23/04/2019
Bất chấp các ‘trang
mạng đứng tên lãnh đạo’ như nguyephutrong.org, tolam.org, nguyenxuanphuc.org… tố
cáo ‘các thế lực phản động và thù địch xuyên tạc tình hình sức khỏe lãnh tụ
kính yêu Nguyễn Phú Trọng’, trong khi toàn bộ hệ thống tuyên giáo, báo đảng và
hơn 800 tờ báo nhà nước vẫn im thin thít về vụ việc nổi đình nổi đám và đượm
tính bi hài này, những tin tức nóng rẫy về ‘Trọng bệnh’ xuất hiện trên mạng xã
hội kể từ ngày 14/4/2019 - khi ‘Tổng tịch’ đi công du Kiên Giang - cho tới nay,
thật trớ trêu, lại có cơ sở.
Kịch bản Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang
Thanh và Trần Đại Quang
Cơ sở đáng thuyết
phục đầu tiên chính là thái độ im hơi lặng tiếng của báo chí nhà nước về vụ ‘Trọng
bệnh’ - hiện tượng mà ngay lập tức khiến cho người ta liên tưởng về kịch bản
tương tự trong các vụ việc Nguyễn Bá Thanh vào năm 2014, Phùng Quang Thanh vào
năm 2015, Trần Đại Quang vào hai năm 2017 và 2018. Khi đó, những tin tức ‘lạ’
đã bất thần hiện ra trên mạng xã hội về số phận được báo trước của những quan
chức này. Nếu loại trừ một số tin tức cường điệu thái quá như ‘Nguyễn Bá Thanh
đã chết ở bệnh viện Mỹ’, ‘Phùng Quang Thanh bị ám sát ở Paris’, ‘Trần Đại Quang
đã chết ở Nhật Bản’, không ít thông tin của mạng xã hội về tình hình bệnh tật,
quá trình điều trị và quá trình di chuyển về Việt Nam của những quan chức này
đã được xác nhận sau đó.
Trong vụ Trưởng ban
nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, trang mạng Chân Dung Quyền Lực đã làm nên
‘kỳ tích’ khi cuốn hút sự tò mò và quan tâm của cả một đám đông xã hội Việt Nam
trong suốt vài tháng trời. Vào cuối năm 2014, trong lúc Ban Bảo vệ và Chăm sóc
sức khỏe trung ương cùng các cơ quan đảng lẫn chính phủ Việt Nam vẫn hoặc im
thít hoặc cố vớt vát bằng lý lẽ ‘tau khỏe mà, có chi mô’ chẳng cách nào kiểm chứng
được, Chân Dung Quyền Lực đã đưa tin rất cụ thể về lịch trình, số chuyến bay,
giờ bay và giờ đáp của chuyến máy bay đưa Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng. Thậm chí
còn dự báo cả thời điểm mà ông Thanh sẽ… chết.
Tương tự, một số
trang mạng xã hội đã đưa tin về ‘con bệnh’ Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang
Thanh sau khi ông ta gặp một sự cố ở Paris và giữa năm 2015, về lịch trình,
chuyến bay, giờ bay của Thanh về Việt Nam…, đồng thời dự báo về việc Phùng
Quang Thanh sẽ chẳng còn tương lai nào ở đại hội 12. Quả thực, trước và sau đại
hội 12, viên cựu bộ trưởng quốc phòng bị quá nhiều dư luận nghi ngờ về thành
tích tham nhũng này đã biến mất, không chỉ biến khỏi Bộ Chính trị và Ban chấp
hành trung ương mà ngay trong sinh hoạt thường ngày cũng chẳng thấy bóng dáng y
đâu.
Còn với hai lần ‘biến
mất’ của Trần Đại Quang - chủ tịch nước - vào hai thời điểm tháng 7 - 8 năm
2017 và tháng 3 - 4 năm 2018, một số trang mạng xã hội cũng đã đưa tin khá chi
tiết về tình trạng bệnh tật và việc Quang ‘tái xuất’ ở Việt Nam, đặc biệt là việc
Trần Đại Quang bay từ Nhật Bản về Việt Nam để dự hội nghị trung ương 7 vào
tháng 5 năm 2018 và ngồi bàn chủ tọa sát bên ‘đối thủ’ là Tổng bí thư Trọng.
Vì sao những tin tức
trên mạng xã hội về một số quan chức cao cấp, dù chẳng được bất kỳ một cơ quan
‘có trách nhiệm’ nào của đảng hay chính phủ ra mặt xác nhận, lại được thực tế
chứng minh là khá chính xác?
‘Tay trong nội bộ’
Cho tới nay, có quá
ít bằng chứng về việc giới blogger và Facebooker độc lập có được và đã đăng tải
những tin tức nội bộ thuộc loại ‘bí mật nhà nước’. Do vậy, chỉ có thể hiểu là
những tin tức này xuất phát từ một số Facebooker ‘không độc lập’.
Mà không độc lập lại
có thể hiểu là ‘phe phái’ hay ‘phe cánh chính trị’ - những khái niệm đã tồn tại
lâu đời trong chính trường đầy những màn đấu đá và xung đột ở Việt Nam, đặc biệt
từ năm 2012 khi bùng nổ của chiến quyền lực giữa hai cánh Trọng - Sang và Nguyễn
Tấn Dũng. Càng về sau này, càng hình thành một nghề mới: ngày càng nhiều cây viết,
chủ yếu xuất xứ từ khối báo chí nhà nước - hoạt động một cách ‘độc lập’ bằng
cách đưa tin bài ẩn chứa nhiều thông tin nội bộ và thông tin mật để phục vụ cho
các thế lực chính trị và các nhóm lợi ích, tập đoàn tài phiệt. Vũ khí của những
người này là các trang blog và facebook. Một số trong giới viết lách này đã
khoác tấm áo ngụy trang mang màu sắc dân chủ nhân quyền.
Hầu như không phải
bàn cãi, chính những tin tức được xem là có nguồn gốc từ ‘tay trong nội bộ’ như
trên mới chi tiết nhất và mang tính tin cậy cao nhất. Động cơ của sự xuất hiện
những tin tức này được cho là chủ yếu xuất phát từ mục đích đấu đá và triệt hạ
lẫn nhau của những phe phái chính trị trong nội bộ đảng, tương tự việc trang
Chân Dung Quyền Lực đã dùng đòn ‘minh bạch hóa’ về tài sản, sân sau và các thủ
đoạn chơi nhau để ‘ám sát’ một số quan chức trong Bộ Chính trị.
Thông tin về ‘Trọng
bệnh’ cũng khá tương đồng về kịch bản với những tin tức từng ứng với số mạng của
Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang.
Không phải ngẫu
nhiên mà Nguyễn Phú Trọng đã từ lâu trở thành tâm điểm công kích của những đối
thủ chính trị và đặc biệt là giới quan tham khi Trọng vận hành tung tóe chiến dịch
‘đốt lò’. Do vậy, bất kỳ tình trạng suy yếu hay nguy biến nào về sức khỏe của
Trọng cũng là cơ hội để các nhóm đối thủ tung hê và còn có thể cường điệu tình
trạng bệnh tật tồi tệ của ông ta, như một cách khủng bố tâm lý những quan chức
thuộc phe Trọng và những người còn ‘tin yêu Minh quân’, làm suy giảm sức mạnh của
‘phe Trọng’ trong cuộc đua tới đại hội 13 và cả mục đích dội nước vào cái lò vẫn
còn âm ỉ của Trọng.
Từ phản công chiến thuật đến phản công
chiến lược
Chính trường Việt
Nam đang hiện ra một đặc trưng như thời năm 2015 trước đại hội 12 của đảng cầm
quyền: nếu vào năm 2015 đã hiện hình cuộc chiến công khai trên mạng xã hội bằng
các đơn thư tố cáo và các bài viết của hai phe cánh chính trị chính là ‘phe Trọng’
và ‘phe Dũng’, năm 2019 cũng đang trở lại cái không khí xốc nổi, quyết thắng và
công khai thách thức lẫn nhau ấy.
2019 lại được xem
là ‘năm bản lề’ về cơ cấu ‘cán bộ cấp chiến lược’ cho đại hội 13 - sẽ diễn ra
vào năm 2021. Vậy là cùng với biến cố ‘Trọng bệnh’, đã nảy nòi một cuộc sát phạt
không tuyên bố giữa các quan chức cấp cao - những người đang nhìn thấy thế độc
tôn độc tài của ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ chẳng còn tồn tại được bao
lâu nữa và muốn qua mặt những kẻ khác để giành giật ngay lấy vị trí do khoảng
trống quyền lực để lại.
Chẳng có gì khó
khăn để dự đoán là Nguyễn Phú Trọng sẽ vấp phải một thách thức khủng khiếp về sức
khỏe tự thân của ông ta, đặc biệt là vấn đề tổn thương não bộ, điều có thể kiến
ông ta nếu không cẩn trọng sẽ phải sớm từ giã chính trường. Trong bối cảnh đó,
ông ta còn phải chịu mũi dùi công kích của các thế lực đối thủ chính trị, ngoài
mặt là ‘lo lắng cho sức khỏe của lãnh tụ kính yêu’, nhưng bên trong chỉ muốn Trọng
‘xuôi tay an nghỉ’ càng sớm càng tốt.
Có thể một cách
chính thức, phe đối thủ của Nguyễn Phú Trọng đang chuyển sang một giai đoạn mới:
phản công chiến thuật để dẫn tới phản công chiến lược.
No comments:
Post a Comment