Hồ
sơ Thiên An Môn mới: Bên trong cuộc họp bí mật đã thay đổi Trung Hoa
Andrew J. Nathan (Foreign Affairs)
Trà Mi dịch thuật
POSTED ON JUNE
4, 2023
N gày nay, trên bề mặt Trung Hoa có một chế độ mạnh
hơn so với bất kỳ thời đại nào kể từ triều đại Mao Trạch Đông, nhưng nó cũng dễ
vỡ hơn.
Thủ tướng Zhao Ziyang, lãnh đạo tối
cao Đặng Tiểu Bình và Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Hu Yaobang tại một cuộc
họp năm 1984. Ảnh: AP
5 tháng 4 năm 1989, nhân vật lãnh đạo được hâm
mộ ở Trung Hoa Hu Yaobang (Hồ Diệu Bang) chết sau một cơn đau tim ở Bắc Kinh.
Hai năm trước, Hồ Diệu Bang đã bị cách chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa
vì quá cởi mở. Trong những ngày sau khi ông qua đời, hàng ngàn sinh viên từ các
đại học ở Bắc Kinh đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, ở trung tâm Bắc
Kinh, để đòi đảng [cộng sản] tổ chức một đám tang xứng đáng cho ông.
Tôn vinh Hồ Diệu Bang là
cách các sinh viên bày tỏ sự không hài lòng của họ đối với tham nhũng và lạm
phát đã bùng phát trong mười năm cải cách và mở cửa dưới quyền Đặng Tiểu
Bình, người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, và sự thất vọng của họ khi không
có tự do hóa chính trị. Trong bảy tuần sau đó,
các nhân vật lãnh đạo đảng cộng sản đã tranh luận về cách đối phó với những cuộc
biểu tình và họ đã đưa ra những tín hiệu không đồng nhất cho công chúng. Trong
khi đó, số người biểu tình tăng lên có thể gần tới một triệu, gồm công dân từ
nhiều tầng lớp xã hội. Sinh viên chiếm quảng trường tuyên bố tuyệt thực, yêu cầu
của họ ngày càng triệt để và các cuộc biểu tình lan rộng đến hàng trăm thành phố
khác trên khắp Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình quyết định tuyên bố thiết quân luật,
có hiệu lực vào ngày 20/5.
Nhưng những người biểu tình nhất định phản
kháng và họ Đặng ra lệnh dùng vũ lực bắt đầu vào đêm ngày 3 tháng Sáu; trong 24
giờ sau đó, hàng trăm người đã thiệt mạng, nếu không muốn nói là nhiều hơn; vẫn
chưa được biết số người chết chính xác. Bạo lực đã kích động sự nổi dậy lan rộng
khắp xã hội Trung Hoa và dẫn đến sự lên án của quốc tế, và các nước dân chủ
trong khối G-7 áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Hoa. Zhao Ziyang (Triệu Tử
Dương), Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã ủng hộ cách đối xử ôn hòa
và không chấp nhận quyết định sử dụng vũ lực. Đặng Tiểu Bình lật đổ Triệu Tử
Dương ra khỏi vị trí quyền lực, và họ Triệu bị quản thúc tại gia, cho đến khi
ông chết vào năm 2005.
Hơn hai tuần sau, vào ngày 19-21 tháng 6, cơ
quan ra quyết định hàng đầu của đảng, Bộ Chính trị, đã triệu tập cuộc họp mà họ
gọi là một cuộc họp ‘mở rộng’, một cuộc họp gồm cả những đảng viên lớn tuổi đã
nghỉ hưu và có ảnh hưởng nhất. Mục đích của việc tập hợp nhóm đảng viên này là
để thống nhất giới tinh hoa của đảng đang chia rẽ xung quanh các quyết định của
Đặng Tiểu Bình trong việc sử dụng vũ lực và loại bỏ họ Triệu ra khỏi Bộ Chính
trị. Cách đối phó của đảng cộng sản đối với cuộc khủng hoảng năm 1989 đã định
hình tiến trình của lịch sử Trung Quốc trong ba mươi năm kế tiếp và cuộc họp mở
rộng của Bộ Chính trị đã định hình cách đối phó đó. Nhưng những gì được nói
trong cuộc họp chưa bao giờ được tiết lộ cho đến hôm nay.
Một trang ghi lại sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989,
trong nhật ký của Li Rui (Lý Duệ), một trong những thư ký riêng của Mao, với
tiêu đề Cuối tuần Đen tối. Hình ảnh: Thư khố Viện Hoover.
Nhân kỷ niệm 30 năm cuộc đàn áp tàn bạo ngày 4
tháng 6, New Century Press (Thế Kỷ Mới), một nhà xuất bản tại Hồng Kông, sẽ xuất
bản “Zuihou de mimi: Zhonggong shisanjie sizhong lòngui liusi tựa jielun
wengao” (Tối hậu đích bí mật: Trung Cộng thập tam giới tứ trung toàn hội “lục
tứ” kết luận văn đương hay “Bí mật cuối cùng: Tài liệu cuối cùng về Cuộc
đàn áp 4 tháng 6”), gồm các bài phát biểu của những đảng viên hàng đầu đã phát
biểu tại phiên họp. Thế kỷ Mới có được những bản tốc ký (và hai văn bản ghi lại
nhận xét) từ một đảng viên đã lấy được bản sao ngay lúc đó. Năm 2001, tạp chí
này đã xuất bản các trích đoạn từ Hồ sơ Thiên An Môn (The Tiananmen Papers), một
loạt các báo cáo chính thức và biên bản cuộc họp đã được bí mật đưa ra ngoài
Trung Quốc và những tài liệu ghi lại các cuộc tranh luận gay gắt và đưa ra quyết
định gây tranh cãi khi đảng cộng sản phải đối phó với các cuộc biểu tình ở
Trung Hoa mùa xuân năm 1989. Đến nay, những bài diễn văn mới tiết lộ này đã làm
sáng tỏ những gì đã xảy ra sau cuộc đàn áp, nói rõ về những bài học mà giới
lãnh đạo đảng rút ra từ cuộc khủng hoảng Thiên An Môn:
Cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 6 năm 1989.
Nguồn: Manuel Vimenet / Agence VU / Redux
1. Đầu tiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị nội thù trong nước thông đồng
với kẻ thù ở nước ngoài thường trực bao vây;
2. Thứ hai, những cải cách kinh tế phải lùi lại nhường chỗ cho việc kỷ luật
ý thức hệ và kiểm soát xã hội;
3.
4. Và thứ ba, đảng cộng sản thất bại trước kẻ thù nếu để nội bộ chia rẽ.
5.
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2019/06/ff2-1024x413.jpg
Sinh viên Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở
Quarg trường Thiên An Môn, Băc Kinh, Tháng 4, 1989. Ảnh: Stringer Network / Reuters
Những bài phát biểu đưa ra một cái nhìn ở hậu
trường đáng chú ý về văn hóa chính trị độc đoán trong thực tế – và một dấu hiệu
của những gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc, trong những thập kỷ sau đó, đảng cộng sản
đã sử dụng các hình thức kiểm soát tinh vi và xâm phạm hơn bao giờ hết để chống
lại lực lượng đòi tự do hóa. Đọc những văn bản đó, người ta có thể thấy những đảng
viên tại chức đã đoàn kết với những đảng viên lão thành đã nghỉ hưu nhưng vẫn
giữ được quyền lực trong giai đoạn đầu của thời hậu Mao. Những người này từ lâu
đã lo sợ rằng những cải cách của Đặng Tiểu Bình quá tự do, đã hoan nghênh cuộc
đàn áp, và những người từ lâu ủng hộ cải cách và mở cửa đã phải chấp hành lệnh
của đảng.
Các bài phát biểu cũng cho thấy rõ những bài học
rút ra từ Thiên An Môn tiếp tục hướng dẫn lãnh đạo Trung Quốc như thế nào: người
ta có thể vẽ một đường thẳng nối liền những quan điểm và đã được đưa ra trong
cuộc họp của Bộ Chính trị tháng Sáu năm 1989 với cách đối xử cứng rắn với sự đổi
mới và người bất đồng chính kiến mà hiện nay Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi.
Cả thể thế giới có thể đang đánh dấu kỷ
niệm 30 năm của cuộc khủng hoảng Thiên An Môn như một chương sử quan trọng của
Trung Quốc cận đại. Tuy nhiên, đối với chính phủ Trung Quốc, Thiên An Môn vẫn
là một điềm báo đáng sợ. Mặc dù chế độ hiện tại đã xóa sạch các sự kiện của
ngày 4 tháng 6 khỏi ký ức của hầu hết người dân Trung Quốc, nhưng họ vẫn sống với
hậu quả của nó.
Luận điệu của Đảng
Bộ Chính trị đã không triệu tập những người
tham gia cuộc họp của mở rộng để tranh luận về sự khôn ngoan của các quyết định
của Đặng Tiểu Bình. Đảng cộng sản triệu tập họ đến cuộc họp để làm lễ bầy tỏ
lòng trung thành, trong đó mỗi diễn giả đăng đàn khẳng định sự ủng hộ của mình
bằng cách chứng thực hai văn bản: một bài phát biểu mà Đặng đã đọc vào ngày 9
tháng 6 để bày tỏ lòng biết ơn đối với những đoàn quân đã thực hiện cuộc đàn áp
ở Quảng trường Thiên An Môn và một bản báo cáo do đối thủ kịch liệt Triệu Tử
Dương, Thủ tướng Li Peng (Lý Bằng), soạn thảo. nêu chi tiết những lỗi lầm của
Triệu Tử Dương khi giải quyết khủng hoảng. (Hai văn bản này đã được công bố từ
lâu.)
Không rõ chính xác những ai đã tham dự cuộc họp
của Bộ Chính trị. Nhưng ít nhất 17 người đã phát biểu, và mỗi người đèu bắt đầu
nhận xét của mình bằng những từ “Tôi hoàn toàn ủng hộ,” bài
phát biểu của Đặng Tiểu Bình và bản báo cáo của Lý Bằng. Tất cả đều đồng ý rằng
cuộc biểu tình của sinh viên đã bắt đầu như một sự ‘xáo trộn’ (thường được dịch
là ‘hỗn loạn’). Họ đồng ý rằng chỉ khi những người biểu tình chống quân đội tiến
vào Bắc Kinh vào ngày 2 tháng 6 thì tình hình mới biến thành một cuộc “bạo loạn
phản cách mạng” buộc phải dẹp tan bằng vũ lực. Mỗi bài phát biểu đều được bổ
túc bằng những hiểu biết cá nhân, để diễn giả thể hiện lòng chân thành ủng hộ Đặng
Tiểu Bình. Qua nghi lễ xác định lòng trung thành này, đảng cộng sản đang chia rẽ
đã tìm cách sang trang và xác lập lại quyền kiểm soát đối với một xã hội u buốn.
Khi phân tích lý do trước nhất tại sao lại có
‘sự xáo trộn’ xảy ra và tại sao nó lại trở thành một cuộc bạo loạn, các diễn giả
đã tiết lộ một sự hoang tưởng sâu sắc của họ về những kẻ thù trong và ngoài nước.
Xu Xiangqian (Từ Hướng Tiền), một nguyên soái đã nghỉ hưu trong Quân đội
Giải phóng Nhân dân, tuyên bố:
Từ Hướng Tiền. Nguồn: china news today
“Sự thật chứng minh rằng sự hỗn loạn hồi tháng trước
và hơn thế nữa, cuối cùng đã trở thành một cuộc bạo loạn phản cách mạng, là kết
quả của sự liên kết của các lực lượng phản cách mạng trong và ngoài nước, kết
quả của sự thăng hoa lâu năm của việc tự do hóa tư sản. . . . Mục tiêu của họ
là một kế hoạch điên rồ nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
và đánh sập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để thiết lập một nền cộng hòa tiểu
tư sản có thể là nước chống cộng, chống xã hội, và hoàn tất nghĩa vụ chư hầu
cho các cường quốc phương Tây.”
https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/818j9Y0DCfL._SY500_.jpg
Bành Chân. Nguồn: Amazon.com
Peng Zhen
(Bành Chân), cựu chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nhân
dân, đã lặp lại những suy nghĩ đó:
“Trong một khoảng thời gian, có một nhóm rất nhỏ, những
người kiên quyết thúc đẩy tự do hóa tiểu tư sản đã hợp tác với các thế lực thù
địch nước ngoài để kêu gọi sửa đổi hiến pháp của chúng ta, âm mưu phá hủy Bốn
Nguyên tắc cơ bản [của Đặng Tiểu Bình để duy trì chủ nghĩa xã hội và sự cai trị
của Đảng Cộng sản] phá đổ nền tảng của nước ta; họ âm mưu thay đổi. . . hệ thống
chính trị cơ bản của đất nước chúng ta và thúc đẩy thay thế nó bằng hệ thống
tam quyền phân lập theo kiểu Mỹ; họ âm mưu thay đổi chế độ dân chủ tập trung của
nước Cộng hòa Nhân dân chúng ta do giai cấp công nhân lãnh đạo và dựa trên liên
minh công nông để trở thành một nhà nước độc tài tư bản hoàn toàn tây phương
hóa.”
Đặng Tiểu Bình. Nguồn: Wikipedia
No comments:
Post a Comment