Thursday, November 15, 2018

CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA MẸ NẤM - NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH TẠI WASHINGTON D.C. (Danlambao)




Danlambao (cập nhật)

Tại trụ sở của EU (ảnh Danlambao)

Mẹ Nấm cũng đã trình bày với đại diện của EU về vấn nạn môi trường và nguyên nhân cá chết đến từ Formosa, cũng như việc những người hoạt động bảo vệ môi trường, phản đối Formosa đã bị kết án nặng nề trong 2 năm qua. Đại diện EU đã hỏi Mẹ Nấm là nên chỉ áp lực lên nhà cầm quyền hay còn phải tạo áp lực lên các công ty đầu tư vào VN, buộc các công ty này phải tuân thủ những điều kiện bảo vệ môi trường. 

Mẹ Nấm đã đề nghị EU cần áp lực cả 2, buộc Hà Nội phải tuân thủ những công ước quốc tế mà VN đã ký kết, và hỗ trợ cho người dân VN có những thông tin về nguồn gốc, quá trình hoạt động của các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam.

Đại diện EU cũng đã hỏi họ có thể làm gì nhằm giúp các blogger và ký giả để Việt Nam có tự do báo chí và tự do ngôn luận.

Mẹ Nấm đã đề nghị EU giúp người dân VN có điều kiện tiếp cận với những nguồn tin độc lập, áp lực Hà Nội gỡ bỏ tường lửa đối với một số trang mạng lề dân - như Dân Làm Báo, hỗ trợ đào tạo khả năng và hỗ trợ phương tiện để giới truyền thông độc lập tại Việt Nam phát triển.

Mẹ Nấm cũng đã đề nghị EU tổ chức thêm nhiều những buổi hội luận, tham khảo tình trạng nhân quyền trực tiếp với những nhà đấu tranh, hoạt động nhân quyền, các blogger độc lập tương tự như sứ quán Úc và LHAC đã thực hiện tại Hà Nội mà Mẹ Nấm đã có cơ hội tham dự trong quá khứ. 

Gặp Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:

Vào 14h00, Mẹ Nấm đã gặp bà Heather Nauert, phát ngôn nhân của BNG Hoa Kỳ. Một lần nữa, Mẹ Nấm đã cám ơn Bộ Ngoại giao đã vận động cho tự do của cô. Trong phần trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Mẹ Nấm đã nói về những tác hại của Luật An ninh mạng và kêu gọi Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động tự do cho chị Trần Thị Nga, cũng như hỗ trợ cho các trang mạng truyền thông độc lập. Với sự gia tăng đàn áp lên các nhà hoạt động, Mẹ Nấm bày tỏ hy vọng với uy thế của mình, Hoa Kỳ có thể buộc nhà nước Việt Nam phải tuân thủ các cam kết đã ký với cộng đồng quốc tế về nhân quyền.

Mẹ Nấm và Phát ngôn nhân BNG Hoa Kỳ - Heather Nauert  (đứng giữa, bên phải Mẹ Nấm) (Ảnh Danlambao)

Họp với Văn phòng Đặc trách Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Mẹ Nấm và các nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ  (Ảnh Danlambao)

Ngay sau khi kết thúc cuộc gặp với Phát ngôn nhân BNG Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm đã có buổi trao đổi riêng với Phó tổng thư ký Văn phòng đặc trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, Phó Giám đốc Văn phòng đặc trách Đông Nam Á, và các nhân viên của Bộ Ngoại giao. 

Đây là cơ hội mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đặc biệt gửi lời cám ơn đến những người đã góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán để cô sớm có tự do. Đồng thời trong phần trình bày của mình, Mẹ Nấm cũng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục lên tiếng cho các tù nhân lương tâm khác đang bị giam cầm như chị Trần Thị Nga, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng...

Qua phần trình bày của Mẹ Nấm, các nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao đặc biệt quan tâm đến nguy cơ mất dần chủ quyền của Việt Nam vào tay Trung Quốc qua việc ban hành các dự luật Đặc khu và Luật An Ninh mạng. Vấn đề Formosa cũng được đưa ra phân tích chi tiết để Bộ Ngoại giao thấy rõ hơn âm mưu bành trướng của Băc Kinh và chủ trương thần phục của Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc buổi họp, Bộ Ngoại giao cũng đề nghị Mẹ Nấm và Mạng Lưới Blogger Việt Nam cung cấp thêm cho họ những thông tin, phân tích cần thiết.

*

Dân Làm Báo sẽ tiếp tục cập nhật những hoạt động của Mẹ Nấm tại Washington D.C. trong những ngày tới.

***

1 - 13/11/2018:

VOA:

Tại trụ sở của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Mẹ Nấm đã gặp bà Amanda Bennett - Giám đốc của VOA. Trong dịp này, Mẹ Nấm cám ơn VOA đã luôn có những thông tin, tường trình về những hoạt động của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ cũng như tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Mẹ Nấm cũng đã trình bày về mục tiêu tranh đấu cho tự do của chị Trần Thị Nga và những tù nhân lương tâm khác.

Bà Amanda Bennett & Mẹ Nấm. (ảnh Danlambao)

Nhân dịp này, Mẹ Nấm đã có một cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ của VOA. Chương trình được thực hiện bởi phóng viên Trà Mi. Mời quý bạn đọc theo dõi tại link:

Sau đó, Mẹ Nấm cũng dành cho Ban Khmer của VOA một cuộc phỏng vấn để chia sẻ con đường đã trải qua, cũng như những kinh nghiệm của Mẹ Nấm trong cuộc tranh đấu bảo vệ nhân quyền và môi trường.

Cô Soksreinith Ten hỏi Quỳnh về lý do Quỳnh bắt đầu blogging, tranh đấu cho nhân quyền. Quỳnh trả lời vì tương lai Nấm, Gấu, và những gì chứng kiến ở nhà thương khi Nấm bị bịnh. Cô Soksreinith cho biết người dân Cambodian rất quan tâm đến Mẹ Nấm và theo dõi sát sao những tin tức về việc nhà cầm quyền bắt giữ Mẹ Nấm, và những gì Quỳnh đã lên tiếng dõng dạc tại phiên tòa xử, thái độ can trường, không tỏ lộ sợ hãi. Cô hỏi Mẹ Nấm điều gì đã giúp Mẹ Nấm can đảm trước phiên tòa. Người dân Cambodia và dân tộc VN chia sẻ tương tự những khó khăn, đàn áp nhân quyền từ nhà cầm quyền độc tài, về tàn phá môi sinh v.v... Cô hỏi Mẹ Nấm có thể chia sẻ làm thế nào để phụ nữ Cambodia có thể tham gia hành động, nói lên tiếng nói độc lập của mình như Mẹ Nấm và các nhà đấu tranh nhân quyền khác ở VN...

Theo cô phóng viên Soksreinith Ten thì vì nhiều người dân Khmer đã biết đến Mẹ Nấm và ngưỡng mộ những việc làm cũng như hy sinh của cô và vì thế Ban Khmer mong muốn có một cuộc phỏng vấn với Mẹ Nấm dành cho thính giả người Khmer.

Phóng viên Soksreinith Ten và Mẹ Nấm (DLB)

Washington Post:

(Ảnh DLB)

Tại trụ sở của tòa soạn báo Washington Post, Mẹ Nấm đã có một cuộc chia sẻ bàn tròn với Hội đồng Biên Tập của Washington Post. Hiện diện gồm có ông Fred Hiatt (Editorial Page Editor), ông Jackson Diehl (Deputy Editorial Page Editor), bà Ruth Marcus (Deputy Editorial Page Editor), bà Jo-Ann Armao (Associate Editoral Page Editor), Eli Lopez (Senior Editor for International Opinions), Karen Attiah (Global Opinions Editor), Christian Caryl (Democracy Post Editor), Becca Clemons (Digital Editor, Daily Operations).

Ngoài các nhân sự trên của Editorial Board của Washington Post và Mẹ Nấm, còn có các nhân viên của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) gồm Courtney Radsch, Steve Butler, Sherif Mansour, Nathalie Southwick, và 3 người trong 5 người được giải International Press Freedom Awards 2018 là bà Luz Mely Reyes từ Venezuela, cô Anastasiya Stanko từ Ukraine, và blogger M ẹ Nấm - Nguyen Ngoc Như Quỳnh.

Mỗi người trình bày sơ lược về tình trạng quốc gia mình và các editors của Washington Post đã nêu nhiều câu hỏi với Mẹ Nấm và các nhà hoạt động nhân quyền được nhận giải.

(Ảnh DLB)

(Ảnh Danlambao)

RFA:

Vào lúc 3:30 chiều, Mẹ Nấm đã đến trụ sở của đài Á Châu Tự Do (RFA) để gặp gỡ Ban Việt ngữ và trả lời phỏng vấn với phóng viên Kính Hòa:


(Ảnh Danlambao)

Tại đây Mẹ Nấm cũng đã tiếp xúc với bà Libby Liu - Tổng giám đốc của RFA để cám ơn RFA về những thông tin về Việt Nam và tình trạng đàn áp nhân quyền. Mẹ Nấm cũng đã bày tỏ ước vọng và nỗ lực tương lai trong việc lên tiếng tranh đấu cho những tù nhân lương tâm còn ở trong vòng lao lý.

(Ảnh Danlambao)

CPJ - Committee to Protect Journalists (Ủy ban Bảo vệ Ký giả):

Vào buổi tối cùng ngày, Mẹ Nấm đã dự một buổi tiệc thân mật được tổ chức bởi Uỷ ban Bảo vệ Ký giả nhằm khoản đãi những người được giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018.

 (Ảnh Danlambao)

Bên lề: Đi cùng với mẹ là bé Nấm - Nguyễn Bảo Nguyên:

Trước Đài Tưởng niệm Washington (DLB)

Trước Toà Bạch Ốc (DLB)

Bên cạnh một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Toà Bạch Ốc (DLB)

Dân Làm Báo sẽ tiếp tục cập nhật những hoạt động của Mẹ Nấm tại Washington D.C. trong những ngày tới.

Bottom of Form
Top of Form
Bottom of Form


------------------------

XEM THÊM








No comments: