Carrie
Gracie
Biên
tập viên chuyên về Trung Quốc
8 tháng 11 2017
Donald
Trump là kiểu người đôi khi mắc kẹt trong các vấn đề về Trung Quốc của Tập Cận
Bình. Một tỷ phú mạnh miệng, người luôn cho rằng ông ta vĩ đại hơn Đảng Cộng sản,
vĩ đại hơn sự nghiệp quốc gia.
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ cánh xuống
sân bay ở Bắc Kinh. XINHUA
Một người như vậy có thể bị các nhân viên thực thi
luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biến mất im hơi lặng tiếng một thời
gian, rồi sau xuất hiện trở lại, lẩm bẩm những bài diễn văn cảm ơn về những gì
Đảng Cộng sản đã làm cho mình.
Ông Tập Cận Bình có tính cách hoàn toàn trái ngược so với Donald Trump. REUTERS
Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chuẩn bị gặp
nhau ở Bắc Kinh, sự tương phản giữa hai lãnh đạo của hai siêu cường về kinh tế
càng rõ nét.
Trong khi cố vấn cấp cao thuộc đảng Cộng hòa của ông
Trump biến Nhà Trắng thành một "trung tâm nuôi dạy người lớn", thì
các nhân viên thân cận trong Đảng Cộng sản của ông Tập lại mô tả chủ tịch của họ
như một nhà lãnh đạo vĩ đại và khôn ngoan, "vị cứu tinh của chủ nghĩa xã hội".
Ông Trump không thể dựa vào các nhà tư bản Mỹ. Những
người khổng lồ của giới công nghệ Mỹ không đến châu Á với đội ngũ thân cận của
Trump. Thay vào đó là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook của Apple và Satya
Nadella của Microsoft vai kề vai chụp ảnh chung cùng ông Tập tại Bắc Kinh tuần
trước trong sự kiện ra mắt hội đồng cố vấn cho một trường đại học hàng đầu
Trung Quốc.
Ông Tập (hàng đầu bên trái) chụp ảnh cùng Mark Zuckerberg (thứ ba phải
qua). CHINA NEWS
Sự thiên lệch trong sùng kính tập thể giờ được nhìn
thấy trong sùng kính giữa các cá nhân với nhau. Trump đã nhắc lại nhiều lần rằng
ông ngưỡng mộ ông Tập và "sự phi thường" của ông, mô tả ông Tập như một
người đàn ông quyền lực và một người bạn tốt.
Cựu chiến lược gia Stephen Bannon nói "không có
nhà lãnh đạo nào được Trump ngưỡng mộ hơn thế".
Thế nhưng trước công chúng, ông Tập chưa bao giờ gọi
ông Trump là ai đó vĩ đại chứ đừng nói coi ông Trump là một người bạn tuyệt vời.
Ông Tập tuyên bố đã đọc nhiều tác giả Mỹ từ Walt
Whitman đến Mark Twain và Ernest Hemingway nhưng ông không liệt kê Donald Trump
trong số đó. "Nghệ thuật đàm phán" của Trump có thể là cuốn bán chạy
nhất ở Mỹ nhưng cuốn sách đưa ra những định hướng đáng tin cậy hơn cho sự nghiệp
trị quốc của ông Tập là cuốn "Binh pháp Tôn Tử".
Ông Trump khuyên: "Bạn không thể có óc tưởng tượng
hoặc óc kinh doanh nếu bạn suy nghĩ quá phức tạp. Tôi thích đi làm mỗi ngày và
chỉ tập trung vào những gì đang phát triển."
Nhưng tài liệu quân sự cổ đại mà tất cả chiến lược
gia Trung Quốc buộc phải đọc lại kêu gọi "Biết địch, biết ta, trăm trận
trăm thắng".
Sự đối lập giữa Tập và Trump là sự tương phản của một
đời người. Ông Tập đã trải qua 7 năm làm nông dân, sống trong hang đá trước khi
bắt đầu leo lên các vị trí quyền lực của hệ thống chính trị Trung Quốc trong suốt
bốn thập kỷ qua.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Q. uốc mới đây đã đưa Tập Cận Bình lên vị trí
quyền lực ngang với Mao Trach Đông trước đây. REUTERS
Để đạt tới vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc với 89 triệu Đảng viên trung thành, người ta cần phải có một ý chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, cùng sự kiên nhẫn chiến lược. Những phẩm chất
này không được dùng để phác họa ông Donald Trump.
Không có gì ngạc nhiên khi có sự khác biệt về phong
cách giữa hai ông. Ông Tập hiếm khi bắt đầu một câu bằng từ "Tôi",
hàm ý phẩm giá quốc gia bao trùm vai
trò lãnh đạo của ông. Ông muốn thể hiện điều gì đó thiêng liêng, như "Giấc
mộng Trung Hoa". Vì vậy ông Tập luôn luôn xuất hiện với phong thái tỉnh
táo, ổn định, bất khả chiến bại.
Trong trường hợp ông có sự sùng bái cá nhân, đó là
do bắt buộc phải thế. Các trường học, văn phòng hội đồng quản trị các công ty
và cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc hiện bắt đầu học và nghiên cứu
"Tư tưởng Tập Cận Bình".
Ngược lại, ông Trump luôn mở miệng với đại từ nhân
xưng "tôi". Khi ông công du châu Á, ông bỏ lại đằng sau một nước Mỹ
mà truyền thông Trung Quốc gọi là "khủng hoảng và hỗn loạn."
Cặp đôi
kỳ quặc
Nhưng vượt trên mọi sự tương phản, nhân vật suốt đời
theo cộng sản và ông trùm bất động sản vẫn có hai điểm chung. Cả hai đều phô
trương quyền lực và đều vô cùng tự mãn. Cả hai coi mình như những người cứu rỗi
quốc gia và coi đất nước mình là ngoại lệ trên thế giới. "Giấc mộng Trung
Hoa" của Tập Cận Bình ra đời trước khi ông Trump muốn "làm cho nước Mỹ
vĩ đại trở lại".
Tuy thế hai ông đều có chung hứa hẹn: Khôi phục lại
thời kỳ vàng son của quyền lực tối cao và không cho phép can thiệp bên ngoài
nào cản trở đường lối này.
Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tuần này trong sự
kiện mà Trung Quốc mô tả như một "chuyến thăm cấp nhà nước", câu hỏi
lớn nhất là liệu họ có thể tìm ra cách để hai quốc gia "trở nên vĩ đại
cùng nhau" hay đây chỉ là một trò chơi "Tổng bằng không", nơi mà
sự vĩ đại của một quốc gia này này đòi hỏi sự xuống nước của quốc gia kia.
Tất nhiên đây không chỉ là câu hỏi cho cặp đôi kỳ quặc
tuần này mà là câu hỏi đeo đuổi chúng ta cả đời. Chúng ta rồi có thể nhìn lại
chuyến đi châu Á của ông Trump như cơ hội tái hiệu chỉnh quyền lực ngầm của Hoa
Kỳ, hoặc như một mốc quan trọng trong việc Mỹ hoán đổi vị trí quyền lực cho
Trung Quốc.
Trump coi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe như một đồng minh thân cận. AFP/GETTY
IMAGES
Có lẽ lịch sử sẽ không mô tả cuộc gặp gỡ trong những
bài tường thuật khô khan như thế này mà trong khung cảnh một tuần lễ với những
nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi, như việc sắp xếp lại
ghế ngồi trên boong tàu Titanic, yên bình trước khi có bão.
Kiềm chế
Chúng ta hãy xem lần lượt các kịch bản này.
Vào ngay hôm trước chuyến đi của ông Trump, chính
quyền của ông đột nhiên bắt đầu sử dụng một khẩu hiệu chiến lược mới, nói về
"một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy nhiên cho tới khi
chiến lược này được phác họa đầy đủ hơn, thật khó để biết chính xác nó gì so với
tầm nhìn của chính quyền Hoa Kỳ trước đây.
Nhưng mục đích của chiến lược này hẳn phải là để trấn
an các đồng minh và bạn bè quốc tế, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với Hoa Kỳ
sau khi ông Trump bị chỉ trích về thâm hụt thương mại, chi tiêu quốc phòng và
việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được thúc đẩy
đàm phán trong thời ông Obama.
Thông điệp được nêu ra ở đây là các cố vấn cao cấp của
ông Trump, những người được gọi là "người lớn trong Nhà Trắng", đã kiềm
chế được bản năng gây rối của tổng thống và khôi phục lại chính sách từng có của
Mỹ ở châu Á. Nếu "Ấn Độ -Thái Bình Dương" cho thấy nó không chỉ là khẩu
hiệu, lịch sử có thể mô tả chuyến đi này như là thời điểm mà cường quốc Hoa Kỳ
củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh với châu Á, với các đồng minh và bạn bè
thế giới hân hoan sát cánh bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trung Quốc gai góc và
quyết liệt.
Tập và Trump đều hứa hẹn khôi phục lại triều đại vàng son. AFP
Kịch bản thứ hai là lịch sử có thể mô tả chuyến đi
châu Á của ông Trump như một điểm giao thoa giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và
sự suy tàn của Mỹ. Với tất cả nỗ lực lịch thiệp không mệt mỏi dành cho vị khách
của mình, đây là phiên bản lịch sử mà Tập Cận Bình đang cố gắng viết. Ông Tập dự
định thúc đẩy một chiến lược chặt chẽ từ nay đến giữa thế kỷ dựa trên quyền lực
cứng và mềm đang gia tăng.
Ông Trump có thể tập trung vào châu Á trong tuần
này, nhưng các tuần khác ông đều bị nhấn chìm bởi các vấn đề quốc nội, trong
khi hình ảnh Trung Quốc xuất hiện trong khu vực mỗi ngày. Với năng lượng dồi
dào và tham vọng lớn, Trung Quốc đổ tiền vào phát triển khu vực, ngoại giao,
quan hệ quân sự và truyền thông, tiến hành những cuộc "tấn công hấp dẫn"
đầy tính toán vào những quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong 7 thập kỷ.
Các nước châu Á đều chứng kiến ông Tập nổi lên từ Đại
hội Đảng Cộng sản với quyền lực tăng lên nhanh chóng, và ít nhất là nếu nhìn bề
ngoài Trung Quốc không có sự chia rẽ và không thống nhất như ở Hoa Kỳ.
Mỹ rút khỏi TPP mang lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc. EPA
Vũ
khí chiến thắng
Tuy nhiên, không một tổng thống Mỹ nào có thể tự
nguyện trở thành một phần của câu chuyện lịch sử này. Trong cuộc vận động tranh
cử năm ngoái, ông Trump giận dữ nói về việc Trung Quốc "cướp đoạt"
kinh tế Mỹ và "trộm cắp công việc của người Mỹ". Ông hứa nếu được bầu,
ông giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm thất bại ... ; rằng các nhà
lãnh đạo Trung Quốc "láu cá" sẽ không thể "thông minh, mưu kế và
giỏi đàm phán hơn" các nhà lãnh đạo của Mỹ.
Sự thất vọng tiếp diễn trong giới tinh hoa chính trị
và kinh doanh Hoa Kỳ, nơi nhiều người cảm thấy Trung Quốc đang giành chiến thắng
trong cuộc chạy đua siêu vũ khí.
Cứ tổng thống Hoa Kỳ nào của thế kỷ 21 từng nói về dự
định sẽ vượt qua thách thức chiến lược của Trung Quốc đều bị nốc ao bởi các sự
kiện lịch sử. Đối với George W Bush, đó là vụ tấn công tòa tháp đôi y 9/11 và
các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Đối với Barack Obama, đó là cuộc khủng hoảng
tài chính của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng quân sự tại Trung Đông.
Trung Quốc năm 2017 mạnh hơn và tự tin hơn nhiều so
với năm 2001 hay năm 2009. Dưới thời ông Tập, Trung Quốc cam kết đấu tranh chống
lại các giá trị và lý tưởng về tự do và dân chủ của Mỹ.
Tuần trước, ông Tập dẫn đầu đội ngũ đảng viên thân cận
trong lễ nhậm chức, tay nắm chặt, tuyên thệ trung thành với lá cờ Đảng cộng sản.
Trong khi đó, với tất cả hình ảnh về chuyến thăm dài ngày tới châu Á và những từ
ngữ đẹp đẽ về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ", Tổng thống
Hoa Kỳ Trump chỉ đặt Trung Quốc vào một vị trí ít chiến lược hơn.
Thực tế là kể từ khi nhậm chức, các lãnh đạo Trung
Quốc đã thở phào khi thấy tin về chuyến thăm Trung Quốc của Trump trên Twitter.
Trump đã cảnh báo về trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn, đồng thời ra
lệnh điều tra các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên
không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại những nỗ lực làm tiêu tan
khát vọng của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Điều này có thể thay đổi trong những tháng tới. Nếu
Hoa Kỳ chuyển từ sự hợp tác đầy hậm hực với Trung Quốc sang cạnh tranh quyết liệt
hơn, những tác động tới châu Á và thế giới sẽ vừa mạnh mẽ, vừa khó lường.
Ông Tập thì quyết tâm tránh né điều đó. Ông cần một
thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng
Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.
Cơ hội đánh bóng hình ảnh là cái mà Trung Quốc làm tốt
hơn cả, lại rẻ hơn nhiều so với mở các thị trường trọng điểm hoặc kiềm chế kinh
tế Bắc Hàn. Vì vậy, chủ nhà sẽ đặt vị khác ưa hào nhoáng của mình trong một
quang cảnh tiếp đón lộng lẫy.
Ông Tập sẽ động viên ông Trump tưởng tượng rằng đây
là một chương trong Nghệ thuật của đám phán chứ không phải là Binh Pháp Tôn Tử
của Tôn Vũ.
Rốt cuộc, như Tôn Vũ đã chỉ ra trong cuốn sách cổ của
ông, binh pháp, xảo quyệt, ngoại giao và chia rẽ là tất cả những vũ khí chiến
thắng cho một chỉ huy vĩ đại.
"Chiến
thắng đỉnh cao là đánh bại các kẻ thù mà không phải chiến đấu với chúng."
----------------------------
Tin
liên quan
·
No comments:
Post a Comment