KHI
NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀ “BÀ MỤ” ĐỠ TRÁI PHIẾU BÂT ĐỘNG SẢN
Không riêng gì Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng,
tất cả đại gia địa ốc đều khát vốn, nếu không được lãnh đạo thân hữu phê duyệt
dự án mới, để “bán lúa non” (nền, căn hộ) gọi văn hoa là “tài sản hình thành
trong tương lai”, để chiếm dụng vốn của khách hàng và vốn của ngân hàng thì đại
gia đó sẽ chết tức khắc.
Từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu
siết chặt tín dụng bất động sản (BĐS) khiến DN địa ốc đói vốn, rất nhiều đại
gia sang nhượng dự án dang dở cho đại gia trùm hơn vốn có nguồn rửa tiền, hay vốn
từ nước lạ.
Để giúp DN có "kênh" vay khác, Chính
phủ lần lượt ban hành, sửa đổi, bổ sung 4 nghị định về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp: Nghị định 52/2006; Nghị định 53/2009; Nghị định 90/2011; Nghị định
163/2018. Có điều lạ là những DN sản xuất ra hàng hóa có giá trị gia tăng thì
ít phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mà toàn là đại gia ngân hàng và đại gia
BĐS: Hai Chúa Chổm của nền kinh tế Đông Lào!
Do quy định khi cho vay BĐS, ngân hàng phải
trích lập dự phòng rủi ro, nên trái phiếu doanh nghiệp thành một kênh để các
ngân hàng “lách” cho vay BĐS, vừa đáp ứng được yêu cầu không tập trung cho vay
lĩnh vực rủi ro mà không phải trích lập dự phòng rủi ro, vừa “làm đẹp" bảng
cân đối tài chính, biên lợi nhuận lại cao.
Đến năm 2021, NHNN thấy DN BĐS phát hành trái
phiếu bừa bãi quá (có sự tiếp tay của ngân hàng và công ty chứng khoán) nên “siết
cò” bằng Thông tư 16/2021 hạn chế NH mua trái phiếu DN (NH có tỷ lệ nợ xấu dưới
3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động đối với TCTD trước thời điểm mua trái phiếu DN).
NHNN cũng cấm các ngân hàng TM mua trái phiếu
DN trong 3 trường hợp: DN phát hành trái phiếu để cơ cấu nợ; DN phát hành trái
phiếu để góp vốn mua cổ phần và DN phát hành trái phiếu để tăng vốn.
Thông tư 16/2021 khoá chốt an toàn như vây,
nhưng các ngân hàng TM rất “ma đầu” đẩy “mối làm ăn” cho công ty chứng khoán do
ngân hàng đó sở hữu.
Vì sao? Vì luật tréo cẳng ngỗng! Theo Luật Chứng
khoán, tất cả các nhà đầu tư đều được mua trái phiếu DN phát hành ra công
chúng. Nhưng với trái phiếu DN phát hành riêng lẻ (như 3 công ty con của Tân
Hoàng Minh) thì chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được mua! Trong số các nhà
đầu tư chuyên nghiệp lại có công ty chứng khoán của ngân hành lập ra!
Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% không được
mua trái phiếu DN, nhưng công ty chứng khoán của ngân hàng đó mua thì OK Salem!
“Nói có sách” theo số liệu năm 2021 của Hiệp hội
Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) có thời điểm đến 60% lượng trái phiếu DN
phát hành sơ cấp được các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán nắm giữ.
Cụ thể, các ngân hàng thương mại đã mua vào 124.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,3%
và các công ty chứng khoán mua 148.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,6%.
Hậu quả, ngân hàng và công ty chứng khoán làm
“bà mụ” cho trái phiếu DN BĐS sẽ rất kinh hoàng cho nguồn vốn trong dân và chỉ
để thiệt hại cho những người gửi tiết kiệm, chứ không phải cho các nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp!
Không tìm thấy nội dung này | Báo Thanh Niên
Tin tức 24h, đọc báo TN cập nhật tin nóng online
Việt Nam và thế giới mới nhất trong ngày, tin
nhanh thời sự, chính trị, xã hội hôm nay, tin tức chính thống VN
.
No comments:
Post a Comment