Được
đăng ngày Thứ tư, 11 Tháng 2 2015 04:55
Chị
Hoàng Thị Chót: “Trong lúc này mình nên đồng cam cộng khổ,
giúp đỡ mọi người để họ có việc làm”. Ảnh Báo Lao Động VN 2014
giúp đỡ mọi người để họ có việc làm”. Ảnh Báo Lao Động VN 2014
Năm
Giáp Ngọ đã gần qua, năm Ất Mùi đang đến. Trong những ngày tháng cuối cùng của
năm cũ chúng tôi muốn dành sự quan tâm và mong hướng sự chú ý của dư luận đến một
cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tuy không đông đúc nhưng đang phải chịu những
thiệt hại rất lớn về tinh thần lẫn vật chất: Cộng đồng người Việt tại Ukraine (Ukraina).
Cộng
đồng người Việt tại Ukraine có khoảng từ mười đến mười lăm ngàn người
(10.000-15.000), sống chủ yếu ở các thành phố lớn như thủ đô Kiev, thành phố
công nghiệp Kharkov, thành phố cảng Odessa… Ngoài ra còn một số ít sống rải rác
ở tỉnh Kherson và Donetsk. Đa số người Việt sinh sống tại Ukraine là công nhân
lao động thời Liên Xô, một số ít là du học sinh, sinh viên Việt Nam ở lại, một
số lượng tương đối đến Ukraine bằng con đường du lịch thăm thân và sau đó ở lại
làm ăn.
Ukraine
là một nước Châu Âu, dân số khoảng 45 triệu người trong đó người Ukraine chiếm
77,8% dân số và đứng thứ hai là người Nga với 17,3% dân số, tiếng Nga là ngôn
ngữ lớn thứ hai với khoảng 30% người sử dụng, chủ yếu là vùng phía Đông. Diện
tích của Ukraine hơn 600.000 kilomet vuông, lớn thứ hai ở Châu Âu (sau Nga, lớn
hơn cộng hòa Pháp và gấp đôi Việt Nam). Đất đai của Ukraine nổi tiếng vì sự phì
nhiêu và màu mỡ, có chuyện kể lại rằng trong thế chiến thứ hai, người Đức sau
khi xâm chiếm Ukraine đã lấy đất của Ukraine chở về nước. Năm 1922, Ukraine sáp
nhập vào Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (CCCP) cho đến khi đế chế
độ này sụp đổ. Ukraine tuyên bố độc lập vào ngày 24/8/1991. Ukraine theo thể chế
chính trị bán tổng thống (giống nước Pháp) với tổng thống đầu tiên là Kravchuk.
Năm 2004 Viktor Yanukovych, khi đó là thủ tướng tuyên bố thắng cử trong một cuộc
bầu cử mà dư luận cho là gian lận. Phe đối lập kêu gọi biểu tình, Cách mạng Cam
nổ ra và kéo dài suốt 17 ngày đêm, bầu cử được tổ chức lại và Yushenko, một
chính khách đối lập thân Phương Tây đã chiến thắng và trở thành tổng thống
Ukraine. Suốt trong 4 năm cầm quyền, Yushenko và nữ thủ tướng Julia Tymoshenko
đã thất bại trong việc cải cách và kéo Ukraine ra khỏi quĩ đạo của Nga. (Quĩ đạo
Nga, gồm các nước
hậu Liên Xô vẫn là các nước độc tài toàn trị, dân chủ chỉ là bình phong và giả
hiệu)
Quá
thất vọng với chính quyền Yushchenko, người dân đã bỏ phiếu cho phe đối lập do
Yanukovych cầm đầu, thân Nga. Đây là một sai lầm khủng khiếp của người dân
Ukraine nói chung và đặc biệt là giới trí thức tinh hoa Ukraine nói riêng. Sau
khi lên cầm quyền và nhận được sự hậu thuẫn của điện Kremlin, chính quyền này
tha hồ tham nhũng và cướp bóc. Một sai lầm tất yếu của các chế độ độc tài là
chúng cướp bóc ngay cả những người từng ủng hộ chúng, tức là các nhà tài phiệt
và giới trung lưu. Ví dụ đương kim Bộ trưởng nội vụ Ukraine, ông Avakov, từng
là một triệu phú giàu có và là cựu tỉnh trưởng Kharkov. Sau khi Yanukovych lên
cầm quyền, ông không những mất hết tài sản mà còn bị truy nã gắt gao khiến ông
phải chạy trốn sang Ý. Ông trở về khi Maidan bùng nổ và ông ta chắc chắn đã
đóng góp hết mình cho cuộc lật đổ cựu tổng thống Yanukovych.
Cuối
năm 2013, sau khi Yanukovych từ chối ký vào hiệp ước liên kết với Liên Minh
Châu Âu (EU) để nhận 15 tỉ đôla viện trợ của Nga và để được Nga giảm 1/3 giá
khí đốt, người dân Ukraine đã tức giận tràn xuống đường phản đối. Cuộc biểu
tình ôn hòa của người dân Ukraine có lúc lên đến hàng triệu người đã kéo dài hơn
ba tháng và sau đó kết thúc trong đổ máu khi chính quyền kiên quyết không đối
thoại và không nhượng bộ trước người biểu tình. Trong những ngày cuối cùng, cảnh
sát chống bạo động đã bắn vào người biểu tình làm hơn một trăm người chết (chủ
yếu là các thành phần cực hữu), thế giới phẫn nộ và Yanukovych lùi bước, chấp
nhận một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn. Nếu không có một trăm người chết
đó thì có lẽ Ukraine đã thay đổi trong hòa bình như cuộc Cách mạng Cam trước
đây. Tuy nhiên, cuộc phản kháng của người biểu tình đã vượt khỏi sự kiểm soát của
các lãnh đạo đối lập, Yanukovych hèn nhát bỏ chạy để lại một đất nước đổ vỡ và
tan hoang sau lưng. Một chính quyền mới ra đời từ quảng trường Maidan với một sứ
mệnh đặc biệt: Đem Ukraine đến với các giá trị của Châu Âu, tách rời hoàn toàn
khỏi quĩ đạo của Nga.
Bất
ngờ với những gì xảy ra tại Ukraine, nguy cơ mất hoàn toàn Ukraine và một viễn
cảnh Ukraine có thể gia nhập NATO, EU và trở thành đối kháng với Nga… Putin
choáng váng và quyết định ra tay trước. Putin lập tức chiếm bán đảo Krime bằng
vũ lực và sát nhập ngay vùng đất này vào lãnh thổ Nga. Không dừng lại ở đó,
Putin tiếp tục chiếm lấy hai tỉnh của Ukraine là Donetsk và Lugansk bằng vũ lực
thông qua một lực lượng với tên gọi là “ly khai” nhưng thực chất là quân đội
Nga. Cuộc chiến không tuyên bố giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn nửa năm qua với
số người thiệt mạng lên đến 5500 người, con số trên thực tế tất nhiên là cao
hơn hàng chục lần con số công bố. Phương Tây và Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận lên
chính quyền Nga từ tháng 3/2014 nhằm gây áp lực buộc Nga rút quân khỏi Ukraine.
Nhưng bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế Nga, cho đến nay, vẫn chưa thấy bất
cứ dấu hiệu nào chứng tỏ Putin nao núng và chấp nhận xuống thang.
Trước
sự cứng rắn của Putin, Mỹ và Phương Tây phải chấp nhận nhượng bộ. Trong cuộc viếng
thăm Ukraine ngày 5/2/2014 ngoại trưởng Mỹ Kerry thông báo là Mỹ sẽ không cấp
vũ khí và tiền bạc cho Ukraine. Ngay tối hôm đó thủ tướng Đức Merkel và tổng
Pháp Hollande, hai nguyên thủ hàng đầu của EU đã bay đến Kiev và sau đó là
Moscow để trình bày một “giải pháp hòa bình” cho Ukraine. Nội dung của các cuộc
gặp gỡ này vẫn chưa được công bố. Có lẽ phải chờ đến cuộc gặp gỡ bốn bên: Nga,
Ukraine, Pháp, Đức tại Minsk trong ngày 11/2/2015. EU và Ukraine phải chấp nhận
ít nhất là hai điều kiện: Ukraine sẽ không gia nhập NATO và khu vực mà ly khai
đang chiếm giữ sẽ là khu vực tự trị hoàn toàn trên thực tế nhưng vẫn trực thuộc
Ukraine trên danh nghĩa. Đổi lại Nga phải đóng cửa biên giới với Ukraine và rút
quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Có vẻ Putin không mặn mà với những đề nghị này của
EU và Ukraine vì cái ông ta mong muốn là Ukraine hoàn toàn tan vỡ hoặc bất ổn
triền miên. Một Ukraine hòa bình, dân chủ và thịnh vượng sẽ là cơn ác mộng lớn
nhất đối với Putin. Putin là một nhà độc tài nên không ai có thể ngăn cản được
ý muốn của ông ta và đặc điểm nổi bật của một nhà độc tài là càng gây sức ép
lên ông ta lớn chừng nào thì sự chống trả của ông ta càng lớn chừng đấy. Nếu là
một nước dân chủ thì khi không đạt được mục đích bằng biện pháp cứng rắn thì họ
sẵn sàng nhân nhượng để tìm giải pháp hòa bình (việc Merkel và Hollande đến gặp
Putin là một ví dụ). Cuộc chiến tại miền
Đông Ukraine vì vậy, vẫn còn là một ẩn số và tùy thuộc hoàn toàn vào một người
duy nhất: Putin.
Cộng
đồng người Việt đang còn kẹt lại tại khu vực miền Đông Ukraine là khoảng 300
người, kể cả trẻ em (theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine). Tình
hình của họ là rất khó khăn và đáng lo ngại khi chiến sự vẫn tiếp diễn một cách
nghiêm trọng. Hiện nay việc di chuyển của người dân trong vùng tạm chiếm ra khỏi
khu vực là rất hạn chế do chính quyền Ukraine thiết lập chế độ thẻ ra vào. Việc
làm thẻ này mất nhiều thì giờ và không đơn giản. Công việc làm ăn của người Việt
ở đây (chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ ở các khu chợ) đình đốn do chiến sự gia
tăng, tiền bạc đang cạn kiệt dần, con cái họ không thể đến trường học… Cộng đồng
người Việt chủ yếu là dân lao động cũ, do gắn bó rất lâu với mảnh đất này và do
tài sản của họ vẫn còn đây nên họ chần chừ không muốn rời đi nơi khác. Tuy
nhiên lời khuyên của chúng tôi là hãy đi khỏi khu vực này khi điều kiện cho
phép. Cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết và đàng nào thì khu vực này cũng nằm ngoài
sự kiểm soát của chính quyền Ukraine, vì vậy đây là vùng đất không được thế giới
thừa nhận. Việc đi lại của người dân nơi đây, kể cả người Việt sẽ là rất khó
khăn, nhất là việc đi ra nước ngoài hay chuyện học hành của con cái khi cần thiết.
Kinh
tế của Ukraine thật sự đã phá sản vì tất cả nguồn lực của Ukraine đều dành cho
chiến tranh. Tiếp quản một nhà nước với ngân sách trống rỗng mà nhà độc tài và
tham nhũng Yanukovych để lại, chính quyền mới hoàn toàn bất lực vì không biết
phải làm lại từ đâu và như thế nào, hơn thế nữa, người hàng xóm đàn anh khổng lồ
lại lợi dụng cơ hội nội bộ Ukraine bất ổn sau cuộc cách mạng Maidan để xâm chiếm
lãnh thổ. Ukraine đúng là đang ở trong tình thế vô cùng bi đát với “thù trong
giặc ngoài”. Kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất ở bên trong đó là nạn tham nhũng
và tình trạng vô luật pháp. Đây là di sản nặng nề của tất cả các nước thuộc
Liên Xô trước đây (trừ ba nước Baltic đã gia nhập EU). Ukraine đã thay đổi và
chọn con đường mới, con đường của dân chủ và văn minh như các nước EU. Đây là một
lựa chọn đúng đắn và sáng suốt vì rõ ràng là “làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng
dại”, Ukraine đã đi theo Nga suốt chín mươi hai (92) năm nay (từ năm 1922 đến
2014) mà đâu có được gì? Trong khi đó Balan sau khi rời bỏ quĩ đạo Nga hơn hai
mươi năm (20) thì tình hình đã khác hẳn. Tuy nhiên Ukraine phải trả một cái giá
rất đắt cho sự lựa chọn của mình vì đơn giản là Putin không muốn thế. Lý lẽ của
Putin đưa ra là không muốn biên giới của NATO nằm ngay sát nách Nga cũng chỉ là
sự ngụy biện. Không một nước nào, dù là Mỹ hay EU lại muốn gây chiến với Nga bằng
quân sự. Nên nhớ Nga có kho vũ khí hạt nhân hủy diệt lớn nhất thế giới và Putin
đã công khai dùng kho vũ khí này đe dọa Mỹ và Châu Âu. Ngay cả một Bắc Triều
Tiên chết đói và bé như hạt tiêu mà Mỹ cũng chưa dám đụng đến vì mấy quả tên lửa
hạt nhân huống gì nước Nga của Putin. Chúng ta cũng đừng quên rằng Mỹ và Nga đều
có vũ khí đạn đạo và tên lửa xuyên lục địa, Mỹ đâu cần áp sát Nga mới bắn được
Nga? Cái Putin sợ nhất là Ukraine có dân chủ và vì vậy sẽ phát triển và thịnh
vượng. Chính quyền Việt Nam cũng sợ dân chủ nên ra sức bênh vực cho các hành động
của Putin và cố tuyên truyền và dựng nên một bức tranh về một nước Ukraine hỗn
loạn, chết chóc và đau khổ để dọa dẫm người dân Việt Nam. Ai không tin thì cứ
xem thời sự Việt Nam thì sẽ rõ.
Cộng
đồng người Việt tại Ukraine nằm ngoài khu vực chiến sự, tuy chưa có tổn thất về
nhân mạng hay bị cướp bóc, đánh đập nhưng cuộc sống và công việc của họ cũng
khó khăn muôn vàn. Kinh tế của Ukraine đang bị giảm phát sâu. Mọi giao dịch hay
mua bán đều đình trệ do đồng nội tệ của Ukraine mất giá mạnh, từ khoảng 8
gripna đổi 1 đôla thì nay đã là 25 gripna đổi 1đôla, tức là đồng tiền Ukraine
đã mất giá 300%. Người dân Ukraine thắt chặt chi tiêu đến mức tối đa, chủ yếu
là tập trung vào chuyện ăn uống hàng ngày còn việc mặc gì và như thế nào thì tính
sau, trong khi đó cộng đồng người Việt tại Ukraine lại chủ yếu là kinh doanh
hàng may mặc. Khoảng một phần ba người Việt tại Ukraine đã lên đường về nước.
Đa số họ là về hẳn Việt Nam vì không thể trụ lại được Ukraine và một số ít hơn
thì về để lánh nạn và chờ khi tình hình Ukraine ổn định sẽ quay sang… Những người
còn lại thì đều cầm cự và chờ đợi. Tất cả đều mong cho chiến tranh sớm kết thúc
và công việc làm ăn trở lại bình thường như xưa.
Quan
điểm, cách nhìn nhận vấn đề về cuộc khủng hoảng tại Ukraine trong cộng đồng người
Việt chia thành hai bên. Một bên đổ lỗi hoàn toàn cho chính phủ mới của Ukraine
và ủng hộ các hành động của Nga. Một bên thì ủng hộ chính quyền mới và sự lựa
chọn mới của Ukraine, không đồng tình với hành vi xâm chiếm của Nga tại miền
Đông. Bên ủng hộ Nga và chỉ trích chính quyền Ukraine có vẻ chiếm đa số. Điều
này cũng có lý do khách quan là nhiều người đang sống tại Ukraine nhưng không
hiểu tiếng Ukraine nên tin tức phải xem qua các kênh của Nga và báo chí trong
nước. Lý do chủ quan là cuộc sống và công việc của cộng đồng người Việt tại
Ukraine thay đổi hoàn toàn sau cuộc cách mạng Maidan theo chiều hướng xấu đi.
Do cộng đồng người Việt tại Ukraine rất nhỏ bé và người có quốc tịch Ukraine chỉ
chưa đầy một trăm, đa số chỉ có thẻ định cư dài hạn hoặc đóng hộ khẩu từng năm
một theo dạng sinh viên, vì vậy tiếng nói của cộng đồng người Việt đối với
chính quyền Ukraine chỉ là con số không tròn trĩnh. Việc ủng hộ hay phản đối
chính quyền Ukraine cũng chỉ giới hạn trong nhóm bạn bè và người quen. Tuy thế
nó vẫn “nảy lửa” và bất phân thắng bại.
(còn
tiếp)
Việt
Hoàng
*
Được
đăng ngày Thứ bảy, 14 Tháng 2 2015 18:45
Quán
ăn người Việt tại Kharkov
Chúng
ta cùng tìm hiểu lý lẽ của bên “thân Nga” xem nó như thế nào? Đầu tiên dễ thấy
nhất là những “lý lẽ” này trùng hợp hoàn toàn với định hướng của báo chí chính
thống tại Việt Nam.
1. Krime (Krưm) là của
Nga nên Nga lấy lại là đúng?
Chúng
tôi cho rằng chuyện Krime thuộc của Nga đã là chuyện của quá khứ, của lịch sử.
Hiện tại Krime là của Ukraine, điều này được cả thế giới thừa nhận. Về tình, nếu
Nga muốn “lấy lại Krime” thì phải lấy bằng con đường hòa bình, thông qua đàm
phán và thương lượng chứ không thể dùng vũ lực để cưỡng chiếm. Sau đúng 60 năm
ngày Krime được Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao quyết định cắt cho Ukraine
(19/2/1954) thì chính quyền và nhân dân Ukraine đã đầu tư hàng trăm tỉ đô la
vào bán đảo này để biến nó thành một khu du lịch nổi tiếng thế giới. Bỗng
nhiên, trong lúc nội bộ Ukraine đang rối ren thì Nga nhân cơ hội lấy mất Krime
mà không trả cho chính quyền Ukraine một xu nào. Bạn thử đặt mình vào hoàn cảnh
của người dân Ukraine thì bạn sẽ hiểu cho tâm trạng uất hận của họ. Về lý, việc
Nga cưỡng chiếm Krime bằng vũ lực là hoàn toàn sai trái trước luật pháp quốc tế.
Nên nhớ sau thế chiến thứ Hai, với việc ra đời của Liên Hợp Quốc thì đường biên
giới các nước phải được giữ nguyên trạng, mọi thay đổi về lãnh thổ các nước phải
thông qua Liên Hợp Quốc. Việc Putin dùng vũ lực sát nhập Krime vào lãnh thổ Nga
đã phá vỡ trật tự thế giới và không xem Liên Hợp Quốc lẫn dư luận quốc tế ra
gì. Đây chính là lý do khiến Mỹ và Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối
với Nga.
2. Chính quyền mới của
Ukraine là không hợp pháp, là phát-xít?…
Cuộc
cách mạng lật đổ nhà độc tài thân Nga Yanukovych bằng bạo lực khiến hơn một
trăm người chết đúng là thảm khốc, nó đã và đang để lại những vết thương không
bao giờ hàn gắn được cho dân tộc Ukraine. Một cuộc cách mạng đường phố “từ dưới
lên” luôn là một thảm kịch cho mọi dân tộc. Chúng tôi sẽ không phân tích chuyện
ai đúng ai sai mà chỉ muốn nói rằng nếu chế độ của Yanukovych mà tốt đẹp thì Mỹ
không thể nào can thiệp và “chọc phá” được, cũng giống như đôi vợ chồng, nếu
yêu thương nhau và sống hạnh phúc với nhau thì kẻ thứ ba không thể nào nhảy vào
giữa hai người để chia rẽ và làm họ tan đàn xẻ nghé. Cho dù chế độ mới là ai
thì đó cũng là chuyện nội bộ của Ukraine. Yanukovych hay Poroshenko thì cũng đều
là người Ukraine. Hợp pháp hay không hợp pháp là do người dân Ukraine nhìn nhận
và quyết định chứ đó không phải là chuyện của Nga hay của bất cứ nước nào. Người
Việt đang sống tại Ukraine là “khách” chứ không phải chủ vì vậy cần có thái độ
đúng mực đối với chủ nhà dù trong lòng không ưa họ. Chúng ta không đủ tư cách
pháp nhân để phán xét chính quyền mới là hợp pháp hay không hợp pháp vì chúng
ta không có quyền bỏ phiếu. Nói rằng chính quyền Ukraine phát xít là hoàn
toàn bịa đặt. Cho đến hôm nay, sau hơn một năm cuộc cách mạng xảy ra, chưa có một
người Việt nào bị các thành phần cực hữu tấn công hoặc gây thương tích. Người
dân Ukraine hiền hòa và mến khách chứ không cực đoan và bài ngoại như một bộ phận
người dân Nga. Sau năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ thì người Việt tại Nga phải hứng
chịu nhiều mất mát và đau khổ bởi chính quyền mới lẫn bọn cực đoan. Chính quyền
Moscow đã tịch thu trắng toàn bộ tài sản của người Việt tại đôm 5, đôm 11 với
trị giá hàng chục triệu đô, một số tiền khổng lồ lúc đó. Tội phạm và cướp bóc
nhằm vào người Việt không được chính quyền quan tâm và trấn áp khiến hàng trăm
người Việt chết mỗi năm và trớ trêu thay, nơi bọn tội phạm “hành quyết” người
Việt mình lại mang tên là “Đồi Lê-Nin”.
3. Vì chính quyền mới
nên công việc làm ăn của người Việt bị ảnh hưởng xấu?
Đúng
là có chuyện người Việt tại Ukraine không làm ăn buôn bán gì được sau cuộc cách
mạng vừa qua. Có người cho rằng theo EU thì buôn bán sẽ khó khăn vì luật pháp sẽ
chặt chẽ, còn theo Nga thì dễ kiếm ăn vì pháp luật tù mù nên làm giàu nhanh…
Đúng là có chuyện đó thật nhưng sự giàu có trong một môi trường vô luật pháp
thường mong manh, tạm thời và không bền vững. Tài sản của người Việt tại Nga ở
Chợ Vòm trước đây có giá trị hàng trăm triệu đô la, một chổ bán hàng đẹp lên tới
cả nửa triệu đô, chỉ sau một đêm khối tài sản khổng lồ đó trở thành đống sắt vụn
do quyết định đóng cửa chợ của chính quyền Moscow. Tại Ukraine hôm nay cũng vậy,
có rất nhiều người đầu tư toàn bộ tài sản của mình vào cửa hàng ở các khu chợ.
Cuộc khủng hoảng xảy ra và đống tài sản đó trở thành cục nợ, nhiều người đang
giàu có bỗng trắng tay. Cũng chính vì không có luật pháp và luật pháp đã không
tạo điều kiện để người dân đầu tư và làm ăn đàng hoàng, thị trường thiếu sức sống
và sự năng động cần thiết, môi trường không thuận lợi cho đầu tư dài hạn và người
sản xuất hay làm ăn đứng đắn… cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của người dân bị
bó hẹp và rất hạn chế, trong đó có người Việt nên hầu hết người Việt tại
Ukraine chỉ biết kinh doanh tại các khu chợ vì tại các khu chợ này luôn có một
ông trùm hoặc một nhà tài phiệt có quan hệ mật thiết với chính quyền đứng ra bảo
kê. Nếu ra khỏi khu vực chợ để làm ăn bạn sẽ gặp đủ thứ rắc rối.
Một
đất nước có luật pháp rõ ràng và minh bạch thì tài sản mà bạn kiếm được sẽ được
bảo vệ và thừa nhận. Nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh lẫn công ăn việc làm sẽ
được mở ra cho mọi người. Thực tế là chỉ có người Việt tại Ukraine và Nga tìm
cách đến Balan và Séc định cư chứ không có chuyện ngược lại. Người Việt tại
Ukraine hay Nga có những người rất giàu nhưng không mấy người mang được tiền về
Việt Nam như tỉ phú Phạm Nhật Vượng hay Lê Viết Lam, chủ tịch Sungroup có xuất
thân từ Kharkov. Có những người đang giàu bỗng trở thành nghèo và ngược lại,
chuyện làm giàu ở Nga hay Ukraine đều không theo những qui luật thông thường mà
phụ thuộc vào các quan hệ ngầm và sự liều lĩnh. Chính vì sự không bình thường
này kéo dài quá lâu nên đã đến lúc nó phải chấm dứt. Cái gì phù hợp sẽ tiếp tục
phát triển. Vì vậy thay vì oán trách chính quyền và thời cuộc, người Việt tại
Ukraine nên chấp nhận làm lại từ đầu. Bài học rút ra từ sự kiện này là “mọi
chuyện đều có thể xảy ra”, ngay cả trong lúc bình thường nhất cũng cần chuẩn bị
cho mình một phương án đề phòng rủi ro trong kinh doanh, nên chia tiền đầu tư
thành nhiều khoản “trứng bỏ nhiều giỏ” thay vì tập trung vào một chổ, khi mất sẽ
mất hết.
4. Phương Tây và Mỹ cố
tình gây chiến và phá rối Nga?Chính quyền Kiev là tay sai của Mỹ?
Như
chúng tôi đã nhiều lần đề cập, một nước Nga dân chủ và phát triển có lợi cho tất
cả các nước, nhất là khối EU. Mỹ và EU đã hợp tác rất tích cực với Nga trong suốt
hơn hai mươi năm qua. Vốn và công nghệ của Phương Tây chảy mạnh vào nước Nga.
Các công nghệ khai thác dầu khí hiện đại nhất của Mỹ cũng được chuyển giao cho
Nga. Đức là nước đầu tư rất lớn vào thị trường Nga và cũng là nước trang bị nhiều
nhất khí tài và dụng cụ quân sự cho Nga. Pháp đóng những chiếm hạm tối tân nhất
cho Nga như tàu đổ bộ Mistral… Nước Nga trở nên giàu có là nhờ làm ăn và hợp
tác với Mỹ và EU. Việc Nga mong muốn có vai trò và tiếng nói lớn hơn trên trường
quốc tế là hoàn toàn chính đáng và Nga xứng đáng được như vậy vì Nga là một cường
quốc. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì Nga phải tôn trọng luật pháp quốc tế và
luật chơi chung. Đức và Nhật đã vươn lên thành những cường quốc, họ có tiếng
nói và trọng lượng ngày càng lớn trên thế giới nhưng không hề bị các nước phản
đối hay lo sợ. Nước Nga của Putin đã quá hung hăng và vội vàng khi muốn thay đổi
trật tự thế giới bằng sức mạnh của vũ lực. Sai lầm này của Putin sẽ khiến nước
Nga trả giá rất nặng nề, trong hiện tại lẫn cả tương lai. Nếu Putin cố tình leo
thang chiến tranh với Ukraine thì cả thế giới văn minh sẽ đoàn kết với Ukraine
để chống lại Nga. Một nước Nga hùng mạnh nhưng độc tài đang đe dọa hòa bình thế
giới, việc làm cho nước Nga của Putin suy yếu đi sẽ là một sứ mệnh của Mỹ, EU
cũng như toàn thể thế giới văn minh. Chính hành động hấp tấp và nông nổi của
Putin khi sát nhập Krime vào lãnh thổ Nga đã làm cho cả thế giới lo ngại và đây
là cái cớ chính đáng để các nước tẩy chay và trừng phạt Nga.
Chính
quyền mới của Ukraine được người dân bầu lên qua một cuộc bầu cử dân chủ được
thế giới thừa nhận. Ukraine là một đất nước độc lập và có chủ quyền vì vậy họ
có quyền lựa chọn đối tác và bạn bè cho mình, Ukraine không phải chư hầu hay một
tỉnh của Nga nên không thể nói rằng Ukraine phản bội nước Nga để làm “tay sai
cho Mỹ”. Một câu hỏi cũng cần đặt ra là tại sao Ukraine lại bỏ người anh em để
đi theo một kẻ ở tận bên kia bán cầu? Rõ ràng là người anh không còn hấp dẫn
trong mắt người em và lỗi này, một phần, thuộc về người anh. Lỗi nhỏ ban đầu
chuyển thành chuyện lớn khi người anh quyết định dùng vũ lực “dạy” cho người em
một bài học. Khi máu người dân Ukraine đã đổ xuống có nghĩa rằng mối quan hệ
anh em giữa hai dân tộc Nga-Ukraine sẽ mãi mãi mất đi và không còn bao giờ lấy
lại được. Xem thêm bài viết của một tiếng nói đối lập tại Nga để hiểu thêm về
nỗi đau vô tận của người dân hai nước Nga và Ukraine trong cuộc chiến
này.
Cũng
có người cho rằng chính quyền Ukraine phải đánh nhau với Nga, mới được Mỹ cho
tiền. Thật là hài hước và hồ đồ. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, chính quyền
Ukraine đang chiến đấu chống lại kẻ thù (Nga và ly khai) ngay trên lãnh thổ của
mình thì có gì là không đúng? Ukraine chưa từng gây chiến với Nga và chưa từng
đem quân sang đất Nga, Ukraine đang tự vệ. Nếu một chính quyền không còn bảo vệ
được lãnh thổ của mình thì chính quyền đó có xứng đáng cầm quyền nữa hay không?
Dù Mỹ và EU có cho Ukraine tiền hay không thì họ vẫn chiến đấu đến cùng để bảo
vệ đất nước mình.
Nếu ai đó cho rằng chỉ có quân ly khai ở miền Đông chứ không có quân của Nga ở đó, thì có lẽ không có gì để nói vì mấy ông thợ mỏ vùng Donbass không thể láy máy bay, xe tăng và sử dụng vũ khí thành thục đến như vậy. Cũng không thể nói là người dân Ukraine ở miền Đông, vì không thừa nhận chính quyền Kiev nên phản đối chính quyền. Việc bất mãn với chính quyền của một bộ phận dân cư trong mọi quốc gia luôn luôn tồn tại nhưng không thể vì thế mà chống lại chính quyền bằng cách vũ trang trái phép, đánh chiếm trụ sở nhà nước và tách các vùng đất chiếm giữ ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Người dân chỉ được phép hành động bằng các cuộc biểu tình ôn hòa, thông qua báo chí hay yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý để xác nhận và bảo vệ chính kiến và quyền lợi của mình. Cũng không thể nói rằng người dân miền Đông đa số là người Nga nên Putin phải bảo vệ họ. Đây là sự ngụy biện. Bất kỳ là người nước nào, kể cả người Nga, đang sinh sống ở Ukraine thì cũng phải tuân thủ luật pháp Ukraine. Luận điệu của Putin là người dân Krime và vùng Donbass muốn theo về với Nga nên ông ta giúp họ toại nguyện, đây là điều dối trá. Nếu Putin tôn trọng nguyện vọng của người dân thì ông ta đã để cho người Chechnia (Chechen) độc lập thay vì san phẳng đất nước Hồi giáo nhỏ bé này.
Ý kiến cho rằng cứ Mỹ ‘chọc ngoáy” vào đâu là chổ ấy loạn và Mỹ muốn làm thế giới loạn lạc để bán vũ khí cũng không thuyết phục. Mỹ giàu có và hùng mạnh, cái đó ai cũng thấy nhưng chúng tôi không nghĩ là Mỹ “toàn năng” đến mức cứ đụng vào đâu là chỗ đó loạn. Nếu thế thì Mỹ đã “đụng” vào Cuba, Bắc Triều Tiên, Iran, Venezuela… từ lâu. Mỹ là kẻ đang “thống trị” thế giới nên dù muốn dù không Mỹ cũng phải can thiệp vào bất cứ điểm nóng nào trên thế giới, vì vậy Mỹ không dại gì đốt lửa để mất công đi dập lửa trừ khi việc đó vượt qua giới hạn, ảnh hưởng lớn hay đe dọa quyền lợi của Mỹ thì Mỹ mới phải hành động.
Nhiều người Việt do sống quá lâu dưới chế độ cộng sản (tuyên truyền một chiều) nên khả năng suy nghĩ và phân tích độc lập không còn nữa, họ suy nghĩ và nói năng hoàn toàn theo ý của báo chí đảng. Họ quên mất một điều giản dị là có những cái đúng với chính quyền nhưng không đúng với người dân, có những cái có lợi cho chính quyền nhưng chưa chắc có lợi cho người dân và ngược lại, vì rằng chính quyền và người dân nằm ở hai thái cực khác nhau, một bên là giai cấp thống trị, một bên là giai cấp bị thống trị. Họ là họ, mà ta là ta. Quyền lợi của chính quyền với người dân không phải lúc nào cũng là một, nhất là dưới các chế độ độc tài. Cứ nhìn xem cuộc sống của cán bộ lãnh đạo Việt Nam với cuộc sống của người dân thì thấy rõ điều đó.
Trong trường hợp Ukraine, về tình hay về lý thì không riêng gì người Việt tại Ukraine mà tất cả mọi người Việt trên thế giới cũng cần phải ủng hộ Ukraine vì đất nước họ có thân phận, hoàn cảnh rất giống chúng ta. Cũng sống gần một ông hàng xóm to xác nhưng xấu tính, lúc nào cùng “dìm hàng” ông em và luôn khống chế ông em, làm cho ông em không phát triển được để giữ ông em trong quĩ đạo của mình…
Nếu ai đó cho rằng chỉ có quân ly khai ở miền Đông chứ không có quân của Nga ở đó, thì có lẽ không có gì để nói vì mấy ông thợ mỏ vùng Donbass không thể láy máy bay, xe tăng và sử dụng vũ khí thành thục đến như vậy. Cũng không thể nói là người dân Ukraine ở miền Đông, vì không thừa nhận chính quyền Kiev nên phản đối chính quyền. Việc bất mãn với chính quyền của một bộ phận dân cư trong mọi quốc gia luôn luôn tồn tại nhưng không thể vì thế mà chống lại chính quyền bằng cách vũ trang trái phép, đánh chiếm trụ sở nhà nước và tách các vùng đất chiếm giữ ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Người dân chỉ được phép hành động bằng các cuộc biểu tình ôn hòa, thông qua báo chí hay yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý để xác nhận và bảo vệ chính kiến và quyền lợi của mình. Cũng không thể nói rằng người dân miền Đông đa số là người Nga nên Putin phải bảo vệ họ. Đây là sự ngụy biện. Bất kỳ là người nước nào, kể cả người Nga, đang sinh sống ở Ukraine thì cũng phải tuân thủ luật pháp Ukraine. Luận điệu của Putin là người dân Krime và vùng Donbass muốn theo về với Nga nên ông ta giúp họ toại nguyện, đây là điều dối trá. Nếu Putin tôn trọng nguyện vọng của người dân thì ông ta đã để cho người Chechnia (Chechen) độc lập thay vì san phẳng đất nước Hồi giáo nhỏ bé này.
Ý kiến cho rằng cứ Mỹ ‘chọc ngoáy” vào đâu là chổ ấy loạn và Mỹ muốn làm thế giới loạn lạc để bán vũ khí cũng không thuyết phục. Mỹ giàu có và hùng mạnh, cái đó ai cũng thấy nhưng chúng tôi không nghĩ là Mỹ “toàn năng” đến mức cứ đụng vào đâu là chỗ đó loạn. Nếu thế thì Mỹ đã “đụng” vào Cuba, Bắc Triều Tiên, Iran, Venezuela… từ lâu. Mỹ là kẻ đang “thống trị” thế giới nên dù muốn dù không Mỹ cũng phải can thiệp vào bất cứ điểm nóng nào trên thế giới, vì vậy Mỹ không dại gì đốt lửa để mất công đi dập lửa trừ khi việc đó vượt qua giới hạn, ảnh hưởng lớn hay đe dọa quyền lợi của Mỹ thì Mỹ mới phải hành động.
Nhiều người Việt do sống quá lâu dưới chế độ cộng sản (tuyên truyền một chiều) nên khả năng suy nghĩ và phân tích độc lập không còn nữa, họ suy nghĩ và nói năng hoàn toàn theo ý của báo chí đảng. Họ quên mất một điều giản dị là có những cái đúng với chính quyền nhưng không đúng với người dân, có những cái có lợi cho chính quyền nhưng chưa chắc có lợi cho người dân và ngược lại, vì rằng chính quyền và người dân nằm ở hai thái cực khác nhau, một bên là giai cấp thống trị, một bên là giai cấp bị thống trị. Họ là họ, mà ta là ta. Quyền lợi của chính quyền với người dân không phải lúc nào cũng là một, nhất là dưới các chế độ độc tài. Cứ nhìn xem cuộc sống của cán bộ lãnh đạo Việt Nam với cuộc sống của người dân thì thấy rõ điều đó.
Trong trường hợp Ukraine, về tình hay về lý thì không riêng gì người Việt tại Ukraine mà tất cả mọi người Việt trên thế giới cũng cần phải ủng hộ Ukraine vì đất nước họ có thân phận, hoàn cảnh rất giống chúng ta. Cũng sống gần một ông hàng xóm to xác nhưng xấu tính, lúc nào cùng “dìm hàng” ông em và luôn khống chế ông em, làm cho ông em không phát triển được để giữ ông em trong quĩ đạo của mình…
Ukraine
sẽ đi về đâu? Tương lai nào đang chờ đợi Ukraine ở phía trước? Về Việt Nam hay
tiếp tục bám trụ?... Đây là những câu hỏi và là mối bận tâm hàng đầu của cộng đồng
người Việt tại Ukraine. Mỗi người phải tự đi tìm câu trả lời và quyết định cho
chính cuộc đời mình. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi thì Ukraine sẽ có một
tương lai tốt đẹp. Những gì đang xảy ra là tất yếu, khi Ukraine chuyển mình từ
một chế độ độc tài sang một thể chế dân chủ (từ quĩ đạo Nga sang quĩ đạo EU)
thì khó khăn và lộn xộn là đương nhiên. Những con người cũ chưa kịp thích nghi
với luật chơi mới vì vậy cần phải có thời gian. Sau khi Liên Xô sụp đổ, tổng thống
Nga En-xin phải mất hai nhiệm kỳ (8 năm) mới ổn định được tình hình nước Nga, đừng
quên nước Nga khi đó không phải đối đầu với những kẻ xâm chiếm như Ukraine đang
phải gánh chịu. Khó khăn rồi sẽ qua đi. Cuộc chiến nào cũng phải đến hồi kết. Mỹ
và EU sẽ không bỏ rơi Ukraine trong cuộc chiến này lẫn trong tương lai. Ngoài vị
trí chiến lược của Ukraine thì vấn đề của Ukraine còn là danh dự của Mỹ và EU.
Bên mạnh và có chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.
Putin
đang mơ về một đế quốc Nga hùng mạnh trải dài từ Âu đến Á, việc mất Ukraine làm
giấc mơ của Putin tan vỡ vì vậy ông ta muốn làm cho Ukraine khốn đốn và kiệt quệ
để trả thù. Hơn nữa nếu Ukraine thành công thì không gian các nước hậu Xô Viết
(SNG) sẽ bị xáo trộn lớn, khi đó Nga chỉ còn lại một mình. Đó là cơn ác mộng
ngoài sức chịu đựng của Putin. Ông phải đánh Ukraine để răn đe các nước còn lại.
Tuy nhiên một mình ông ta không thể chống lại cả thế giới.
Người
Việt tại Ukraine nếu vì không thể cầm cự được mà phải về nước thì hãy chuẩn bị
giấy tờ đầy đủ để có thể quay lại Ukraine khi cần. Sau khi EU bãi bỏ visa cho
Ukraine, thì việc nhập cảnh vào Ukraine sẽ khó hơn rất nhiều. Những người ở lại
cần chuẩn bị tâm lý để sống và làm việc trong một môi trường mới, môi trường có
luật pháp và sự minh bạch. Dù đang khó khăn nhưng đã đến lúc nên tìm hiểu những
công việc mới khác, ngoài khu vực chợ để tiếp tục công việc mưu sinh của mình…
Có thể tham khảo các mô hình làm ăn của người Việt tại các nước Đông Âu đi trước
như Balan, Séc, Bungari. Sức sống mãnh liệt và sự nhanh chóng thích nghi của
người Việt sẽ giúp cộng đồng tại Ukraine tiếp tục vươn lên và tiến về phía trước.
Chúng tôi tin là như vậy.
Việt
Hoàng
No comments:
Post a Comment