Friday, November 9, 2018

ĐỒNG NAI Y ÁN SƠ THẨM 15 NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG DỰ LUẬT ĐẶC KHU (tổng hợp)





5/20 bị cáo đã có đơn kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 09/11, cả 15 bị cáo kháng cáo đều đồng loạt thay đổi nội dung kháng cáo từ yêu cầu giảm nhẹ hình phạt thành yêu cầu tuyên vô tội đối với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”.

Họ đều khẳng khái cho rằng mình tham gia biểu tình vào ngày 10/06/2018 là xuất phát từ lòng yêu nước, sợ mất nước, “nước mất thì nhà tan”.

Một số quan điểm tiêu biểu của họ:

Đinh Mã Phong: Bị cáo đã từng là người lính, bị cáo hiểu về tình hình đất nước và hiểu về những hiểm họa đến từ nước “bạn”, cho nên, bị cáo rất bức xúc về việc thông qua Luật đặc khu có khả năng cho TQ thuê đất đến 99 năm, nên tham gia biểu tình. Bị cáo không có tội.

Phạm Ngọc Hạnh: Bị cáo không có tội, bị cáo tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu thương đất nước của mình mà thôi.

Phạm Ngọc Huyền: Bị cáo vô tội. Bị cáo biểu tình vì sợ mất nước, nước mất thì nhà tan …

Quan điểm chung của các luật sư bào chữa theo hướng vô tội. Rằng họ biểu tình là thực hiện quyền hiến định của công dân do hiến pháp quy định. Theo đó, họ đang biểu đạt quan điểm cá nhân về những vấn đề của đất nước. Về mặt chủ quan, một trong bốn yếu tố cấu thành tội danh “Gây rối trật tự công cộng” đã không thỏa mãn, vì họ đã không có ý chí cố ý gây rối trật tự công cộng.

Đại diện Viện Kiểm sát, trong phần kết luận đã tiếp tục giữ quan điểm truy tố, hầu hết đề nghị y án ngoại trừ hai trường hợp Đinh Mã Phong và Phạm Ngọc Hạnh có thêm tình tiết giảm nhẹ mới xuất hiện trong phiên tòa.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giữ thái độ ôn hòa, chừng mực và hết sức tôn trọng các bị cáo và luật sư, thậm chí, nhiều lần cắt ngang lời tranh luận thái quá của vị đại diện viện kiểm sát.

11h47′, hội đồng xét xử đã tuyên y án sơ thẩm đối với tất cả các bị cáo.

Chúng tôi rời phiên tòa với tấm lòng trĩu nặng về hình phạt tù giam cho những mái đầu xanh còn quá trẻ, nhưng qua họ, ấp ủ về một niềm hy vọng cho tương lai xứ sở này: “Nước ta còn đó”[1], không thể “Nước mất thì nhà tan”[2] nếu vẫn còn những bạn trẻ chấp nhận dấn thân chỉ vì “Yêu thương đất nước mình”[2]!

—————–


[2] Lời của các bị cáo trong vụ án.


--------------------------------------------

RFA
2018-11-09

Mười lăm người biểu tình chống dự luật đặc khu ở Đồng Nai hôm nay 9 tháng 11 bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo đối với án tù mà tòa sơ thẩm tuyên đối với họ hôm cuối tháng 7 vừa qua.

5 người biểu tình ở Biên Hòa tại phiên tòa phúc thẩm hôm 9/11/2018. Courtesy Báo Đồng Nai

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba luật sư bào chữa tại phiên phúc thẩm, cũng như báo Thanh niên trong nước loan tin rằng 15 người có đơn kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều nói rằng họ tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước. Họ bác bỏ cáo buộc nói rằng họ ‘gây rối trật tự’ khi đi biểu tình.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với Đài Á Châu Tự Do sau phiên phúc thẩm:

"Trong phiên tòa ngày hôm nay họ đều nói là biểu tình vì lòng yêu nước. Có bị cáo Phạm Ngọc Huyền dù chỉ làm công nhân thôi nhưng đã nói là 'nước mất thì nhà tan nên tôi đi biểu tình'. Rồi có hai chị em ra tòa nói là 'tôi yêu bản thân, tôi yêu gia đình nhưng mà muốn giữ được điều đó chúng tôi phải yêu đất nước trước đã,”

Báo Đồng Nai dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa cho biết, khoảng 10 giờ, ngày 10/6, nhiều người tụ tập đi bộ và xe mô tô trên Quốc lộ 1A, đoạn thuộc các phường: Tân Biên, Tân Hòa đến ngã ba Tam Hiệp (Tp.Biên Hòa).

Sau đó, nhóm người này đi qua đường Phạm Văn Thuận về cầu Mương Sao thuộc phường Tân Tiến mang theo cờ Tổ quốc, băng rôn khẩu hiệu phản đối Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Cũng theo cáo trạng trong quá trình diễu hành, một số người đã cầm băng rôn, biểu ngữ, hô hào, la hét, dàn hàng ngang giữa đường, gây ùn tắc giao thông, làm mất trật tự nơi công cộng.

Trong những ngày 9,10,11 tháng 6 tại nhiều tỉnh/thành ở Việt Nam nổ ra đợt biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng mà Quốc Hội đưa ra bàn thảo.

Đợt biểu tình tự phát này được đánh giá là lớn nhất kể từ sau năm 1975 tại Việt Nam.

VIDEO :

*
Tin, bài liên quan


---------------------------------
10/11/2018

Một tòa án ở Đồng Nai hôm 9/11 giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với 15 bị cáo với mức án cao nhất 18 tháng tù giam vì “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật Hình sự.

15 người ở Đồng Nai bị kết án từ 8 đến 18 tháng tù vì tham gia biểu tình chống dự luật gây tranh cãi. (Ảnh chụp màn hình TTXVN)

Những bị cáo này đã tham gia biểu tình hôm 10/6 trong làn sóng người dân xuống đường phản đối Dự luật Đặc khu, trong đó có quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam lên đến 99 năm, và Luật An ninh mạng, được cho là sẽ giúp chính quyền bóp nghẹt tự do ngôn luận trên internet.

Bản tin của TTXVN cho biết đây là những bị cáo “đã lợi dụng việc Quốc hội đưa ra thảo luận Dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng, có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng.”

Tại phiên xử phúc thẩm, luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo đã tham gia cùng hàng trăm người khác mang theo băng rôn, biểu ngữ vào ngày 10/6 trên một số tuyến đường ở TP Biên Hòa, theo VOV.

Theo các luật sư, những người vừa bị kết án này chỉ muốn bày tỏ chính kiến của mình, không cố ý làm trái quy định của pháp luật.

Trong khi đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai nói rằng “các đối tượng tập trung dàn hàng ngang, la lối kích động nhiều người gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên các tuyến đường là phạm tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 điều 318 của BLHS.”

Hội đồng này nhận định rằng bản án sơ thẩm mà TAND thành phố Biên Hòa đã tuyên ngày 30/7 là “đúng người, đúng tội” và giữ nguyên các mức án đối với 15 bị cáo từ 8 tháng đến 18 tháng tù giam, theo VOV.

Nhiều người tham gia xuống đường biểu tình hồi tháng 6 đã bị chính quyền đưa ra xét xử và nhận những bản án nhiều tháng tù giam.

Hôm 31/10, tòa án tỉnh Bình Thuận tuyên phạt thêm 30 người đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối hai dự luật gây tranh cãi hôm 10/6 với mức án từ 2 năm đến 3 năm rưỡi về tội “gây rối trật tự công cộng.”

Will Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt, cũng đã bị giam giữ trong hơn 1 tháng ở TP HCM vì tham gia biểu tình cùng người dân thành phố trong ngày 10/6. Sinh viên Mỹ này sau đó bị trục xuất khỏi Việt Nam sau một phiên xét xử ngày 20/7.

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua hôm 12/6 và sẽ chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2019 trong khi việc thảo luận thông qua dự Luật Đặc khu bị lùi lại tới năm sau.

VIDEO :
 .
.
.
.
.





No comments: