý. Chúng ta phải nhanh chóng khắc
phục giải quyết tình trạng này để tiến tới một nền kinh tế quốc dân hiện đại, hội
nhập được với kinh tế thế giới. Đây là nhận
xét của kinh tế gia Bùi Kiến Thành tại trả lời phỏng vấn ông dành cho
đài RFA hôm 29/5 vừa qua
Tình trạng kinh tế - xã hội nói trên, ông Huệ,
ông Chính biết khá rõ, cho nên ông Huệ hôm khai mạc Quốc hội đã đưa ra những nhận
định: “Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra, một số địa
phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu,
sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp. Trong khi đó,
một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả và nhiều doanh
nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động;
kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao; nguy cơ nợ
xấu gia tăng”. Chủ
tịch Quốc hội cũng đề nghị: Quốc hội phải tập trung phân tích cụ thể, đánh
giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế,
khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, việc hoàn
thành mục tiêu tăng trưởng cả năm... Làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách
quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến
chính sách, thể chế, pháp luật… Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời,
nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật,
kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ,
công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023...
Sáng 13/5/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm
Minh Chính đã phát biểu chỉ đạo nhân Lễ kỷ niệm 70 năm “Ngày truyền thống lực
lượng An ninh kinh tế”. Ông
Chính chỉ thị cho cán bộ cấp dưới phải chủ động nắm chắc tình hình,
nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời từ sớm, từ xa nguy cơ xâm hại an ninh, lợi
ích quốc gia, các dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, khu vực có
tác động, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta để kịp thời
tham mưu, đề xuất chiến lược với Đảng/Nhà nước trong hoạch định đường lối. Đáng
ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể bổ sung thêm ý kiến của chuyên gia Bùi Kiến
Thành: Bộ máy hoạt động hiệu quả thì phải cố gắng làm cho hiệu quả hơn, đừng để
nó thối nát, bại vong rồi khi đó mới níu kéo, quy kết trách nhiệm. Ông Chính hẳn
ý thức rõ, trách nhiệm của lãnh đạo là phải “nhất ngôn dĩ hưng bang” (Một câu
nói có thể mang lại sự thịnh vượng cho đất nước) để làm cho đất nước phát triển, chứ
không phải vì quyền lợi của phe nhóm mà níu kéo cả một dân tộc đi xuống,
nhận đầu “con rồng” vào sình lầy, chỉ vì quyền hành hay lợi ích nhất thời của một
thiểu số nào đó. Khi chưa đạt được nhận thức như thế, triển vọng của “Đổi mới
2” vẫn còn mờ mịt.
No comments:
Post a Comment