Tuesday, April 5, 2022

FIDH và VCHR KÊU GỌI EU THÚC ÉP VIỆT NAM CHẤM DỨT ĐÀN ÁP XÃ HỘI DÂN SỰ (RFA)

 



FIDH và VCHR kêu gọi EU thúc ép Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự

RFA

2022.04.05

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-must-demand-vn-to-end-repression-of-civil-society-respect-of-human-rights-pledges-04052022080014.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-must-demand-vn-to-end-repression-of-civil-society-respect-of-human-rights-pledges-04052022080014.html/@@images/3c2dc5a7-e452-46e8-99c0-e86eaca7610e.jpeg

Hình minh hoạ: người dân ở Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc sau các tấm rào cản do công an dựng lên hôm 2/6/2013. Reuteres

 

Liên đoàn Dân chủ Quốc tế (FIDH) và Ủy ban Bảo về Quyền Làm người Việt Nam (VCHR) vào ngày 5/4 ra thông cáo kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) phải yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng đàn áp xã hội dân sự và thực thi những cam kết theo thỏa thuận Mậu dịch Tự do (EVFTA) đã ký kết.

 

Thông cáo được đưa ra trước vòng đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/4 ở Brussels, Bỉ.

 

Thông cáo dẫn phát biểu của Tổng thư ký FIDH Adilur Rahman Khan rằng Chính phủ Việt Nam cam kết tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền như là yếu tố căn bản của thỏa thuận mậu dịch tự do với EU; tuy nhiên điều này trái ngược với thực trạng đàn áp xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam. EU không nên dung thứ thêm nữa cho những lời hứa sáo rỗng của Hà Nội và tận dụng vòng đối thoại nhân quyền và những công cụ khác để tìm kiếm những cải tiến thực sự tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

 

FIDH và VCHR nêu chi tiết việc đàn áp không ngưng nghỉ của Chính phủ Hà Nội đối với xã hội dân sự. Từ ngày 1/1 đến 31/12/2021 có ít nhất 30 người bị bắt. Họ là những nhà hoạt động, người lên tiếng nói chỉ trích chính phủ, và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; trong số này có ba phụ nữ.

 

Cũng trong thời gian này có 32 người bị kết án tù và mức án cao nhất lên đến 15 năm; trong số này có bảy phụ nữ. Đa số bị cáo buộc tội theo những điều khoản về an ninh quốc gia như Điều 117 và 331 (Bộ Luật Hình sự) ’lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân’.

 

Kể từ vòng đối thoại nhân quyền EU-VN gần nhất vào tháng hai năm 2020, FIDH và VCHR ghi nhận tình trạng leo thang tại Việt Nam về bắt giữ, xử án bất công, tuyên án tù nặng, hành xử bạo lực đối với những nhà bảo vệ nhân quyền, giới bloggers chỉ trích chính phủ, thủ lĩnh bảo vệ môi trường và thành viên các nhóm xã hội dân sự. 

 

Ngoài FIDH và VCHR lên tiếng trước vòng đối thoại nhân quyền EU-VN năm nay như vừa nêu, vào ngày 4/4 Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch cũng có kêu gọi VN phải cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ lâu nay.

 

---------------------

Tin, bài liên quan

 

HRW kêu gọi Liên Âu gây sức ép để Việt Nam thả tù chính trị trước đối thoại nhân quyền

 

Giám đốc xã hội dân sự Green ID bị bắt với cáo buộc trốn thuế

 

Không gian dân sự của VN bị xếp loại ‘đóng’

 

Hội đồng Liên minh Châu Âu - Doanh nghiệp Việt Nam (EVBC) ra mắt

 

64 dân biểu Châu Âu gửi kiến nghị thư yêu cầu EU gây sức ép lên Việt Nam về nhân quyền





No comments: