Mỗi năm Quốc Hội và Bộ công an trình ra cả đống luật
và nghị định; không tăng tiền phạt người dân vi phạm dân sự thì cũng là bỏ tù,
bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, vi Hiến, chồng luật, dở hơi. Chẳng khi tôi thấy
họ cho ra được cái luật nào đó đặt yếu tố con người lên trên hết và bảo vệ quyền
lợi của người dân trước tiên. Bộ máy tuyên truyền của chế độ luôn ra rả rằng trẻ
em là mầm non, là tương lai ngày mai của đất nước. Công an luôn miệng rằng họ
cũng có gia đình, có con cái. Thế mà nhìn xem, mầm non của cái đất nước này
đang được ươm ủ, chăm sóc thế nào đây?
Theo thống kê của báo chí thì 81% các vụ xâm hại trẻ
em đều được giải quyết bằng cách xử phạt hành chính. Số vụ thống kê, so với thực
tế có khi vẫn còn kém xa, bởi ở những nơi vùng sâu vùng xa, bởi sự sợ hãi, sự xấu
hổ mà nhiều gia đình đã lựa chọn im lặng thay vì chiến đấu chống lại với tội
ác.
Lãnh đạo chờ khi sự việc đau lòng xảy ra bắt đầu giả
nhân giả nghĩa, tỏ vẻ trách nhiệm, yêu cầu xử lý nghiêm. Chúng nó chẳng một lần
nghĩ tới ngăn chặn những tổn thương, thay đổi cái thứ luật bất nhân của chúng với
những đứa trẻ bị xâm hại. Hành vi dâm ô chỉ bị xử phạt cao nhất 3 năm tù, trong
khi những đứa trẻ phải hứng chịu tổn thương tâm lý và sức khỏe cả đời.
Đôi khi cha mẹ muốn đòi hỏi công lý cho con cái họ,
dù chỉ là 3 năm tù cũng không được. Vụ án đứa trẻ ở trường tiểu học Lương Thế
Vinh, quận Thủ Đức bị xâm hại đến nay gần như chìm xuồng. Mẹ nó bỏ hết công việc,
lao vào tìm công lý cho con, bị lũ khốn nạn rêu rao là bị thần kinh. Camera biến
mất khó hiểu, đứa trẻ có tế nào nam trong dịch âm đạo nhưng rồi sao? Với kết luận
sơ sài của công an, không một cơ quan độc lập giám sát và thanh tra, đứa trẻ và
gia đình nó phải mang vết thương ấy và nỗi hận công lý trong cả cuộc đời.
Cùng thời điểm đó có vụ ấu dâm ở quận Hoàng Mai, Hà
Nội. Thủ phạm vẫn được tự do cho đến khi dư luận quá sức phẫn nộ. Sự việc cũng
không rõ giải quyết ra sao.
Vụ việc đảng viên ấu dâm Nguyễn Khắc Thuỷ ở Vũng Tàu
thì có lẽ ai cũng biết, dọa đốt thẻ đảng nếu bị bỏ tù, thật nực cười.
Và trong buổi hội thảo XHDS của các tổ chức chính thống,
tôi còn nhớ, tôi đã nhìn thấy không ít giọt nước mắt, nghe được không ít tiếng
kêu than uất ức của các bậc phụ huynh có con bị xâm hại. Họ đã cố gắng hết sức
nhưng công lý ở đất nước này là một thứ quá đỗi xa xỉ.
Các tổ chức XHDS đặt ra câu hỏi ở Việt Nam có đến 15
tổ chức, cơ quan chức năng bảo vệ quyền trẻ em nhưng khi có việc thì chẳng biết
kêu ai.
Luật là tao, tao là luật. Công an điều tra, công an
kết luận và công an khẳng định. Tình trạng ấu dâm được dung dưỡng bởi chính bàn
tay ngành công an, bởi sự bao che và thờ ơ của những kẻ khẳng định rằng cũng có
con cái như những người khác.
Cả bộ máy chế độ, từ trên xuống dưới, vô trách nhiệm,
ngậm miệng ăn tiền chính là đồng phạm của những kẻ ấu dâm bệnh hoạn.
No comments:
Post a Comment