Thường
Sơn - VNTB
03/04/2019
03/04/2019
(VNTB)
- Tháng 3 năm 2019, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - bà Nguyễn Thị Kim
Ngân có một chuyến đi ‘lạ’ đến Pháp.
Trong những ngày ở Pháp, bà Ngân tập trung vào những
nội dung “tới đặt hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây lưu niệm và
thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Công viên Mông-tơ-rô”, “gặp mặt Ban Chấp hành
Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu”, “gặp gỡ Ban tổ chức và đại diện người
Việt tiêu biểu của "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng”, “gặp cộng đồng
người Việt Nam tại Pháp”…
Bà
Ngân tại cuộc gặp Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt.
Hàng loạt cuộc tiếp xúc và hội thảo của bà Ngân với
giới người Việt ở Pháp cho thấy rất có thể mục đích chuyến đi châu Âu lần này
được lồng mục đích ‘kiều vận’ khá rõ.
Hoạt động trên nằm trong một chuỗi logic của ‘đảng
và nhà nước ta’ kể từ đầu năm 2019 đến nay.
Vào tết nguyên đán năm 2019, người ta vẫn thấy giới
chóp bu Việt Nam phân công nhau đi chúc tụng Ủy ban người Việt ở nước ngoài và
những Việt kiều được xem là ‘đại diện’ cho cộng đồng hơn 4 triệu người Việt hải
ngoại, vẫn một lần nữa ‘đồng ca’ không mỏi miệng về ‘nghị quyết 36’ của Bộ
Chính trị về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và những lợi ích mà nghị
quyết này đã làm được cho ‘khúc ruột ngàn dặm’.
Vào năm 2017, Nguyễn Thị Kim Ngân đã được Nguyễn Phú
Trọng ‘tung’ sang châu Âu với nhiệm vụ“đặc biệt là thúc đẩy Quốc hội 3 nước ủng
hộ việc ký chính thức, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU
(EVFTA)”.
Nhưng điều đáng thất vọng đối với đoàn của bà Ngân
là sau các cuộc làm việc với quốc hội 3 nước Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc, đã
không có bất cứ một khoản viện trợ không hoàn lại nào được phía chủ nhà thông
báo dành cho Việt Nam. Ngay cả Thụy Điển - vốn được Việt Nam hy vọng nhất về
“tình cảm rất đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” - cũng không còn tỏ ra
hào phóng như thường biếu một số tiền viện trợ không hoàn lại vào những lần giới
lãnh đạo Việt Nam thăm Thụy Điển những năm trước. Thậm chí, lãnh đạo Quốc hội
Thụy Điển cũng không hứa hẹn bất kỳ điều gì liên quan đến viện trợ không hoàn lại
trong thời gian tới cho Việt Nam.
Còn vào lần này, có lẽ Nguyễn Phú Trọng hy vọng vào
tính tương thích về ngữ nghĩa “Ngân nghĩa là tiền”. Cho Ngân đi sẽ kiếm được
ngoại tệ.
Kiều hối là một nguồn quan trọng đã giúp duy trì
“máu” để chính quyền Việt Nam vẫn có thể tạm ung dung về “đà tăng trưởng kinh tế
không ngừng”, đồng thời khi cần thiết có thể gia tăng in tiền mặt để “gom” USD
trôi nổi từ dân chúng, đặc biệt từ các gia đình ở Sài Gòn được thân nhân ở nước
ngoài gửi ngoại tệ về, giúp bổ sung kho dự trữ ngoại hối và có thêm ngoại tệ để
dễ bề trả số nợ nước ngoài đang lên đến hàng chục tỷ USD hoặc hơn mỗi năm.
Nhưng chính vào thời gian này, tình trạng chính trị và
kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết.
Sau mức đỉnh 13,2 tỷ USD của năm 2015, số kiều hối về
Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 rất có thể đã giảm thê thảm, chỉ còn khoảng
7-8 tỷ USD, bổ túc thêm nỗi căng thẳng thường trực của giới chóp bu Việt Nam phải
đào bới bằng được những nguồn ngoại tệ còn lại để trả nợ cho nước ngoài và chi
xài cho bộ máy khổng lồ nhưng đậm đặc chất ăn bám của đảng và chính quyền.
Khi kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài
ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các
khoản đến hạn với quốc tế, trong bối cảnh dải đất hình chữ S đã chìm trong cơn
suy thoái kinh tế năm thứ 10 liên tiếp, tràn ngập bất ổn xã hội và bất ổn chính
trị, và nhiều nguy cơ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.
Một nguồn giấu tên cho biết ngân sách Việt Nam sẽ sớm
rơi vào cạn kiệt ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Thời điểm cạn kiệt gần nhất là vào
cuối năm 2019.
Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang
manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần
theo xu hướng “lấy lòng người Việt hải ngoại”, mà mục đích cuối cùng là những đồng
đô la từ túi hải ngoại sẽ ‘tự nguyện về nước đầu thú’.
No comments:
Post a Comment