Sunday, September 12, 2021

20 NĂM VỤ KHỦNG BỐ KINH HOÀNG 11/9/2001 : THẾ GIỚI VẪN ÂU LO (BBC Tiếng Việt)

 


20 năm vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 : Thế giới vẫn âu lo

BBC Tiếng Việt

11 tháng 9 2021, 15:33 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-58528274

 

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

 

VIDEO: Khủng bố 11/9: 102 phút làm thay đổi nước Mỹ và thế giới

 

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 20/9/2001, ông Bush khẳng định ‘cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu với mục tiêu là Al-Qaeda và sẽ không kết thúc cho đến khi mọi nhóm khủng bố trên phạm vi toàn cầu bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại”.

 

Mỹ cùng các đồng minh đã tiến 2 cuộc chiến tranh xâm lược tại Iraq và Afghanistan ngay sau vụ tấn công khủng bố khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Khi đó Osama Bin Laden đang ở Afghanistan dưới sự bảo hộ của Taliban. Khi Taliban từ chối giao nộp Bin Laden, Mỹ đã can thiệp quân sự.

 

10 năm sau, trùm khủng bố Bin Laden mới bị tiêu diệt trong một chiến dịch của Mỹ tại Pakistan vào năm 2011. Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng bị đẩy lùi ra khỏi thành trì cuối cùng tại Syria vào năm 2019.

 

Việc Taliban trở lại nắm quyền kiểm soát Afghanistan từ ngày 15/8 đã làm gợi nhớ đến thời kỳ đen tối từ năm 1996 – 2001.

 

Đồng thời, Mỹ và liên quân rút quân tại Afghanistan được cho sẽ tạo một kẽ hở an ninh quan trọng.

 

Các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể tiếp tục lợi dụng Afghanistan làm nơi trú ẩn an toàn nhằm tấn công vào các mục tiêu ở phương Tây.

 

Sau 20 năm thì chân rết của Al-Qaeda vẫn hiện diện ở 17 quốc gia, với khả năng tấn công đa dạng hơn.

 

"Chúng ta vẫn có Boko Haram, nhà nước IS đã sụp đổ nhưng chiến binh IS vẫn tồn tại, Taliban từ kẻ bại trận giờ thành kẻ đàm phán và cầm quyền. Internet đóng vai trò kết nối các thành phần cực đoan toàn cầu với nhau theo cách mà 20 năm trước là điều không thể xảy ra.

 

Thật khó có thể nói rằng trong bối cảnh như vậy, thế giới đã trở nên an toàn hơn so với thời kỳ hầu hết chúng ta đều không quan tâm và nghe nói tới một tôn giáo có tên là Islam," PGS. TS. Nguyễn Phương Mai từ Hà Lan nói với BBC trên quan điểm riêng.

 

 

Xem thêm:

20 năm vụ 11/9: Thế giới có an toàn hơn?

Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn gốc Taliban, làm thế nào ‘thắng Mỹ’?

Taliban: Từ rừng núi về, làm sao quản lý đô thị?

 

                                                     ***

TIN LIÊN QUAN

.

20 năm vụ 11/9: Thế giới có an toàn hơn?

10 tháng 9 năm 2021

.

Taliban từ núi về, làm sao quản lý đô thị và sẽ thiếu tiền?

8 tháng 9 năm 2021

.

Khủng bố 11/9: 102 phút làm thay đổi nước Mỹ và thế giới

9 tháng 9 2021

.

Vụ 11/9: Thế giới đã thay đổi ra sao sau 20 năm?  

11 tháng 9 2021, 11:02 +07

 

.

==================================================

.

.

 

Nụ hồng yêu thương

Nhã Duy

12/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/12/nu-hong-yeu-thuong/

 

Những người từng ghé thăm cụm bảo tàng tưởng niệm nạn nhân 9/11 tại New York chắc thế nào cũng thấy hay từng chụp dăm tấm ảnh những phiến đá đen khắc tên các nạn nhân, mà lác đác đó đây cắm những đóa hồng trắng.

 

Người ta gọi đó là những “nụ hồng ngày sinh”, Birthday Rose.

 

Mỗi ngày các nhân viên hay thiện nguyện viên của bảo tàng sẽ xem danh sách nạn nhân và cắm một nụ hồng trắng ngay tên người có sinh nhật trong ngày. Có khi là vài nụ hồng đỏ từ du khách hay thân nhân, bất kể ngày nào. Hầu như ngày nào cũng có nhiều hơn một đóa hồng tươi bởi tổng cộng đến gần ba ngàn nạn nhân đã tử nạn trong vụ khủng bố. Có lẽ hôm nay cũng vậy, một ai đó đã bất ngờ trở về với cát bụi trùng với ngày mình chào đời.

 

20 năm trôi qua, chẳng ai nghĩ thời gian có thể trôi nhanh như vậy. Nước Mỹ đã thay đổi hoàn toàn sau vụ khủng bố 9/11 năm 2001. Nó lại thay đổi một lần nữa từ vài năm qua, khi người dân Mỹ nhận ra rằng, khủng bố và lòng thù hận không chỉ đến từ ngoại bang. Nó ở ngay trong lòng nước Mỹ, trong lòng của những người ngỡ là anh em, là đồng bào của mình. Đại dịch Covid là cú cảnh tỉnh nhưng dường như lắm người đã đắm vào cơn mộng du, không tỉnh lại được.

 

Rồi đây nước Mỹ cũng có thể sẽ xây một đài tưởng niệm nạn nhân Covid, những người mà cái chết lẽ ra đã được ngăn ngừa. Để những thế hệ sau còn nhớ hay biết đến một thời khổ nạn của thế hệ trước. Để học được rằng, muốn chống lại kẻ thù thật sự, họ không thể là kẻ thù của nhau.

 

Mỗi ngày, vẫn có những gia đình, du khách, cô giáo đưa con cái, học trò đến viếng đài tưởng niệm những nạn nhân vụ khủng bố. Những nụ hồng cắm quanh năm ngay đài tưởng niệm là điều đơn giản nhưng mang một ý nghĩa lớn lao, thâm trầm. Chúng là sự hiện diện cảm động và tiếp diễn để nhắc nhở họ rằng, những mất mát riêng tư của mỗi cá nhân, mỗi gia đình là mất mát của cộng đồng, của cả nước Mỹ. Nước Mỹ không quên những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…

 

Ngày hôm nay rực một màu cờ trên những phiến đá đen tại đài tưởng niệm. Và chen lẫn là dăm nụ hồng trắng. Để nhớ về, để tưởng niệm và để bày tỏ lòng yêu thương. Bởi như nhà thơ Pablo Neruda đã từng viết, “Nếu chẳng có gì cứu chúng ta khỏi sự chết, thì chí ít tình yêu cũng cứu chuộc chúng ta khỏi cuộc đời này”.

 

Tôi gọi những nụ hồng ngày sinh này là những nụ hồng yêu thương. Cho dù lòng thù hận có trỗi dậy như thế nào, chúng ta cũng tin rằng lòng bác ái và hy vọng vẫn luôn là một điều bất biến trong xã hội này.





No comments: