Minh Anh – RFI
Đăng
ngày 23-10-2017
Bộ trưởng Quốc Phòng
Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc,
nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt
câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt do chính Washington tạo ra,
trong bối cảnh ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.
ổng thống Mỹ Donald Trump
(phải) và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tại Nhà Trắng, Washington, ngày
05/10/2017. REUTERS/Yuri Gripas
Tuyên
bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng
tại Philippines, ngoại trưởng Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp
“những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng
lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng
hộ hết mình khối ASEAN”.
Lời
tuyên bố này của ông Jim Mattis nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ đã được ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra hôm thứ Tư 14/10/2017, trình bày một tầm nhìn mới
về Ấn Độ, xem quốc gia đông dân và dân chủ này có thể là một đối trọng với
Trung Quốc trong tương lai.
Phát
biểu của cả hai bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ được trình bày trong bối
cảnh ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đang suy giảm kể từ khi tổng
thống Donald Trump dường như từ bỏ chính sách “xoay trục sang châu Á” của
người tiền nhiệm Barack Obama, qua việc hủy bỏ Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại
Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước mà Hoa Kỳ và các nước tham gia trong
đó có Việt Nam đã tốn mất nhiều năm để thương lượng.
Cho
đến nay, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) thường xuyên bị chia rẽ trước
sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sự chia rẽ
này được thể hiện rõ nét qua những vụ tranh chấp các hòn đảo nhân tạo trên Biển
Đông mà Trung Quốc chiếm đóng và cho xây dựng thành những tiền đồn quân sự.
Tờ
Financial Times nhắc lại, Bắc Kinh đã khôn khéo theo đuổi chính sách phát triển
quan hệ song phương riêng rẽ với từng nước thành viên hòng chia rẽ khối ASEAN.
Và Trung Quốc phần nào đã thu được những kết quả nhất định.
Từ
việc ASEAN không đề cập đến phán quyết của La Haye năm 2016 liên quan đến các
tranh chấp lãnh hải, cho đến việc dần lôi kéo một số quốc gia thành viên rơi
vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ban đầu là Cam Bốt, Lào, nay những quốc gia đồng
minh của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng bắt đầu bị lung lay. Tổng thống
Philippines năm rồi có những lời ca ngợi “tình bạn mới” với
Trung Quốc.
Trong
trước mắt nguy cơ xảy ra đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất thấp, nhưng
giới chuyên gia không loại trừ khả năng một sự leo thang bất ngờ giữa hai đại
cường. Bởi vì, còn có một vài nước trong khu vực vẫn xem Hoa Kỳ như là một đối
trọng trước việc Trung Quốc gia tăng bành trướng sức mạnh kinh tế và quân sự.
Theo
nhận định của ông Michael Vatikiotis, tác giả tập sách nói về Đông Nam Á có tựa
đề “Blood and Silk” (tạm dịch là Máu và Lụa), “việc ông
Mattis đến châu Á là tốt, nhưng những gì người ta thật sự muốn thấy là sự gắn
bó lâu dài” . Vẫn theo chuyên gia này, nếu như Hoa Kỳ đã sao nhãng và
để cho Trung Quốc mở rộng được ảnh hưởng trong khu vực, thì Washington chỉ còn
biết than thân trách phận mà thôi.
Do
vậy, tham vọng thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc không phải là công việc
dễ dàng gì đối với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ.
*
LIÊN QUAN :
*
Thụy My – RFI
Đăng
ngày 23-10-2017
Le Figaro hôm nay có bài viết mang tựa đề « Tập Cận Bình ‘‘Make China
Greastest Again’’ » (làm cho Trung Quốc vĩ đại nhất trở lại). Tác giả Nicolas
Baverez nhận xét, Đại hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn
dành vòng nguyệt quế cho ông Tập Cận Bình. Khi biến mọi lực lượng đối lập thành
con số không, tập trung mọi quyền bính vào tay mình, từ quân sự đến dân sự, ông
Tập đã trở thành lãnh đạo Trung Quốc chuyên quyền nhất, kể từ thời Mao Trạch
Đông đến nay.
Bỏ
tù 10% ủy viên trung ương đảng, bành trướng trên Biển Đông
Việc
không chỉ định ra người kế thừa sẽ mở ra cho Tập Cận Bình cánh cửa tại vị thêm
nhiệm kỳ đến sau năm 2022. Ông Tập đã kết thúc di sản của Đặng Tiểu Bình, kích
hoạt hai cuộc cách mạng. Về đối nội, đó là việc quay lại với tôn sùng cá nhân,
và sự toàn trị ngày càng ít « soft » (mềm) hơn. Về đối ngoại,
đó là sự khẳng định một đại cường bành trướng trên toàn cầu, vào lúc sự lãnh đạo
của Mỹ giảm sút dưới áp lực của chủ nghĩa dân túy và thái độ vô trách nhiệm của
ông Donald Trump.
·
Đọc
thêm: Trung Quốc có thể làm bá chủ thế giới ?
Tuy
vậy, sự cất cánh ngoạn mục của Trung Quốc trong thập niên 2010 chủ yếu là nhờ
Hoa Kỳ xuống dốc, chứ không phải nhờ Trung Quốc hiện đại hóa. Và mục tiêu đưa
Trung Quốc lên vị trí đại cường số một vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm thành
lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khó có thể đạt nổi. Cuộc cách mạng mà ông
Tập Cận Bình tiến hành trong nhiệm kỳ đầu đã để lại những di chứng nặng nề.
Việc
nắm lấy mọi định chế quyền lực đã phải trả bằng một cái giá đắt. Tập Cận Bình lợi
dụng chiêu bài chống tham nhũng để thanh trừng những người trung thành với
Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã làm rúng động toàn bộ ĐCSTQ : 750.000 quan chức
bị trừng phạt, 35.600 bị truy tố, và gần 10% trong số 205 ủy viên trung ương bị
bỏ tù.
Ưu
tiên cho tăng trưởng đã khiến việc tái cơ cấu 155.000 công ty quốc doanh phải
ngưng lại, tín dụng đen nổi lên chiếm 80% GDB, và tỉ lệ nợ nần từ 150% năm 2007
đã tăng vọt lên đến 260% GDB. Chủ nghĩa mác-xít lại được đề cao, đàn áp những
người đấu tranh nhân quyền và giới luật sư, công an giám sát các mạng xã hội
(700 triệu dân Trung Quốc trao đổi với nhau qua WeChat) tạo ra tâm trạng bất
mãn ngày càng tăng.
·
Đọc
thêm: Trung Quốc, cường quốc không bạn bè
Sự
bành trướng trên Biển Đông, thông qua việc bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhỏ ở
vị trí chiến lược ; và « Con đường tơ lụa mới » - một dạng chủ
nghĩa thực dân mới - đã gây lo ngại cũng như phản ứng tại châu Á và châu Phi.
Trong khi đó các nước phát triển phải vận dụng các biện pháp tự vệ trước cạnh
tranh thương mại bất chính như việc phá giá thép, và việc Bắc Kinh tung tiền ra
mua các công ty quan trọng về cơ sở hạ tầng và công nghệ cao.
Thâu
tóm mọi quyền lực, « hoàng đế đỏ » có thể làm hại cải cách
Ngược
với người cha là Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), bạn chiến đấu của Mao Trạch
Đông, phó thủ tướng rồi sau đó thành nạn nhân bị thanh trừng, Tập Cận Bình đã
thâu tóm quyền lực trước khi tiến hành cải cách Trung Quốc. Nhưng ông Tập phải
đối mặt với những thách thức lớn lao vào đầu nhiệm kỳ thứ hai. Theo Le
Figaro, việc tập trung toàn bộ quyền hành trong tay hoàng đế đỏ và quay lại
với chế độ toàn trị, có thể làm phương hại đến tiến trình cải cách đất nước.
Mô
hình phát triển lâu nay của Trung Quốc không thể kéo dài, cả về kinh tế, xã hội
lẫn môi trường. Trong khi đó việc chuyển đổi sang tăng trưởng từ dựa vào kỹ nghệ
sang tiêu thụ và dịch vụ tỏ ra quá chậm chạp : tiêu thụ từ 35% GDP vào năm
2010, nay chỉ là 40%. Các hoạt động được thúc đẩy trở lại sau cơn khủng hoảng
mùa hè 2015 và đầu 2016 là dựa vào sản xuất. Tình trạng sản xuất thừa trong
ngành thép và nhôm không giảm bớt, còn sản xuất và tiêu thụ than đá lại tăng.
Tín
dụng tăng lên, và nợ nần có thể đến 300% vào năm 2022, nuôi dưỡng quả bóng địa ốc.
Tuy nhiên Tập Cận Bình vẫn dè dặt trong cải cách kinh tế : không tái cấu trúc lại
những doanh nghiệp quốc doanh trong các lãnh vực chủ chốt, không mở cửa cho
thương mại và tài chính ; nhưng lại siết chặt về chính trị.
Tờ
báo kết luận, Trung Quốc có công luận của riêng mình. Việc phá vỡ thỏa thuận ngầm
thời Đặng Tiểu Bình - lãnh đạo tập thể, chấm dứt các vụ thanh trừng lớn - đã
gây ra nghi ngại trong nội bộ đảng Cộng Sản. Kinh tế và xã hội bị bóp nghẹt gây
bất mãn. Trung Quốc đã phải trả giá cho chủ nghĩa bành trướng, gây ra một cuộc
chạy đua vũ trang tại châu Á, trong khi những khiêu khích của Bắc Triều Tiên đã
thách thức Bắc Kinh đồng thời đưa Hoa Kỳ trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Trung
Quốc của Tập Cận Bình hiện nay đang dấn tới mà không cần đeo mặt nạ. Giấc mơ
Trung Hoa tuy vậy, tràn ngập những nghịch lý và căng thẳng.
Nhật
Bản : Thủ tướng Abe vượt qua thách thức bầu cử
Nhìn
sang Nhật Bản, các báo Pháp đều đề cập đến chiến thắng của thủ tướng Shinzo Abe
trong cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn. Les Echos nhận xét,
ông Abe đã thắng được thách thức, trong khi nhiều lãnh đạo phương Tây trong những
năm gần đây đã gánh chịu thất bại khi cho giải thể Quốc Hội và tổ chức bầu cử
trước hạn, như cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac và thủ tướng Anh Theresa May.
Tuy
đối lập đã đột ngột tỉnh thức, nhưng họ đã không thành công trong cuộc bầu cử
hôm qua. Tờ báo ghi nhận tỉ lệ vắng mặt đạt mức kỷ lục, một phần do ảnh hưởng của
bão. Giáo sư Michael Cucek thuộc Temple University ở Tokyo cho biết, trước câu
hỏi thăm dò « Vì sao ủng hộ thủ tướng ? », câu trả lời đầu
tiên là « Vì không có ai khác ».
Theo Le
Figaro, người thua cuộc nặng nề nhất là bà Yuriko Koike. Thống đốc Tokyo đã
vội vàng lập ra « Đảng Hy Vọng », nhưng dựa trên những tính
toán vị kỷ thay vì niềm tin. Hôm qua bà đã nhìn nhận thất bại từ…Paris, gây thất
vọng thay vì hy vọng cho những người đã tham gia đóng góp cho chiến dịch tranh
cử của bà.
«
Tuy thua mà thắng » là
ông Yukio Edano, chủ tịch một đảng cánh tả mới thành lập. Không tiền, không
phương tiện, bị loại ra khỏi đảng Dân Tiến (PDP), chỉ trong vòng hai tuần lễ đảng
của ông Edano đã trở thành lực lượng đối lập đáng kể, tuy chỉ bằng 1/5 số ghế của
phe đa số trong Quốc Hội. Nhờ huy động mạng xã hội, chỉ trong vài ngày Yukio
Edano đã nhận được 85 triệu yen (635.000 euro) để vận động tranh cử.
Shinzo
Abe, chính khách bất đắc dĩ
Báo Le
Monde ra từ cuối tuần, vẽ nên chân dung ông Shinzo Abe. Là người thừa
kế một dòng họ danh tiếng, ông là cháu của cựu thủ tướng Nobusuke Kishi
(1957-1960), và cựu thủ tướng Eisaku Sato (1964-1972) từng được tặng giải Nobel
Hòa bình năm 1974. Shinzo Abe bước vào đời sống chính trị khá muộn màng. Sau
khi tốt nghiệp khoa luật trường đại học tư danh giá Seikei, ông sang Mỹ học
khoa học chính trị ở đại học Nam Carolina, rồi sau đó làm việc cho tập đoàn luyện
kim Kobe Steel.
Từ
năm 1982, Shinzo Abe trở thành trợ lý cho cha là ngoại trưởng Shintaro Abe,
chính khách có nhiều khả năng trở thành thủ tướng. Nhưng người cha qua đời năm
1991 ở tuổi 67. Anh thanh niên Shinzo Abe đành phải tiếp nối truyền thống gia
đình, theo quyết định của người mẹ là bà Yoko Abe. Hiện bà vẫn có ảnh hưởng rất
mạnh mẽ, sống chung với hai vợ chồng ông Shinzo Abe. Hai người không có con,
nhưng bà vợ Akie từ chối đề nghị nhận con nuôi của ông Shinzo.
Chính
sách đối ngoại của ông biểu trưng cho sự nhập nhằng của cánh hữu, vừa dân tộc
chủ nghĩa vừa thân Mỹ. Ông Shinzo Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Hoa Kỳ
gặp gỡ ông Donald Trump khi vừa nhậm chức tổng thống. Le Monde dẫn
lời những người thân cận ông Abe nhận định, sự thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo
là phương tiện duy nhất để gây ảnh hưởng lên chính sách châu Á của tổng thống Mỹ.
Nhưng
theo Le Figaro, trong chuyến công du Nhật Bản đầu tháng 11 tới,
Donald Trump như một con voi bước vào cửa hàng bán đồ sứ. Các viên chức ngoại
giao cao cấp của Nhật trải qua những đêm trắng để tìm cách « hạn chế
thiệt hại ». Ông Trump sẽ có thái độ như thế nào trước Nhật hoàng, và
trước báo chí ? Dân Nhật sẽ chịu đựng việc Tokyo ủng hộ Donald Trump vô điều kiện,
kể cả những tuyên bố nảy lửa về Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, cho đến bao giờ ?
Đối
với chủ trương sửa đổi Hiến pháp chủ hòa của ông Shinzo Abe, tờ báo cho rằng
không có gì ngăn trở nước Nhật đòi hỏi trở thành một cường quốc quân sự, mang lại
tính chính danh cho quân đội nước mình. Nhưng do được tiến hành bởi một chính
khách muốn làm ngơ trước những hành động của quân phiệt Nhật trước đây, nên
công luận Nhật tỏ ra lo ngại.
Đày
ải người Rohingya : Tội ác chống nhân loại
Còn
tại Miến Điện, Le Monde trong bài xã luận mạnh mẽ tố cáo «
Việc lưu đày người Rohingya là tội ác chống nhân loại ».
Từ
8 tuần qua, làn sóng người Rohingya chạy sang tị nạn tại Bangladesh không ngày
nào ngưng lại. Từ ngày 25/8 đến nay, đã có 600.000 người phải lìa bỏ làng mạc,
rời mảnh đất của mình, bổ sung vào số người đã phải chạy trốn cách đây 30 năm.
Theo Le
Monde, từ ngữ « cuộc di dân » trong trường hợp người
Rohingya là thiếu chính xác, vì họ không chỉ chạy trốn bạo lực, mà đây chính là
mục tiêu của chiến dịch quân sự Miến Điện. Cụ thể, đây là một « sự lưu
đày », với tầm vóc quy mô và tốc độ của nó. Về mặt luật pháp, đó
là « tội ác chống nhân loại ».
Amnesty
International trong báo cáo rất chi tiết công bố hôm 18/10 đã mô tả « một
chiến dịch có hệ thống, có kế hoạch và vô nhân đạo ». Tổ chức quốc tế
này đã nhận diện ít nhất sáu tội ác có thể liệt vào tội chống nhân loại, đó
là « giết người, đày ải, tra tấn, hãm hiếp, đàn áp, và các hành động
phi nhân khác như bỏ đói ». Human Rights Watch cũng có kết luận tương
tự, và 80 tổ chức phi chính phủ (NGO) khác hoạt động tại Miến Điện và
Bangladesh cũng đồng thuận.
Chính
phủ và quân đội Miến Điện còn vi phạm cả các luật lệ thời chiến. Tuy hiếm có một
quân đội nào lại không phạm phải tội ác chiến tranh, nhưng sự thiếu vắng các
lên án và trừng phạt đối với Miến Điện, thật sự gây sốc. Amnesty International
kêu gọi ngưng các hợp tác quân sự cấm vận vũ khí và trừng phạt những kẻ chịu
trách nhiệm.
Không
ai có thể đoán được tương lai của người Rohingya ra sao. Ngược lại, cộng đồng
quốc tế, hoặc thông qua Hội đồng Bảo an, hoặc từng nước có thể lên tiếng. Le
Monde kết luận, những tội phạm chống nhân loại ở Miến Điện, thậm chí có thể cả
giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, cần phải biết rằng tội ác của họ có mang
một cái tên, và Tòa án Hình sự Quốc tế một ngày nào đó có thể yêu cầu họ phải
trả lời.
Lao
động biệt phái, quấy rối tình dục : Tựa chính báo Pháp
Các
vấn đề thời sự trong nước chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Về kinh tế, Les
Echos cho biết « Các cải cách thuế của tổng thống Macron được
đặt trên đường ray », còn Le Figaro chạy tựa «
Châu Âu trước thử thách lao động biệt phái ».
Về
mặt xã hội, Libération dành tựa chính và bốn trang trong cho
chủ đề « Sau rừng Calais là niềm hy vọng mới ». Cách đây đúng
một năm, 7.600 di dân đã được giải tỏa khỏi khu rừng, và nay phân nửa trong số
này đã được chấp nhận cho tị nạn, bắt đầu quá trình hòa nhập vào nước
Pháp. Le Monde nói về một hồ sơ lớn khác : « Quấy nhiễu
tình dục : Phụ nữ đã dám lên tiếng ». Cũng như ở Hoa Kỳ, tại Pháp cũng
có rất nhiều phụ nữ không còn giữ im lặng mà mạnh dạn tố cáo, kể cả một số người
nổi tiếng, và trong nhiều lãnh vực. Tương tự, ảnh bìa của La Croix là
một phụ nữ đang giơ tay ngăn cản, với dòng tựa « Quấy nhiễu : Hãy phản ứng
trên mọi mặt », từ luật pháp cho đến lãnh vực giáo dục, văn hóa
No comments:
Post a Comment