30/04
là một ngày gây nhiều tranh cãi. Nói chính xác nó là một vết thương của dân tộc.
Cứ mỗi sau 365 ngày vết thương lại bị khoét một lần nên mãi 42 năm không lành,
và mãi mãi sẽ không lành nếu ĐCS còn ăn mừng chiến thắng khi nhân dân đã ngộ ra
nỗi đau.
Thực
ra qua 42 năm, thời gian đủ dài để người Việt có lương tri ngẫm lại xem thử cái
mà ĐCS gọi là chiến thắng đó mang lại gì cho dân tộc này?
Kết thúc một ách áp bức
của "đế quốc Mỹ" ư? Họ áp bức bóc lột dân Việt Nam những gì khi
người dân Miền Nam giàu có thịnh vượng hơn dân Miền Bắc bội phần? Và nếu họ áp
bức thì tại sao năm 1995 sau hàng loạt thiện chí của Nhà nước nước CHXHCN VN
như việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ và tìm người Mỹ mất tích thì Mỹ mới tiến tới
bỏ cấm vận 1995, và năm 2.000 Mỹ tiến tới bình thường hóa quan hệ. Vậy chiến thắng
"đế quốc Mỹ" để làm gì? Hàng triệu sinh mạng dân đổ xuống để làm gì?
Điểm này dân đã biết và là nỗi đau cho cả 93 triệu dân chứ không chỉ cho bên
thua cuộc.
Kết thúc một nhà nước
tư bản kiểu Mỹ để xây dựng CNXH trên toàn đất nước ư? Đối với nhân dân thì
chủ nghĩa nào không quan trọng, điều quan trọng là Nhà nước nào trao cho dân
quyền làm chủ, Nhà nước nào mang lại phồn vinh cho đất nước, Nhà nước nào mang
lại ấm no cho nhân dân thì Nhà nước đó được dân ủng hộ thôi. Vậy là Nhà nước tư
bản tam quyền phân lập hay nhà nước CS độc tài toàn trị? Câu trả lời không khó
khi mô hình Nhà nước kiểu VNCH hiện nay còn nguyên đó như Đài Loan và Hàn Quốc.
Vậy nướng hàng triệu sinh mạng của nhân dân để làm gì? Để đổi lấy sự mất tự do
và đói nghèo lạc hậu à? Đây là nỗi đau cho cả dân tộc chứ không chỉ nỗi đau của
bên thua cuộc.
Để đuổi quân cướp nước
ư? Mỹ
có cướp nước ta hay không thì hãy trả lời câu hỏi. Khi quân Mỹ còn hiện diện
trên đất nước này họ có chiếm một tấc đất nào của nước ta làm lãnh thổ nước họ
không? Hãy nhìn rộng ra trên thế giới, Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề từ 2 quả
bom nguyên tử do Mỹ ném xuống 2 thành phố lớn của họ, nỗi căm thù của dân Nhật
không có ư? Câu trả lời là có, rất căm Mỹ là khác. Nhưng người Nhật đánh giá
đúng bản chất người Mỹ, Mỹ thắng đấy nhưng không cướp nước. Nhật hiểu rằng với
vai trò đứng đầu khối tư bản, Mỹ cần đóng quân trên lãnh thổ Nhật để canh chừng
2 con mãnh hổ CS Nga và Tàu. Nhật biết rằng sau chiến tranh đang kiệt quệ kinh
tế, Nhật cần Mỹ bảo vệ để dồn sức phát triển kinh tế và họ đã lựa chọn sáng suốt.
Tương tự Nhật Bản thì Hàn Quốc cũng có lựa chọn sáng suốt. Nhật và Hàn có bị Mỹ
cướp nước không? Câu trả lời là không. Và đau nhất là VNCH cũng có lựa chọn
tương tự nhưng đã bị người anh em ruột thịt phía Bắc hoàn toàn không hiểu mà bị
vu cho bán nước. Vậy tốn hàng triệu sinh mạng để làm gì? Để đuổi đi một sự bảo
trợ quân sự hùng mạnh nhất thế giới, để rồi con mãnh thú CS Tàu nuốt trọn Hoàng
Sa à? Sau hiệp định Paris năm 1972, sang 1973 Mỹ rút hết quân và 1974 Trung Quốc
cướp Hoàng Sa.
Để đánh đổ "bọn
bán nước cho Mỹ" ư? Ai bán nước, ai yêu nước thì hãy xem xét lại. Đã 42 năm
sau ngày biến cố đau thương đó, đủ lâu để nhận xét một cách công tâm. Thật sự
cho đến nay thời gian cũng đủ lâu để Mỹ công khai những tài liệu mật, và vả lại
chế độ VNCH cũng đã không còn. Nhưng không thể tìm ra một văn bản nào VNCH ký
bán lãnh thổ hay một phần nào của lãnh thổ cho Mỹ cả. Mà ngược lại, phía VNDCCH
đã có công hàm Phạm Văn Đồng ký bán Hoàng - Trường Sa cho Trung Quốc rõ ràng ra
đó. Và sau này Lê Duẩn cũng đã khẳng định vai trò tay sai bán nước của ĐCS rằng
"Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Và như thế ĐCS nướng
hàng triệu sinh mạng để đánh đổ một nhà nước của người Việt để thống nhất một mối
về tay một tập đoàn bán nước ư? Đây là sự đau đớn của cả dân tộc chứ đâu chỉ nỗi
đau của bên thua cuộc.
Ngày nay, biến cố đã
qua 42 năm. Mọi sai lầm của ĐCS đã gây ra là không thể chối bỏ. Nó đã là lịch sử rồi
không thể thay đổi được gì nữa. Nói ra sai lầm này cũng mong ĐCS nhận ra và hiểu
rằng hiện tại ĐCS vẫn đang trượt dài theo lối mòn quá khứ. Vẫn đi ngược lại quyền
lợi dân tộc cả đối nội lẫn đối ngoại. Trong nước, sự bảo thủ cố chấp của ĐCS
khi cố giữ quyền lực mọi giá mà khước từ một mô hình nhà nước tiến bộ kiểu Tây
Âu và Mỹ. Không chỉ mô hình nhà nước kiểu Âu Mỹ là khao khát của nhân dân mà mô
hình chính trị và tổ chức xã hội như họ cũng là khao khát của nhân dân nốt. ĐCS
đang đi ngược nguyện vọng nhân dân rồi và đừng cố chấp xỏ mũi dân tộc lôi đi
con đường mà dân tộc này không muốn. Phải tính tới thay đổi để sống chung với
dân tộc này cho lâu bền. Về đối ngoại, hãy lánh xa Trung Quốc để đứng cùng dân
tộc. Việt Nam đã mất quá nhiều về tay Trung Quốc. Chọn đường lối ngoại giao
theo Tàu là tự khẳng định mình là kẻ phản quốc, dân tộc này sẽ không dung thứ
đâu. Thật đấy.
---------------------------------------
XEM THÊM
Tháng
ba, năm 2018. Tròn 30 năm Tàu Cộng cướp được một phần quần đảo Trường Sa của Việt
Nam gồm tám bãi cát san hô, giết 64 người lính Hải quân Việt Nam trên bãi Gạc
Ma.
Tháng
ba, năm 2018. Người dân Việt Nam mang nỗi đau 30 năm mất một phần Trường Sa và
kẻ hí hửng 30 năm cướp được một phần Trường Sa của Việt Nam đều có hoạt động tưởng
niệm, ghi nhớ sự kiện lịch sử này, đương nhiên với hình thức khác nhau.
Người
dân Việt Nam mang nỗi đau Trường Sa đã nhắc nhau đúng ngày 30 năm trước 64 người
lính giữ Gạc Ma bị Tàu Cộng thảm sát và cướp núm cát Gạc Ma, cùng nhau lặng lẽ
mang nỗi đau Trường Sa, mang hương hoa đến tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng
đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn. Hương hoa tưởng nhớ những hồn thiêng Việt Nam ở lại
mãi với Trường Sa. Còn nỗi đau nén lại trong lòng để thêm đinh ninh trong dạ
món nợ Trường Sa.
Kẻ
cướp được một phần Trường Sa của Việt Nam thì huênh hoang hướng sự kiện 30 năm
Trường Sa ra thế giới bằng việc tung ra thế giới bộ phim xây dựng công phu, tốn
kém Điệp Vụ Biển Đỏ. Đưa bộ phim ra thế giới nhưng nội dung Điệp Vụ Biển Đỏ như
chỉ để dành cho Việt Nam, như chỉ để dằn mặt Việt Nam, răn đe Việt Nam. Mượn một
sự việc xảy ra ở Biển Đỏ năm 2015 mà Hải quân Tàu Cộng có tham gia, Điệp Vụ Biển
Đỏ nhằm tới hai mục đích:
Một.
Trực tiếp phô trương sức mạnh ghê gớm của đội quân Tàu Cộng trên biển. Một đội
quân tinh binh, làm chủ kĩ chiến thuật, với vũ khí tối tân, hiện đại, Hải quân
Tàu Cộng đã thực hiện thắng lợi những điệp vụ gay cấn, khẩn cấp.
Hai.
Gián tiếp khẳng định Nam Hải (biển Đông của Việt Nam) với những những nhóm đảo
Tam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ Tàu Cộng, đang được
lính Hải quân Tàu Cộng hùng mạnh cùng vũ khí hiện đại giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt
và hiệu quả.
Khoe
sức mạnh Hải quân Tàu Cộng để dẫn đến cái kết của phim: Hạm đội hải quân Tàu Cộng
rẽ sóng trên vùng biển được xác định rõ bằng chữ trên màn hình là Nam Hải tức
là Biển Đông của Việt Nam. Trên biển Đông của Việt Nam hạm đội Tàu Cộng bỗng
phát hiện những chiếc tàu phía xa, tàu chiến Tàu Cộng liền phóng loa cảnh báo:
“Chú ý! Đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc.
Xin hãy rút đi ngay!”
Tiếng
loa trong Điệp Vụ Biển Đỏ chính là tiếng loa từ tàu chiến Tàu Cộng vẫn thường
phóng sang những con tàu Việt Nam đang hoạt động ở Trường Sa, Hoàng Sa. Chỉ
khác ngôn ngữ trong phim Điệp Vụ Biển Đỏ nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự. Còn
ngôn ngữ từ tàu chiến Tàu Cộng choang choang phóng sang tàu Việt Nam ở biển
Đông là ngôn ngữ kẻ cướp có sức mạnh, đầy trịch thượng, bặm trợn và đe dọa. Từ
trên con tàu rập rình ăn cướp biển Đông của Việt Nam, tiếng loa nói lời kẻ cướp
với những người chủ biển Đông đích thực: Đây là lãnh hải Trung Quốc. Kẻ xâm phạm
lãnh hải Trung Quốc nếu không rút đi sẽ bị tiêu diệt!
Bộ
phim có tên Điệp Vụ Biển Đỏ nhưng nội dung phim chính là Điệp Vụ Biển Đông. Biển
đỏ chỉ là màu đỏ của đông phương hồng, mặt trời lên, màu đỏ của lá cờ năm sao
Tàu Cộng đang tràn ngập biển Đông.
Ba
mươi năm Tổ quốc Việt Nam bị giặc Tàu Cộng cướp tám đảo trong quần đảo Trường
Sa. Ba mươi năm 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma trong quần đảo
Trường Sa bị giặc Tàu Cộng giết hại và cướp đảo. Người dân Hà Nội, Sài Gòn làm
lễ tưởng niệm 30 năm nỗi đau Trường Sa, Gạc Ma thì nhà nước cộng sản Việt Nam
huy động một lực lượng lớn công an phá buổi lễ tưởng niệm của lòng yêu nước, rải
công an chặn cửa không cho người dân ra khỏi nhà tham gia lễ tưởng niệm.
Ba
mươi năm cướp được tám đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Tàu Cộng đầu
tư gần trăm triệu đô la làm phim Điệp Vụ Biển Đỏ phô trương sức mạnh và cũng là
một hình thức tuyên dương anh hùng lực lượng đã cướp một phần Trường Sa của Việt
Nam, ngạo ngược công bố với thế giới rằng biển Đông là lãnh hải của chúng và
Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của chúng. Với bộ phim Điệp Vụ Biển Đỏ, Tàu Cộng
đã hợp thức hóa với thế giới sự chiếm hữu biển Đông của Việt Nam.
Và
Điệp Vụ Biển Đỏ đã được 100 % thành viên trong hội đồng duyệt phim quốc gia thuộc
bộ Lễ của nhà nước cộng sản Việt Nam cho phép chiếu rộng rãi trên toàn quốc Việt
Nam đúng vào giữa tháng ba năm thứ ba mươi Tổ quốc Việt Nam mang nỗi đau Trường
Sa, Gạc Ma.
Hội
đồng duyệt phim quốc gia của nhà nước cộng sản Việt Nam gồm những gương mặt đường
đường phương diện quốc gia: Lãnh đạo cấp Vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương đảng
cộng sản cầm quyền, Lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện
ảnh Việt Nam . . . 100% thành phần hội đồng quyền uy đó đã nhất trí biểu quyết
cho phép Điệp Vụ Biển Đỏ, bộ phim phô trương sức mạnh kẻ đã cướp toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa và cướp tám đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam được công chiếu
trên toàn cõi Việt Nam. Cho phép Điệp Vụ Biển Đỏ, bộ phim lớn tiếng nói với thế
giới rằng biển Đông của Việt Nam đã là lãnh hải của Tàu Cộng được công chiếu
trên toàn cõi Việt Nam.
100
% biểu quyết cho bộ phim Điệp Vụ Biển Đỏ được chiếu trên toàn cõi Việt Nam, hội
đồng duyệt phim quốc gia của nhà nước cộng sản Việt Nam nếu không 100 % ngu dốt
thì chắc chắn 100 % đã bán linh hồn cho giặc Tàu Cộng rồi!
Ảnh
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=809610829240299&set=pcb.809611212573594&type=3&theater
. Hình ảnh phim Điệp Vụ Biển Đỏ
. Những người mở cửa cho Điệp Vụ Biển Đỏ tràn vào Việt Nam chiếm lĩnh màn hình cinéma trên toàn cõi Việt Nam
. Hình ảnh phim Điệp Vụ Biển Đỏ
. Những người mở cửa cho Điệp Vụ Biển Đỏ tràn vào Việt Nam chiếm lĩnh màn hình cinéma trên toàn cõi Việt Nam
*
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Đại tá, nhà văn Phạm
Đình Trọng
Thời thanh niên, lứa
chúng tôi đã được đọc những tác phẩm đấy chất lính của anh bộ đội trẻ Phạm Đình
Trọng, nhất là những truyện ký về hải quân. Nghe tin ông tự ra khỏi Đảng (đã có
gần 40 năm tuổi Đảng), tôi cũng muốn tìm hiểu xem sao. Và đây là Thư thông báo
của ông đại tá văn sĩ.
No comments:
Post a Comment