Sau
‘cuộc chầu thánh thể’ tại Bắc kinh của ông Trọng…
03/11/2022
https://www.voatiengviet.com/a/sau-cuoc-chau-thanh-the-tai-bac-kinh-cua-ong-trong-/6817030.html
Với não
trạng quan phương bị quy phục, có thể ông Nguyễn Phú Trọng không hay biết rằng,
sau khi đạt đến đỉnh cao của quyền lực, Tổng bí thư – Chủ tịch Tập Cận Bình giờ
đây cô đơn hơn bao giờ hết.
https://gdb.voanews.com/013b0000-0aff-0242-145e-08dab5cc5dd7_w1023_r1_s.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh, cư dân mạng xã hội
ở Việt Nam lo lắng, Hà Nội ngả về Bắc Kinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các mối
bang giao khác của Việt Nam.
TBT
Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh, cư dân mạng xã hội ở Việt Nam lo lắng, Hà Nội
ngả về Bắc Kinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các mối bang giao khác của Việt Nam.
Tuy nhiên, so với các triều đại phong kiến xa xưa, giờ đây sau Đại hội 20 ĐCSTQ
(chu kỳ 5 năm một lần), thì việc ông Trọng “sang chầu” Bắc Kinh là phải đạo.
Não trạng quan phương bị quy phục
Đối với TBT Nguyễn Phú Trọng, 3 ngày ở Bắc Kinh (30/10 – 1/11) là cả một
“cuộc chầu thánh thể” để bày tỏ sự cung kính đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, giống
như con chiên bày tỏ lòng trung thành dành cho Chúa Trời. Ông Trọng hẳn cũng biết
rằng, bản thân ông Tập Cận Bình vốn chẳng say mê gì chủ nghĩa Mác – Lênin cả.
Trong thâm tâm, ông Tập chỉ tôn thờ một thứ chủ nghĩa Mác được Trung Quốc hóa để
toàn Đảng của ông kiên trì “tín ngưỡng và lòng tin” vào công cuộc “phục hưng vĩ
đại” của Trung Hoa. Đấy chính là tư tưởng Tập Cận Bình – chủ nghĩa Đại Hán
trong thế kỷ 21. Cho nên đoạn trích trong Tuyên bố chung, nói rằng, Việt Nam và
Trung Quốc “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin”
là cả một sự nhượng bộ của Tập Cận Bình đối với Nguyễn Phú Trọng. Và
Tuyên bố chung 6.000 từ, thì cũng chỉ đề cập đến Mác – Lê có một lần duy nhất.
Việc Tập Cận Bình ưu tiên tiêu chí trung thành khi bổ nhiệm nhân sự vào Bộ
Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị thể hiện sự thay đổi to lớn ở Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo trước ông Tập luôn đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo tập thể
và sự tách biệt giữa Đảng và Nhà nước sau thời kỳ cai trị hỗn loạn của Mao Trạch
Đông. Những luồng gió mới mở cửa đã tạo tiền đề cho những cải cách theo định hướng
thị trường, dẫn đến sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc từ một quốc gia
nghèo bị cô lập vươn lên thách thức trật tự toàn cầu của Mỹ và phương Tây. Một
trong những điểm nhấn quan trọng nhất tại Đại hội 20 là Tập Cận Bình đã phát
triển hai khái niệm: “Sáng kiến An ninh Toàn cầu” (GSI) và “Sáng kiến Phát triển
Toàn cầu” (GDI) thành khung khổ chung cho toàn bộ quản trị kinh tế – xã hội
Trung Quốc trong kỷ nguyên mới. Đây là nội dung ông Trọng đặc biệt quan tâm và
ông Trọng cam kết, Việt Nam sẽ tham gia GDI và ông cũng đánh giá tích cực đối với
GSI, theo như nội dung thứ 7 trong Tuyên bố chung giữa hai nước.
Với não trạng quan phương bị quy phục, có thể ông Nguyễn Phú Trọng không
hay biết rằng, sau khi đạt đến đỉnh cao của quyền lực, Tổng bí thư – Chủ tịch Tập
Cận Bình giờ đây cô đơn hơn bao giờ hết. Trước Đại hội 20, ông Tập còn phải lo
đối phó với các sự chống đối ngấm ngầm hoặc công khai của đoàn phái, bang phái
và các thế tử đảng ngay trên thượng tầng lãnh đạo. Nhưng từ nay, một mình một
chợ, ông sẽ đối phó với nguy cơ hỗn loạn bởi tình huống: duy nhất chỉ có một
mình ông kiểm soát toàn diện đất nước 1.4 tỷ dân. Như vậy, Tập sẽ rơi vào cái bẫy
do chính ông tạo ra. Nếu có tầm nhìn như thế, TBT Nguyễn Phú Trọng đã không
dũng cảm bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo “hạt nhân” của ông Tập, nhân dân
Trung Quốc sẽ hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu do Đại hội 20 ĐCSTQ đề
ra, thực
hiện thắng lợi các định hướng phấn đấu “100 năm lần thứ hai”.
Thế “tam quốc chí” có tạo sức ép?
Hôm đầu tuần 30/10, TBT Tập Cận Bình nói với TBT Nguyễn Phú Trọng rằng, cả
hai nước và hai ĐCS Trung Quốc và Việt Nam “không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp
vào tiến trình của đôi bên”. Thông điệp nhấn mạnh việc chống lại sự can thiệp từ
bên ngoài được ông Tập đưa ra đưa ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa
Trung Quốc với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, xung đột
Ukraine, thương mại và nhiều vấn đề khác. Phát biểu tại lễ tiếp đón TBT Nguyễn
Phú Trọng, TBT Tập còn nhấn mạnh: “Sự phát triển của sự nghiệp tiến bộ nhân loại
là quá trình dài và quanh co… Hai ĐCS Trung Quốc và Việt Nam cần kiên định hành
động vì hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của nhân loại, đẩy mạnh hiện đại
hóa xã hội chủ nghĩa bằng tất cả nguồn lực của mình, và không bao giờ để bất kỳ
ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay
nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta”. Tuyên bố này được
trích từ Đài truyền hình Trung Quốc, nội dung này không tìm thấy trên các tin tức
của TTXVN.
Với “Tuyên bố chung” gồm 13 nội dung lớn bao trùm hầu hết mọi mặt của
bang giao Việt – Trung, dư luận băn khoăn nếu Trung Quốc đã “quy phục” được
toàn diện Việt Nam như thế, từ nay, lối ra thế giới của Việt Nam liệu có bị hẹp
bớt không? Sức ép từ một thế “tam quốc chí” mới tạo nên giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ
và LB Nga đối với Hà Nội sẽ như thế nào? Ngày 30/10, bình luận về vấn đề này
trên truyền thông quốc tế, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung từ Đại học Fulbright Việt
Nam cho rằng, mối quan hệ hai nước Việt – Trung cũng như giữa Việt Nam với các
nước, về cơ bản sẽ không có nhiều chuyển biến, sau chuyến công du Bắc Kinh của
ông Trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn quan ngại, với chuyến thăm Trung Quốc của ông
Trọng, có thể ảnh hưởng gì tới tình trạng nhân quyền vốn đang rất bết bát của
Việt Nam và vai trò của của Mỹ trong việc cải thiện tình trạng này ra sao?
Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW Phil Robertson tuyên bố trong một
thông cáo gửi truyền thông quốc tế: “Việt Nam có mối quan hệ 'yêu-ghét' với
Trung Quốc. Và Việt Nam thường dùng điều này khiến Hoa Kỳ có thể gặp khó khăn.
Chính phủ Việt Nam đôi khi đứng về phía Hoa Kỳ chống lại các hành động của
Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải, nhưng những lần khác lại hợp tác rất chặt
chẽ với chính quyền Trung Quốc, nơi cũng vi phạm trắng
trợn các quyền con người như thế. GS. Carl Thayer, Đại học New South Wales
(Úc) nói với BBC hôm 1/11 rằng, nếu thông tin hiện chưa được xác nhận, Việt Nam
đang vận động Hoa Kỳ thu xếp chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào
tháng 11 này là chuẩn, thì Việt Nam có thể bất ngờ trả tự do cho nhà báo Phạm
Đoan Trang.
Bình luận trên của GS. Carl Thayer được đưa ra trước “Đối thoại nhân quyền
Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 26” diễn ra tại Hà Nội vào 2/11, đúng một ngày sau khi
TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trở về nước sau chuyến thăm Trung Quốc. Trong khi Việt
Nam nhấn mạnh Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao hàng đầu, ý kiến này, theo GS.
Thayer, không nên diễn dịch rằng Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu duy nhất. Dựa
trên sự thuận lợi về mặt địa lý, mối quan hệ thương mại và sức mạnh đang ngày
càng được củng cố của Trung Quốc là tất nhiên. Cuộc đối thoại sẽ là một phần của
các sự kiện ngoại giao theo khuôn mẫu. Cả hai bên sẽ trình bày lập trường đã có
từ lâu của mình về nhiều vấn đề khác nhau. Cả hai sẽ đồng ý rằng tiếp tục đối
thoại là quan trọng. Việt Nam có quan điểm dàn trải về quyền con người, bao gồm
cả việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, xóa đói
giảm nghèo và bình đẳng giới. Trong khi Hoa Kỳ sẽ bàn
đến các vấn đề tự do tôn giáo và các quyền dân sự và chính trị của mọi công dân.
No comments:
Post a Comment