Dân
nghĩ gì về cách chống COVID-19 của chính phủ?
Diễm Thi
- RFA
08-09-2021
Một người dân nhận
hàng từ shipper qua hàng rào trong khu vực cách ly ở Hà Nội ngày 6 tháng 9 năm
2021. REUTERS
‘Chống dịch theo định
hướng XHCN’
“Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch
theo định hướng xã hội chủ nghĩa’.”
Đó là lời bác sĩ Đinh Đức Long nói về cách chống
dịch của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát, từ cuối
tháng 4 năm 2021 đến nay, dường như Chính phủ bất lực trong việc kiểm soát,
không chế dịch bệnh. Người dân cảm thấy bất an với hàng loạt chỉ thị được Chính
phủ ban hành bị coi là trái hiến pháp và pháp luật khi ngăn cản người dân đi lại,
cấm đoán các hoạt động kinh tế, tước đoạt nhiều quyền tự do khác của người dân.
Giãn cách nối tiếp giãn cách với hàng loạt công văn được ban hành.
Công văn đầu tiên ban hành yêu cầu toàn dân
thành phố Hồ Chí Minh giãn cách xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9 tháng
7 năm 2021. Công văn mới nhất được ban hành ngày 15 tháng 8 yêu cầu toàn dân
thành phố tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đến hết ngày 15 tháng 9
năm 2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 được cho là đã vượt
tầm kiểm soát của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu báo cáo chính
thức từ Bộ Y tế, trong bốn tháng qua đã có hơn 13.000 người tử vong vì
COVID-19; số ca nhiễm mới của cả nước hơn 500.000 người. Tỷ lệ tử vong cao hơn
mức trung bình của thế giới và khu vực.
Một số chuyên gia y tế cho rằng, chính quyền
đã đi sai hướng nên dịch bệnh bùng phát.
Bác sĩ Đinh Đức Long nói với RFA:
“Các nước chống dịch phải dựa vào các chuyên gia dịch
tễ học lâm sàng, tức là các nhà y học chuyên ngành về lâm sàng. Đằng này, Việt
Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh lại chống dịch dựa vào các nhà chuyên gia
về hành chính công. Mà nói về luật hành chính, quan hệ hành chính là quan hệ phục
tùng. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên.
Như vậy tư duy chống dịch của họ sai khi chống dịch
bằng quan hệ hành chính. Tư duy đó là tư duy trấn áp, mệnh lệnh. Không thể ra lệnh
cho con vi-rút không được phát triển. Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng
xã hội chủ nghĩa’.”
Tại hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh hôm 25 tháng 7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thừa
nhận không khống chế được dịch là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm
của người đứng đầu các cấp. Thêm vào đó, việc giãn cách của người dân không
hoàn toàn nghiêm túc làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống dịch.
Sư cô Diệu Hạnh ở
quận Bình Thạnh chia sẻ với RFA cách chống dịch của chính quyền mà cô cho rằng
sẽ không thành công nếu cứ tiếp tục:
“Mấy ổng lúng túng thấy rõ. Thay đổi quy định liên tục
dân không biết đâu mà lần, mà tin. Thay đổi cả trưởng ban chống dịch luôn. Nói
cho dân nghèo mỗi người triệu rưởi có thấy đâu. Tự nhiên đem y bác sĩ từ ngoài
Bắc vô, đem quân đội vô rầm rộ làm dân sợ chứ không thấy an toàn, an tâm chút
nào hết.
Mấy ổng có cả năm trời học mấy nước khác chống dịch
mà không chịu học, không chịu chuẩn bị vắc xin cho dân. Tiền dân đóng thuế,
đóng vô quỹ vắc xin đâu hết rồi? Dân đói, dân bịnh, dân chết nhiều như vậy mấy ổng
chịu trách nhiệm như thế nào?
Người ta nói lãnh đạo dốt, dân khổ. Tui thấy đúng
quá. Đến lúc dân phản đối thì bắt người ta. Chống dịch bằng công an,
bằng nghị quyết. Cách chống dịch đó không bao giờ thành công.”
Chủ quan, kiêu ngạo
Khi dịch bệnh đang căng thẳng, dường như vượt
tầm kiểm soát ở thành phố Hồ Chí Minh thì Thủ tướng Phạm Minh Chính được
phân công thay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng,
chống dịch COVID-19. Quyết định được đưa ra khi ông Đam đang đi thị sát chống dịch
tại thành phố Hồ Chí Minh, hôm 24 tháng 8.
Trước đó vài ngày, một cuộc “thay tướng giữa
đường” trong lúc đợt dịch COVID-19 thứ tư đang diễn biến nghiêm trọng tại thành
phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra. Đó là Bộ Chính trị ban hành quyết định điều chuyển
đương kim Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó trưởng Ban Kinh
tế Trung ương. Người thay thế là ông Phong là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
TP.HCM Phan Văn Mãi.
Anh Tùng, một người dân quận 6 nhận
định rằng, cách chống dịch
ở Việt Nam hiện nay không lấy dân làm trọng mà lấy chế độ làm trọng. Họ
không nghĩ đến dân mà chỉ nghĩ làm sao để bảo vệ chế độ đừng sụp đổ nên họ chống
dịch bằng công an, quân đội. Anh nói:
“Việt Nam sẽ không chống dịch thành công bởi thiếu cả
hai yếu tố: lãnh đạo giỏi và tài chánh đủ mạnh.
Thứ nhất, dàn lãnh đạo hiện tại ở Việt Nam không được
dân bầu lên từ những cá nhân tài giỏi. Họ ngạo nghễ trên cái mà họ cho là chiến
thắng đại dịch hồi năm ngoái, không có tầm nhìn xa trông rộng. Các phương thức
của Việt Nam đang làm hiện nay không dựa theo khoa học để đối phó với đại dịch,
kiểm soát đại dịch, mà dựa trên phương thức Nhà nước để quản lý người dân.
Muốn kiểm soát người dân bằng cách nhốt dân trong
nhà theo chỉ thị ‘ai ở đâu ở yên đó’ thì Chính phủ phải chu cấp tiền cho dân.
Đây là điểm yếu thứ hai của Việt Nam. Bao nhiêu tiền đem đi xây tượng đài, cổng
chào và chui vào túi các quan chức từ địa phương trung ương. Cứ nhìn những vụ
quan chức tham nhũng, chui vào ‘lò’ của ông Trọng thì sẽ hiểu. Nếu dân được
chính quyền lo cho cái bao tử trong mùa đại dịch thì dân sẽ ở yên trong nhà. Họ
đói thì họ phải lăn ra đường kiếm sống thôi. Đâu ai muốn ra đường để đem mầm bệnh
về nhà.
Thêm vào đó, nếu tài chánh đủ mạnh thì Chính phủ mới
có thể mua vắc xin về chích cho dân chúng. Cứ chích ngừa đầy đủ cho dân thì sẽ
ngăn được dịch lây lan, sẽ hạn chế số người tử vong thiêu không kịp như hiện
nay.”
Một trạm kiểm soát quân sự ở Hồ Chí Minh ngày 23
tháng 8 năm 2021. REUTERS
Vào thời điểm này năm ngoái, khi cả thế giới
điêu đứng vì COVID-19. Số người nhiễm, người chết nhiều đến mức một số nước phải
tính xem nên cứu ai, bỏ ai; một vài tiểu bang ở Mỹ đã phải chôn tập thể những
người chết vô thừa nhận thì Việt Nam được coi là chống dịch thành công. Lúc bấy
giờ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong một phát biểu tại Quốc hội
Việt Nam đã dùng câu nói của người dân Việt về nạn bỏ nước ra đi sau 1975 để ví
von ngược lại rằng, thực tại nước Mỹ những tháng qua thì “nếu cột điện ở Mỹ biết đi nó sẽ
về Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nguyên Trưởng
Ban Phòng Chống Dịch COVID-19, cũng từng tuyên bố: “Dù có nhiều ca nhiễm, dù con vi-rút này ở đâu có
đáng sợ, nhưng mà với Việt Nam ta, chắc chắn là nó không làm gì được”.
Anh Quang, một người dân ở Quy Nhơn
đánh giá cách chống dịch của chính quyền hiện nay là chủ quan và kiêu ngạo. Anh
giải thích:
“Cách chống dịch thời gian qua cho thấy chính
quyền rất lúng túng. Nó thể hiện ở chỗ đưa ra một giải pháp để thực hiện, thấy
không ổn lại thay bằng giải pháp khác. Đảo lộn liên tục làm dân không biết đâu
mà lần. Nội chuyện cái giấy đi đường, lúc giấy này lúc giấy khác…
Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, việc lúng túng của
chính quyền nó xuất phát từ ‘thói kiêu ngạo cộng sản’. Năm ngoái, khi cả
thế giới điêu đứng vì dịch thì số ca nhiễm ở Việt Nam rất ít, số người chết đếm
trên đầu ngón tay. Từ đó Việt Nam tự phụ cho rằng chống dịch tốt. Chính quyền
chủ quan khiến dân cũng chủ quan. Đến khi dịch bùng phát thì trở tay không kịp.
Vì chủ quan nên không chuẩn bị các điều kiện vật chất, y tế đối phó dịch bệnh.”
Cách chống dịch
của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh bị coi là mắc quá nhiều sai lầm thì mới đây,
hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy Hà Nội lập lại những sai lầm tương tự, như chủ trương xét nghiệm toàn thành phố, cấp giấy đi đường, thành lập
các chốt chặn…
Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu quan điểm của ông:
“Dịch bệnh hay nói cách khác là Covid, là một hiện
tượng động mà tính động của nó rất mạnh nhưng hiện nay rất nhiều người Việt Nam
tiếp nhận nó theo quan điểm tĩnh. Ví dụ chủ trương xét nghiệm toàn bộ dân Hà Nội
trong vài ngày để phân loại và tách riêng nhóm mắc bệnh và không mắc bệnh là tư
duy tĩnh, không phải tư duy động. Như vậy là đưa một giải pháp tĩnh để giải quyết
một hiện tượng động thì sẽ không có hiệu quả. Tôi chỉ muốn lấy một ví dụ và
nhìn sự việc dưới góc nhìn toán học như thế.
Tất nhiên là không ai quen với việc chống đại dịch,
nhưng quan trọng là khi nghe thấy đã chọn phương pháp sai thì phải dám thừa nhận
để thay đổi tư duy, thay đổi phương thức khác tốt hơn. Cùng nhau ‘mò mẫm’ trong
cách chống đại dịch. Tức là phải có môt thái độ thành tâm tiếp nhận vấn đề. Một
người khôn nói một trăm câu cũng có câu dại; một người dại nói một trăm câu
cũng có câu đúng. Đó là cách tiếp cận.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ kết luận, lãnh
đạo giỏi phải biết nhìn xa. Hôm nay có thể được coi là chiến thắng thì phải biết
chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo nếu có, không thể hả hê, ngủ quên trên chiến
thắng để đến khi bị tấn công thì trở tay không kịp.
VIDEO : Chính quyền
khoá hẻm cấm người dân ra đường #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=7zkAoGxOuPA
***
Tin, bài liên quan
·
Trung
ương giành quyền chỉ đạo chống dịch COVID-19 nhưng cần điều chỉnh chính
sách
·
Phó
trưởng Ban dân nguyện Quốc Hội chỉ trích chiến lược chống dịch của Hà Nội
·
TPHCM
thu phạt vi phạm giãn cách hơn 17 tỷ đồng từ ngày 23/8
·
Hà
Nội phân biệt doanh nghiệp tư nhân trong cấp giấy đi đường
·
Hà
Nội xét nghiệm COVID-19 toàn bộ dân trong vòng một tuần
·
Sau
hàng loạt tin tức mâu thuẫn, TPHCM đã có ánh sáng cuối đường hầm?
·
Thành
phố Hồ Chí Minh bác tin mở cửa lại vào ngày 15/9 nhưng dân vẫn lo
·
Với
chỉ thị 20: Hà Nội sẽ là trại tù, công an là cai ngục và người dân là phạm
nhân?
·
Hà
Nội tiếp tục giãn cách xã hội từ ngày 6 đến ngày 21 tháng 9
·
COVID-19:
Doanh nghiệp & người dân kỳ vọng gì về “Tổ Công Tác Đặc Biệt”?
No comments:
Post a Comment