Về
chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị
Hiếu Chân
12 tháng 9, 2021
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/09/GettyImages-1334442213.jpg
Hàng ngàn tàu đánh
cá của Trung Quốc từ đảo Hải Nam tràn xuống Biển Đông hôm 16 tháng Tám sau khi
Bắc Kinh chấm dứt lệnh cấm đánh cá. Ảnh Luo Yunfei/China News Service via Getty
Images
Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị (Wang Yi) vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, điểm dừng chân đầu tiên
trong chuyến công du bốn quốc gia Đông Á (Việt Nam, Cambodia, Singapore và Nam
Hàn) trong dịp cuối tuần này. Chuyến đi của Vương mang thông điệp gì và chính
quyền Việt Nam đáp lại như thế nào sẽ cho ta thấy phần nào chính sách thật của
Hà Nội.
Vương Nghị thăm Hà
Nội với mục đích gì?
Ông Vương tới Hà Nội hôm thứ Sáu 10 tháng
Chín, gần như trùng với chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
Nobuo Kishi. Bộ trưởng Kishi chỉ gặp và hội đàm với người đồng cấp Việt Nam là
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; trong khi ông Vương Nghị hội đàm với Bộ
trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, gặp Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh,
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Việc sắp xếp đón tiếp như vậy của nước chủ nhà dường như cho thấy Vương được
coi trọng hơn hẳn so với ông bộ trưởng Nhật Bản, dù cả Trung Quốc và Nhật đều
là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của Vương Nghị diễn ra một
thời gian ngắn sau khi Việt Nam đón tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hồi
cuối tháng Tám và trước đó nữa là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Lloyd Austin trong tháng Bảy 2021. Hai chuyến thăm cao cấp liên tiếp của Hoa Kỳ
cho thấy Việt Nam được Mỹ coi là một đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương của chính quyền Biden, muốn Việt Nam hợp tác với Mỹ và cộng đồng các
quốc gia dân chủ chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tại Hà Nội, Phó Tổng thống Harris đã không úp
mở mà nói thẳng với giới lãnh đạo Việt Nam: “Chúng ta cần tìm cách gây
áp lực, tăng sức ép… buộc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển,
và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải thái quá của họ”. Trước
đó, vào thứ Ba, 24 tháng Tám tại Singapore, bà Harris cáo buộc Bắc Kinh đã ép
buộc và có các hành vi đe dọa để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền ‘trái pháp luật’
của Trung Quốc ở các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Phát biểu thẳng thắn
và mạnh mẽ của Phó Tổng thống Harris, cộng với lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc
phòng Austin về cam kết của Mỹ bảo vệ tự do hải hành, chống lại cái mà ông gọi
là “những yêu sách chủ quyền vô căn cứ và không có ích lợi gì” của
Trung Quốc chắc chắn đã khiến Bắc Kinh bị “chạm nọc” và phải tìm cách hóa giải.
Chuyến đi của Vương Nghị nhằm mục đích phản ứng lại cuộc vận động ngoại giao của
Mỹ và gia tăng lôi kéo các nước Việt Nam, Singapore về phe với Trung Quốc.
Trung Quốc đã không ít lần cảnh cáo Việt Nam
chớ nghe theo “lời đường mật” của Mỹ, nhắc nhở hai nước Mỹ-Việt đã từng thù địch
trong cuộc chiến tranh chưa xa, cũng như nhấn mạnh vào tính chất tương đồng về
thể chế chính trị và ý thức hệ giữa hai nước cộng sản. Trong cuộc gặp Phạm Bình
Minh, Vương Nghị cũng không quên khuyến cáo Hà Nội: “Hai bên nên tránh
bất cứ hành động đơn phương nào có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang
tranh chấp. Đồng thời nên đề phòng sự can thiệp của các thế lực bên ngoài”,
hàm ý nói tới Hoa Kỳ và các nước khác, theo hãng tin nhà nước Trung Quốc, Tân
Hoa Xã.
Chiến thuật vừa đấm
vừa xoa của Bắc Kinh
Trong chuyến thăm Hà Nội, Vương Nghị cũng hứa
Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam ba triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do
Trung Quốc sản xuất như một cử chỉ lấy lòng nước chủ nhà sau khi Hoa Kỳ và các
nước phương Tây viện trợ khá hào phóng cho Việt Nam chống dịch. Tưởng cần nhắc
lại rằng, trong các chuyến đi “ngoại giao vaccine” hồi đầu năm nay, Vương Nghị
đã hứa viện trợ vaccine cho tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Việt Nam, như một
cách “trừng phạt” Hà Nội do Bắc Kinh coi Việt Nam là nước không thân thiện trong
vấn đề Biển Đông. Thái độ của Bắc Kinh với Hà Nội chỉ thay đổi sau khi Việt Nam
được Hoa Kỳ đưa vào danh sách “đối tác quan trọng” trong chiến lược an ninh của
Mỹ và Washington đẩy mạnh vận động sự hợp tác của Hà Nội. Việt Nam đang thất bại
trong cuộc kiểm soát đại dịch COVID-19 và đến nay mới chỉ có 3.5% dân số Việt
Nam được tiêm chủng; bằng việc viện trợ vaccine liên tục – ngay trước khi Phó Tổng
thống Harris đến Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba đã cam kết viện trợ hai triệu
liều vaccine – Trung Quốc hy vọng sẽ lôi kéo được Việt Nam rời xa quỹ đạo của Mỹ,
một lòng một dạ đi theo Trung Quốc.
Nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc gia
tăng chèn ép Việt Nam trên Biển Đông qua các cuộc tập trận quân sự, xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế, xua đuổi và trấn áp tàu thuyền đánh cá và thăm dò dầu
khí của Việt Nam. Trong tám tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã thực hiện 36 cuộc
tập trận quy mô tại Biển Đông, trong đó có 14 cuộc tập trận tại vịnh Bắc Bộ và
một cuộc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa. Trong những ngày Việt Nam bận rộn đón
tiếp Phó Tổng thống Mỹ, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Đại Hiệu (Hai Da
Hao) đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Phú Yên
chỉ 60 hải lý; và cử tàu thăm dò đáy biển Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi
10) đi vào vùng EEZ Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) phía Nam
đảo Côn Sơn – có khả năng khởi đầu cho một cuộc xung đột mới.
Hồi đầu tháng này, Bắc
Kinh bắt đầu thực hiện luật an toàn hàng hải mới, theo đó tàu thuyền đi
trên Biển Đông, trong khu vực đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Quốc coi là vùng
chủ quyền của hô, đều phải khai báo. Quy định của Trung Quốc tác động đến nhiều
nước, nhưng chắc chắn Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất mà không có năng
lực phản kháng hành động chèn ép của Trung Quốc.
Thái độ của Hà Nội
Thủ đoạn vừa đấm vừa xoa, liên tục biến đổi hết
sức tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc làm cho nhà cầm quyền Hà Nội bị động,
có thể nói là khiếp sợ và sẵn sàng khuất phục. Về các cuộc hội đàm giữa Vương
Nghị với các lãnh đạo chính quyền Hà Nội, báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt
Nam những ngày này đăng nhiều tin bài với lời lẽ nhũn nhặn, phản ánh thái độ cầu
an, khác với tường thuật của Tân Hoa Xã Trung Quốc. Báo Quân Đội Nhân Dân chẳng
hạn, nói về vấn đề trên biển: “hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ
nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động
làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định
ở Biển Đông”. Trang VNExpress thuật lời ông Phạm Minh Chính “nhấn manh” với
ông Vương Nghị là “Hai bên cần chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật
trên biển tuân thủ nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, nỗ lực xử lý thỏa
đáng, kiểm soát tốt bất đồng và giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên biển.” Cũng
những tờ báo này, khi bài bình luận về chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris hồi
cuối tháng trước, đã có giọng lưỡi hằn học khác hẳn.
Ở Việt Nam, báo chí là cái loa phát thanh của
đảng và chính quyền, qua báo chí người ta có thể biết quan điểm của chính quyền
Việt Nam là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong cuộc đu dây giữa hai cường quốc
bất chấp những nỗ lực kêu gọi hợp tác của Hoa Kỳ.
Và như vậy, vấn đề chủ quyền quốc gia, sự toàn
vẹn lãnh thổ ở Biển Đông – không gian sinh tồn của dân tộc Việt – cũng như khát
vọng của gần 100 triệu dân về dân chủ tự do, pháp quyền và nhân quyền vẫn chưa
phải là ưu tiên của giới cầm quyền Hà Nội.
------------------------
Đọc thêm:
·
Kỳ
vọng gì ở chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala Harris?
·
Không
đặt nhiều hy vọng vào bà Kamala Harris, nhưng vẫn phải lên tiếng
·
Việt
Nam trong thế cờ mới của Hoa Kỳ
·
Hoa
Kỳ đẩy mạnh hợp tác với Đông Nam Á về Biển Đông
Về
chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị
Hiếu Chân
12 tháng 9, 2021
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/09/GettyImages-1334442213.jpg
Hàng ngàn tàu đánh
cá của Trung Quốc từ đảo Hải Nam tràn xuống Biển Đông hôm 16 tháng Tám sau khi
Bắc Kinh chấm dứt lệnh cấm đánh cá. Ảnh Luo Yunfei/China News Service via Getty
Images
Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị (Wang Yi) vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, điểm dừng chân đầu tiên
trong chuyến công du bốn quốc gia Đông Á (Việt Nam, Cambodia, Singapore và Nam
Hàn) trong dịp cuối tuần này. Chuyến đi của Vương mang thông điệp gì và chính
quyền Việt Nam đáp lại như thế nào sẽ cho ta thấy phần nào chính sách thật của
Hà Nội.
Vương Nghị thăm Hà
Nội với mục đích gì?
Ông Vương tới Hà Nội hôm thứ Sáu 10 tháng
Chín, gần như trùng với chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
Nobuo Kishi. Bộ trưởng Kishi chỉ gặp và hội đàm với người đồng cấp Việt Nam là
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; trong khi ông Vương Nghị hội đàm với Bộ
trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, gặp Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh,
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Việc sắp xếp đón tiếp như vậy của nước chủ nhà dường như cho thấy Vương được
coi trọng hơn hẳn so với ông bộ trưởng Nhật Bản, dù cả Trung Quốc và Nhật đều
là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của Vương Nghị diễn ra một
thời gian ngắn sau khi Việt Nam đón tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hồi
cuối tháng Tám và trước đó nữa là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Lloyd Austin trong tháng Bảy 2021. Hai chuyến thăm cao cấp liên tiếp của Hoa Kỳ
cho thấy Việt Nam được Mỹ coi là một đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương của chính quyền Biden, muốn Việt Nam hợp tác với Mỹ và cộng đồng các
quốc gia dân chủ chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tại Hà Nội, Phó Tổng thống Harris đã không úp
mở mà nói thẳng với giới lãnh đạo Việt Nam: “Chúng ta cần tìm cách gây
áp lực, tăng sức ép… buộc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển,
và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải thái quá của họ”. Trước
đó, vào thứ Ba, 24 tháng Tám tại Singapore, bà Harris cáo buộc Bắc Kinh đã ép
buộc và có các hành vi đe dọa để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền ‘trái pháp luật’
của Trung Quốc ở các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Phát biểu thẳng thắn
và mạnh mẽ của Phó Tổng thống Harris, cộng với lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc
phòng Austin về cam kết của Mỹ bảo vệ tự do hải hành, chống lại cái mà ông gọi
là “những yêu sách chủ quyền vô căn cứ và không có ích lợi gì” của
Trung Quốc chắc chắn đã khiến Bắc Kinh bị “chạm nọc” và phải tìm cách hóa giải.
Chuyến đi của Vương Nghị nhằm mục đích phản ứng lại cuộc vận động ngoại giao của
Mỹ và gia tăng lôi kéo các nước Việt Nam, Singapore về phe với Trung Quốc.
Trung Quốc đã không ít lần cảnh cáo Việt Nam
chớ nghe theo “lời đường mật” của Mỹ, nhắc nhở hai nước Mỹ-Việt đã từng thù địch
trong cuộc chiến tranh chưa xa, cũng như nhấn mạnh vào tính chất tương đồng về
thể chế chính trị và ý thức hệ giữa hai nước cộng sản. Trong cuộc gặp Phạm Bình
Minh, Vương Nghị cũng không quên khuyến cáo Hà Nội: “Hai bên nên tránh
bất cứ hành động đơn phương nào có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang
tranh chấp. Đồng thời nên đề phòng sự can thiệp của các thế lực bên ngoài”,
hàm ý nói tới Hoa Kỳ và các nước khác, theo hãng tin nhà nước Trung Quốc, Tân
Hoa Xã.
Chiến thuật vừa đấm
vừa xoa của Bắc Kinh
Trong chuyến thăm Hà Nội, Vương Nghị cũng hứa
Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam ba triệu liều vaccine ngừa Covid-19 do
Trung Quốc sản xuất như một cử chỉ lấy lòng nước chủ nhà sau khi Hoa Kỳ và các
nước phương Tây viện trợ khá hào phóng cho Việt Nam chống dịch. Tưởng cần nhắc
lại rằng, trong các chuyến đi “ngoại giao vaccine” hồi đầu năm nay, Vương Nghị
đã hứa viện trợ vaccine cho tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Việt Nam, như một
cách “trừng phạt” Hà Nội do Bắc Kinh coi Việt Nam là nước không thân thiện trong
vấn đề Biển Đông. Thái độ của Bắc Kinh với Hà Nội chỉ thay đổi sau khi Việt Nam
được Hoa Kỳ đưa vào danh sách “đối tác quan trọng” trong chiến lược an ninh của
Mỹ và Washington đẩy mạnh vận động sự hợp tác của Hà Nội. Việt Nam đang thất bại
trong cuộc kiểm soát đại dịch COVID-19 và đến nay mới chỉ có 3.5% dân số Việt
Nam được tiêm chủng; bằng việc viện trợ vaccine liên tục – ngay trước khi Phó Tổng
thống Harris đến Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba đã cam kết viện trợ hai triệu
liều vaccine – Trung Quốc hy vọng sẽ lôi kéo được Việt Nam rời xa quỹ đạo của Mỹ,
một lòng một dạ đi theo Trung Quốc.
Nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc gia
tăng chèn ép Việt Nam trên Biển Đông qua các cuộc tập trận quân sự, xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế, xua đuổi và trấn áp tàu thuyền đánh cá và thăm dò dầu
khí của Việt Nam. Trong tám tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã thực hiện 36 cuộc
tập trận quy mô tại Biển Đông, trong đó có 14 cuộc tập trận tại vịnh Bắc Bộ và
một cuộc tập trận tại quần đảo Hoàng Sa. Trong những ngày Việt Nam bận rộn đón
tiếp Phó Tổng thống Mỹ, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Đại Hiệu (Hai Da
Hao) đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Phú Yên
chỉ 60 hải lý; và cử tàu thăm dò đáy biển Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi
10) đi vào vùng EEZ Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) phía Nam
đảo Côn Sơn – có khả năng khởi đầu cho một cuộc xung đột mới.
Hồi đầu tháng này, Bắc
Kinh bắt đầu thực hiện luật an toàn hàng hải mới, theo đó tàu thuyền đi
trên Biển Đông, trong khu vực đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Quốc coi là vùng
chủ quyền của hô, đều phải khai báo. Quy định của Trung Quốc tác động đến nhiều
nước, nhưng chắc chắn Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất mà không có năng
lực phản kháng hành động chèn ép của Trung Quốc.
Thái độ của Hà Nội
Thủ đoạn vừa đấm vừa xoa, liên tục biến đổi hết
sức tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc làm cho nhà cầm quyền Hà Nội bị động,
có thể nói là khiếp sợ và sẵn sàng khuất phục. Về các cuộc hội đàm giữa Vương
Nghị với các lãnh đạo chính quyền Hà Nội, báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt
Nam những ngày này đăng nhiều tin bài với lời lẽ nhũn nhặn, phản ánh thái độ cầu
an, khác với tường thuật của Tân Hoa Xã Trung Quốc. Báo Quân Đội Nhân Dân chẳng
hạn, nói về vấn đề trên biển: “hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ
nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động
làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định
ở Biển Đông”. Trang VNExpress thuật lời ông Phạm Minh Chính “nhấn manh” với
ông Vương Nghị là “Hai bên cần chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật
trên biển tuân thủ nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, nỗ lực xử lý thỏa
đáng, kiểm soát tốt bất đồng và giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên biển.” Cũng
những tờ báo này, khi bài bình luận về chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris hồi
cuối tháng trước, đã có giọng lưỡi hằn học khác hẳn.
Ở Việt Nam, báo chí là cái loa phát thanh của
đảng và chính quyền, qua báo chí người ta có thể biết quan điểm của chính quyền
Việt Nam là nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong cuộc đu dây giữa hai cường quốc
bất chấp những nỗ lực kêu gọi hợp tác của Hoa Kỳ.
Và như vậy, vấn đề chủ quyền quốc gia, sự toàn
vẹn lãnh thổ ở Biển Đông – không gian sinh tồn của dân tộc Việt – cũng như khát
vọng của gần 100 triệu dân về dân chủ tự do, pháp quyền và nhân quyền vẫn chưa
phải là ưu tiên của giới cầm quyền Hà Nội.
------------------------
Đọc thêm:
·
Kỳ
vọng gì ở chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala Harris?
·
Không
đặt nhiều hy vọng vào bà Kamala Harris, nhưng vẫn phải lên tiếng
·
Việt
Nam trong thế cờ mới của Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment