Tròn
một năm kể từ khi bị bắt, nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh vẫn chưa được xét xử
RFA
2022.04.07
Bà Nguyễn Thuý Hạnh cầm biểu ngữ đòi trả tự do cho
tù nhân lương tâm ở Hà Nội năm 2016. Facebook Nguyễn
Thuý Hạnh
Nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội
vẫn chưa được xét xử dù đã bị bắt tròn một năm.
Ngày mùng 7 tháng 4 đánh dấu một năm kể
từ khi nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, người sáng lập Quỹ 50k, bị bắt.
Bà bị cáo
buộc dưới tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117
của Bộ luật Hình sự.
Đã 12
tháng kể từ khi bị bắt giam nhưng nhà hoạt động này vẫn đang trong giai đoạn tạm
giam để phục vụ điều tra, giai đoạn được cho là khó khăn nhất đối với tù nhân
chính trị.
Trả lời phỏng
vấn của Đài Á châu Tự do, luật sư Nguyễn
Văn Đài, người đã từng bị bắt giam hai lần vì các tội danh chính trị, cho
biết những thách thức mà tù chính trị gặp phải trong giai đoạn tạm giam:
“Đối với
những người bất đồng chính kiến hay là hoạt động đối lập ở Việt Nam thì thường
bị bắt dưới các tội danh chính trị ví dụ như điều 88 trước đây nay là 107, 79
trước đây nay là 109.
Thì
theo quy định của Luật Tố tụng Hình sự thì họ cho phép việc không cho luật sư
tiếp cận thân chủ của mình, thứ hai là không được gặp gia đình trong quá trình
điều tra.
Thế nên
đây là khoảng thời gian mà họ gây áp lực rất lớn đối với những người bị tạm
giam. Nếu như người quản giáo đối xử với mình đúng theo quy định của pháp luật
thì không thành vấn đề, nhưng mà họ làm mọi cách để khiến mình tức giận, về bất
kể điều gì. Từ việc ăn cơm sống, ăn cơm thiu, canh thiu, cho xà phòng vào canh
hay là họ dùng mọi biện pháp để áp chế tinh thần của mình.
Mình
không có người nhà để bày tỏ điều đó, hay là nói với người nhà để người nhà
truyền tải thông tin đó với bạn bè, hay đưa lên mạng xã hội rồi gửi đến cộng đồng
quốc tế. Cho nên người bị tạm giam trong cả giai đoạn đó là vô cùng bức xúc, rất
là khó chịu, nhiều người không chịu được thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.”
Theo thông
tin từ gia đình thì bản thân nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đã mắc bệnh trầm cảm
nghiêm trọng từ trước khi bị bắt. Do đó họ lo ngại rằng bệnh tình của bà sẽ trở
nên trầm trọng hơn dưới điều kiện giam giữ trong trại tạm giam.
Trao đổi với
đài RFA, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng
của nhà hoạt động này cho biết:
“Khi mà
bị bắt thì cô Hạnh đang bị trầm cảm nặng và đang chữa trị với một bác sĩ ở Sài
Gòn, một thời gian sau thì trại tạm giam có cho gửi thuốc cho cô Hạnh. Vừa rồi
thì có nghe tin hồi tháng một người ta đưa cô Hạnh vào bệnh viện tâm thần để
giám định y khoa trong một tháng, rồi lại đưa trở về trại. Nhưng bên cơ quan điều
tra không thông báo cho gia đình biết, chỉ có bệnh nhân ở trong bệnh viện đó biết
cô Hạnh nên gọi điện báo tin là cô Hạnh có mặt ở đó. Thì gia đình hoàn toàn
không biết gì về sức khoẻ của cô Hạnh hiện như thế nào.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, việc cơ quan điều tra không
cho tù chính trị gặp mặt luật sư và thân nhân trong quá trình điều tra, không
nhằm mục đích nào khác ngoài để trừng phạt những người này, ông cho biết thêm:
“Mình
phải hiểu cái bản chất của chế độ độc tài Cộng sản ở Việt Nam, khi họ bắt giữ
những người đối lập hoặc bất đồng chính kiến thì cái mục đích tước đoạt tự do
chỉ là một phần, nhưng mà mục đích trừng phạt về thể chất cũng như về tinh thần
mới là mục đích chính.
Bởi vì
như tôi đã nói, nếu họ đối xử với mình ở trong tù đúng với tinh thuần pháp luật
của họ, chứ chưa nói tốt hơn, thì mình không sợ ngồi tù.
Thế
nhưng mà họ muốn không cho mình gặp gia đình, không cho mình gặp luật sư để đè
nén, áp bức, tra tấn mình về mặt tinh thần, để làm cho mình sau này có hết án
tù thì mình không còn đủ nghị lực, lý trí để nuôi dưỡng lý tưởng và đấu tranh
cho lý tưởng của mình nữa.”
Trường hợp
nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh không phải là cá biệt trong việc tạm giam dài hạn,
cơ quan an ninh điều tra ở Việt Nam vẫn thường kéo dài thời hạn tạm giam đối với
các vụ án có yếu tố chính trị.
Luật pháp
Việt Nam cho phép kéo dài thời hạn tạm giam đến khi kết thúc quá trình điều tra
đối với các vụ án có yếu tố “an ninh quốc gia” đặc biệt nghiêm trọng, tức không
có mốc thời gian cụ thể.
Các tổ chức
nhân quyền quốc tế như tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lên án lối thực hành này
và gọi đó là hành vi tra tấn.
Ngoài việc
lập quỹ 50K, bà Nguyễn Thúy Hạnh là người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội hồi năm
2016.
---------------------
Tin, bài liên quan
·
Ân
xá Quốc tế mở chiến dịch viết thư kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà
Nguyễn Thuý Hạnh
·
Bộ
Ngoại giao Séc quan ngại vụ bắt giữ bà Hạnh, Facebook “cờ đỏ” thi nhau vào chửi
bậy
·
Ân
Xá Quốc Tế lên án vụ bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh
·
Bà
Nguyễn Thúy Hạnh, người tự ứng cử Quốc hội năm 2016, bị bắt giữ tại Hà Nội
No comments:
Post a Comment