Sáng nay tôi cùng đoàn đám tang đưa má bạn tôi ra
nghĩa trang, buồn và mệt đến bỏ bữa. Nãy vừa nghe tin một người anh vừa mất vì
ung thư, thấy cuộc đời chán chường dễ sợ.
Những điều thuộc về quy luật sinh, lão, bệnh, tử thì
ắt sẽ đến thôi. Chúng ta sẽ chết vào một ngày nào đó. Không một cá nhân nào có
thể “muôn năm trường trị” trước thời gian.
Chiều nay, có cô em nhắn tin đang bệnh. Nhắn rằng: “Anh
Ấn ơi, không khí làm sao ấy. Em khó thở quá…” Cô ấy bị suy hô hấp, phòng
thuê có cửa sổ gần ngay góc đường đông xe. Ngoài kia hay trong phòng, thứ không
khí quánh mùi khói xe rất khó chịu.
Nhưng tôi biết trên màn mù khô của Sài Gòn còn có những
thứ khác, từ các khu công nghiệp, cụm công. Những thứ khi đã nhìn thấy, ngửi thấy
nghĩa là đã hiểu đời mình và những người xung quanh đang chịu kiếp nạn rồi…
Một đứa em khác vừa kể câu chuyện “đừng ăn bắp cải”.
Mẹ của em mua bắp cải nhưng do nhà có việc nên bắp cải ấy nằm trong tủ lạnh nửa
tháng. Cô đem bắp cải vứt ra gốc cây để làm phân bón. Cả tuần rồi, nó vẫn xanh
tươi không phân hủy. Tổng cộng 21 ngày mà không phân hủy được. Y như ký nho mà
chị bạn tôi tặng tôi được người ta kháo nhau là nho organic, tôi cũng quên cả
tuần và vẫn… y nguyên.
Anh tôi thì gửi một kết thí nghiệm chứng minh nước
đóng chai là cú lừa ngoạn mục. Chúng ta uống những thứ không chút an toàn và tự
nghĩ là chúng an toàn vì… quảng cáo. Chính chúng ta trả tiền quảng cáo của bọn
lừa đảo luôn. (Tôi cân nhắc không đưa hình ảnh câc nhãn hiệu nước đóng chai lên
đây vì vấn đề pháp lý.)
Có lẽ tôi nghe, thấy được nhiều thứ hơn người bình
thường là nhờ quảng giao, đi nhiều. Nhưng tôi cũng sẽ nghe và chứng kiến nhiều
thứ trái khoáy đến đau lòng, đến phẫn nộ, đến bình thản.
Đau lòng bởi mình không phải là gỗ đá. Phẫn nộ là do
cảm thấy bất lực. Còn bình thản, nghĩa là đã hiểu…
Có rất nhiều người hiểu rằng tiền không mua được sức
khỏe. Nhưng vì tiền, cũng có những người không phải người đã tạo ra những “con
quái vật” gặm nhấm sinh mệnh tất cả, bao gồm họ. Và càng có rất nhiều người
không hiểu hoặc hiểu nhưng im lặng…
Kinh tởm hơn, có những người hiểu cả đấy nhưng họ vẫn
bẻ cong sự thật, đổi trắng thay đen.
Dẫu sao, tất cả chúng ta giống nhau ở một điểm bất
biến; rồi sẽ chết. Chỉ là có chết như một con người hay không mà thôi…
Chú thích: Ảnh internet
*
Quốc
Ấn Mai Có thể tôi không lạc quan với những thứ tôi biết về ô nhiễm,
chí ít là trong tương lai gần. Nhưng dù sao thì cái trải nghiệm này không hề dễ
dàng... Nó vẫn diễn ra xung quanh các bạn. Chẳng qua là các bạn ít thông tin
hơn mà thôi.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
*
Quốc
Ấn Mai Thai
Nguyen Dân số VN năm 2000 là 77,63, của 2018 là 96,93. Tỉ lệ tăng dân
số (96,63-77,63):77,63= 24,86% .
Số ca mắc ung thư năm 2000 là 68.000 ca, của 2018 là 300.000 ca. Tỉ lệ tăng trưởng ung thư (300.000-68.000):68.000 = 341,17%.
Đối chiếu sẽ thấy tăng trưởng ung thư ở mức kinh hoàng bởi dân số không tăng tương ứng. Đó là chưa kể các bệnh không di truyền gây chết người có liên quan đến ô nhiễm, thực phẩm bẩn.
Xác minh số liệu dân số dựa trên khai sinh. Xác minh số ca ung thư dựa trên khám bệnh. Có 1 tỉ lệ thực tế là có những người không kịp hay không đủ điều kiện phát hiện mắc bệnh, cái này là chuyên gia y tế nói với tôi.
Số ca mắc ung thư năm 2000 là 68.000 ca, của 2018 là 300.000 ca. Tỉ lệ tăng trưởng ung thư (300.000-68.000):68.000 = 341,17%.
Đối chiếu sẽ thấy tăng trưởng ung thư ở mức kinh hoàng bởi dân số không tăng tương ứng. Đó là chưa kể các bệnh không di truyền gây chết người có liên quan đến ô nhiễm, thực phẩm bẩn.
Xác minh số liệu dân số dựa trên khai sinh. Xác minh số ca ung thư dựa trên khám bệnh. Có 1 tỉ lệ thực tế là có những người không kịp hay không đủ điều kiện phát hiện mắc bệnh, cái này là chuyên gia y tế nói với tôi.
-------------------------
Người Việt Online
December 12, 2018
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Bệnh ung thư vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với người
dân Việt Nam, bởi tỷ lệ người chết, người mắc mới gia tăng mạnh mỗi năm, lên đến
cả trăm ngàn người.
Báo Tuổi Trẻ
ngày 12 Tháng Mười Hai, 2018, dẫn lời ông Trần Văn Thuấn, viện trưởng Viện
Nghiên Cứu Ung Thư Việt Nam, cho biết trong năm 2018, Việt Nam có thêm hơn
164,000 ca mắc ung thư mới và trên 114,000 người chết do bệnh này, tương đương
mỗi ngày hơn 450 người mắc mới và hơn 312 người tử vong.
Trong số này, các loại ung thư thường gặp ở nữ giới
là ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Còn ở nam giới là gan, phổi, đại trực tràng,
thực quản…
Theo Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, tại Việt Nam hiện
nay, ung thư vú là ung thư phổ biến thường gặp nhất, có tỉ lệ tử vong hàng đầu ở
Nữ giới, ước tính mỗi năm có khoảng 11,000 ca mắc mới, hơn 4,500 người tử vong
chỉ xếp sau ung thư gan, phổi.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện
Ung Bướu Sài Gòn, tuy tỉ lệ mắc và tử vong thấp hơn so với các loại ung thư khác, nhưng mỗi năm Việt Nam
phát hiện mới hơn 4,100 ca ung thư cổ tử cung, trong đó có 2,400 bệnh nhân tử
vong.
Bác Sĩ Nguyễn Văn Tiến, trưởng khoa Ngoại 1 Bệnh Viện
Ung Bướu Sài Gòn, cho biết ung thư phụ khoa ở phụ nữ dưới 30 tuổi đang gia
tăng, “thực sự là báo động.” Đặc biệt, ung thư cổ tử cung có khuynh hướng càng
ngày càng trẻ hóa, thậm chí bệnh nhân mới chỉ 23 tuổi cũng bị mắc bệnh.
ại Bệnh Viện Ung bướu Sài Gòn (quận Bình Thạnh), bệnh
nhân đông đến mức không đủ giường nằm phải nằm dưới nền nhà bệnh viện để điều
trị. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đứng
đầu ung thư ở Việt Nam hiện nay là ung thư gan. Bác Sĩ Vũ Trường Khanh, trưởng khoa tiêu hóa Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội,
cho biết năm 2018 số mắc ung thư gan chiếm 5.4%/tổng số các loại ung thư ở Việt
Nam, xếp vị trí thứ 5 thế giới.
Nguyên nhân do nhiễm viêm gan virút B cứ tăng dần:
năm 1990 có 21,000 người xơ gan, 940 người ung thư gan; năm 2025 dự báo có gần
59,000 người xơ gan, trên 25,000 người ung thư gan.
Bác Sĩ Khanh cho hay, người bệnh ung thư gan ở Việt
Nam phát hiện muộn vì chưa được tầm soát nhiễm virút siêu vi B, C và người xơ
gan do rượu.
Tương
tự, ung thư thực quản ở Việt Nam nằm trong 10 loại ung thư phổ biến nhất của
Nam giới. Đặc biệt, bệnh nhân ở vùng nông thôn chiếm tỉ lệ
cao. Thuốc lá, rượu là hai yếu tố chính gây ra ung thư.
“Ở Hà Nội loại ung thư này đứng vị trí thứ 5 với tỉ
lệ mắc ở nam là 8.7/100,000 người, ở nữ là 1.7/100,000 người,” Bác Sĩ Nguyễn Trọng
Hiếu, Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội, cho biết.
Không chỉ có người lớn, theo Bệnh Viện Ung Bướu Sài
Gòn, ung thư ở trẻ em cũng đang gia tăng ở mức báo động với khoảng 250,000
ca. Tăng nhanh nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn. Mỗi năm, có thêm khoảng 160,000
trẻ em bị ung thư và 90,000 trẻ em chết vì ung thư, tỉ lệ tử vong xếp thứ 2 ở
các nước đang phát triển.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Bệnh Viện Ung Bướu
Cần Thơ, số lượng bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại bệnh viện gia tăng
theo từng năm. Cụ thể, trong tổng số 10,792 bệnh nhân nhập viện, có đến hơn
9,000 bệnh nhân ung thư (tỉ lệ trên 84%). Hầu hết người bị bệnh là nông dân, tiếp
đến là người hưu trí, nội trợ… (Tr.N)
*
*
Thứ Năm, 25/10/2018 17:53
No comments:
Post a Comment