Phạm Chí Dũng
Gửi
cho BBC từ Sài Gòn
26 tháng 10 2015
Sau
Hội nghị trung ương lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, rất có thể mọi việc
vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương quan lực lượng vẫn đang là
50/50. Nếu Hội nghị 13 chứa đựng nội dung bỏ phiếu cho « tứ trụ »,
ai giành phiếu cao hơn sẽ là câu hỏi sống chết.
Khác hoàn toàn với hình ảnh mặt hồ không gợn sóng tại
Hội nghị trung ương 11 vào giữa năm 2015, Hội nghị trung ương 12 của Đảng CSVN
khai tỏa vào tháng 10/2015 đã đạt tới tiêu chí tiêu biểu của thông tin nhiễu loạn.
Trước, trong và sau hội nghị này, các « fan hâm
mộ » của Thủ tướng chính phủ lẫn phe đảng liên tiếp « dội bom »
vào nhau khiến dư luận không biết đâu mà lần.
Hai
bờ đối nghịch
Có lẽ khó ai có thể hình dung được nhân vật được
quan tâm nhất trong chính trường Việt Nam - ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ
tướng - sẽ tiếp tục đường danh nghiệp của mình như thế nào – Tổng bí thư, Tổng
bí thư kiêm Chủ tịch nước, hoặc sẽ trở thành một « thái thượng
hoàng » buông rèm nhiếp chính theo một nghĩa nào đấy.
Tuy nhiên, chi tiết khá rõ cho tới giờ là Hội nghị
trung ương 12 đã chưa thể « gút » được các nhân sự cao cấp nằm trong
« bộ tứ ». Vì thế, đảng cầm quyền còn cần đến Hội nghị 13, có thể diễn
ra vào tháng Mười Hai tới, thậm chí cần cả Hội nghị 14 - được coi là « đại
hội trù bị » ngay trước đại hội chính thức lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm
2016.
Tuy vấn đề nhân sự cao cấp chưa giải quyết được,
nhưng ngay sau Hội nghị 12 đã xuất hiện vài bài viết được tung lên mạng xã hội,
cho rằng có 3 phương án nhân sự cho « tứ trụ »đã được Bộ Chính trị phổ
biến để lấy ý kiến các ủy viên trung ương đảng. Trong đó có đến hai phương án
mà ông Nguyễn Tấn Dũng được xếp vào vị trí Tổng bí thư.
Nhưng một số tin tức lại cho rằng tại Hội nghị 12,
các ủy viên trung ương đảng chỉ được tổ chức lấy ý kiến thăm dò về nhân sự các
thành viên (cũ và mới) trong Bộ Chính trị và chủ yếu là thông qua tiêu chí
« đặc biệt » về nhân sự cao cấp mà tác giả là Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, chứ chưa có cuộc bỏ phiếu nào về « tứ trụ ».
Một bài viết được cho là xuất phát từ bên đảng đã
đánh giá thực lực của Thủ tướng Dũng trong Ban chấp hành trung ương hiện thời
chỉ còn 3 phần, so với 7 phần trước đây; và hiện có tới 13 người trong Bộ Chính
trị dưới cờ ông Trọng - hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của phe ủng hộ Thủ
tướng khi cho rằng ông Dũng vẫn đang ở thế « thượng phong ».lãnh đạo.
Cuộc đấu truyền thông cũng bởi thế đang ngày càng
căng thẳng và khốc liệt. Tuy nhiên cho tới nay và vẫn theo « truyền thống »,
cuộc chiến này chỉ diễn ra trên mặt trận duy nhất là mạng xã hội, hay còn được
gọi là « lề trái », trong khi toàn bộ 800 tờ báo nhà nước im thin
thít.
Với phần lớn tổng biên tập chịu sự chi phối và can
thiệp trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương lẫn các ban tuyên giáo cấp tỉnh
thành, tâm tư dễ hiểu nhưng khó được cảm thông là đa số tổng biên tập đều quyến
luyến cái ghế của mình khi Đại hội Đảng lần thứ 12 cùng công tác tổ chức đang đến
rất gần.
Cán
cân 50/50?
Thời đại bùng nổ Internet đã tiếp thêm sinh lực cho
cuộc đấu đạt đến tiêu chí không khoan nhượng trong nội bộ đảng. Hiển nhiên bên
nào mạnh hơn về truyền thông, bên đó sẽ nắm ưu thế tạo ra tác động chi phối về
tâm lý đối với người bỏ phiếu.
Trong lúc bên đảng vẫn lúng túng chậm lụt trước mạng
xã hội mà chỉ biết trông chờ vào những « cơ quan ngôn luận » như báo
Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, những người ủng hộ Thủ tướng Dũng lại nhanh nhạy
và sáng tạo hơn hẳn với hàng loạt bài viết ca ngợi ông Dũng không tiếc lời.
Những bài viết này lại được gửi đến những trang mạng
xã hội có số đông người truy cập như Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày, Ba Sàm, Dân
Làm Báo… cùng vài blog cá nhân khác như một ý thức muốn « vận dụng
linh hoạt » mạng xã hội như một công cụ để loan tải ý đồ tranh đấu
nội bộ, cho dù những trang này đã và vẫn đang bị chính quyền, công an Việt Nam
lên án hoặc « thế lực thù địch » hoặc « phản
động ».
Trong lúc một số bài viết luôn khẳng định ưu thế vượt
trội của một trong hai bên, thậm chí còn có tin đồn về việc TBT Trọng giới thiệu
Thủ tướng Dũng làm Tổng bí thư khóa 12 tới, việc phân tích và đối sánh các bài
viết này với nhau lại là một trò chơi giải phương trình toán học không kém thú
vị.
Ngày 20/10/2015, trên trang BBC xuất hiện bài viết của
tác giả khá quen thuộc Nguyễn An Dân –
người từng có nhiều bài viết được cho là công khai ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng – với câu kết « mong là lần này Ban chấp hành Trung ương có
quyết định sáng suốt và đúng đắn, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và
dân tộc trong khúc ngoặt quan trọng này ».
Việc tổng hợp các thông tin cho thấy sau Hội nghị
trung ương 12, rất có thể mọi việc vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương
quan lực lượng vẫn đang là 50/50.
Câu
hỏi sống chết
Một khi vẫn chưa có gì chứng tỏ một bên nào đó vượt
hẳn so với bên kia, tình trạng giằng co này lại phụ thuộc một phần vào các chuyến
thăm Việt Nam sắp tới của Tập Cận Bình và Obama.
Nhưng phương trình đối ngoại của đảng Cộng sản Việt
Nam giờ đây lại trở nên « đồng chí » hơn là hai khuynh hướng tách bạch
« hướng Mỹ » và « hướng Trung » trước đây. Nếu sau vụ việc
giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vỗ mặt giới lãnh đạo Hà Nội vào giữa năm 2014
mà đã tạo nguồn cơn cho chủ thuyết « dần thoát Trung » trong phần lớn
nội bộ đảng cho đến giờ này, người ta có thể hình dung rằng giữa hai ứng cử
viên tiềm năng cho chức vụ Tổng bí thư đại hội 12 là TBT Trọng và Thủ tướng
Dũng ít nhất cũng không quá cách biệt: điểm đến xứ Cờ Hoa.
Một năm sau vụ Giàn khoan HD-981, Tổng bí thư Trọng
đi Washington và đã được đón tiếp bằng cờ và hoa đúng nghĩa. Hai món quà của
ông Trọng đáp lễ cũng ý nghĩa không kém: chính thể độc tài Việt Nam chấp nhận định
chế Công đoàn độc lập và sau đó chấp nhận cả thực tồn của Xã hội dân sự, dù mới
chỉ trên phương diện nguyên tắc.
Tiếp tới, người Hà Nội ngó sang Dinh Thủ tướng xem
ông sẽ « cải cách thể chế » ra sao như đã hứa hẹn
quá nhiều lần nhưng vẫn chưa có manh mối gì xác minh.
Những ngày gần đây, ở Hà Nội cũng đang nổi lên dư luận
về tình trạng « thất sủng » của những quan chức Việt tốt nghiệp từ
Trung Quốc, trong khi giới chức đồng bào nhưng tu nghiệp ở Hoa Kỳ lại có cơ hội
được ngẩng mặt hơn.
Nếu xét từ biểu hiện bề nổi ấy, chẳng có quá nhiều
lý do để lo ngại rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình sẽ khiến đảo lộn chính trường
Việt trước Đại hội 12, mà ngay trước mắt là Hội nghị trung ương 13.
Chỉ còn ẩn số về chuyến thăm của Obama sẽ có lợi cho
ai…?
Công tác giải phương trình nhiều ẩn số, về cơ bản sẽ
thuộc về giới chính khách Việt và các nhóm lợi ích trong nước.
Nếu hội nghị 13 chứa đựng nội dung bỏ phiếu cho
« tứ trụ », ai giành phiếu cao hơn sẽ là câu hỏi sống chết.
-------------------
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm
riêng của tác giả, một nhà quan sát và nhà báo độc lập đang sinh sống ở Sài
Gòn.
No comments:
Post a Comment