Zbigniew
Brzezinski, Project Syndicate
Posted
on 15/02/2015
Nguồn: Zbigniew Brzezinski, “America’s
Global Balancing Act”, Project Syndicate, 21/01/2015.
Biên
dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Với việc Nga xâm lược
Ukraine và sáp nhập Crimea, biên giới giữa Iraq và Syria bị phá vỡ và Trung Quốc
ngày càng hành động xác quyết hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, kỷ nguyên hậu
Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã kết thúc trong năm 2014. Liệu điều này có đúng?
Kỷ
nguyên hậu Chiến tranh Lạnh không thực sự là một “kỷ nguyên”, nó giống với một
giai đoạn chuyển tiếp từng bước từ trật tự hai cực thời Chiến tranh Lạnh sang một
trật tự quốc tế phức tạp hơn mà bản chất là vẫn tiếp tục xoay quanh hai siêu cường
thế giới. Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay
quanh Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc
xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với sự ganh đua thời Chiến
tranh Lạnh: không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành
động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hòa thuận với nhau.
Cái được cho là chính
sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ đã ít được chú ý hơn so với cuộc khủng hoảng
tại Ukraine và Trung Đông trong năm 2014. Sự không chắc chắn trong cam kết của
Mỹ ở châu Á đã khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và các đồng minh châu Á của Mỹ
bị đẩy lên đến mức độ nào?
Tôi
không đồng tình với các tiền đề của câu hỏi trên. Tôi thực sự nghĩ Mỹ đã tuyên
bố rõ ràng rằng lợi ích của cả Mỹ và Trung Quốc cùng nằm ở việc tránh những
tình huống mà trong đó hai nước sẽ bị đẩy vào một cuộc đụng độ. Những cuộc đối
thoại bước đầu diễn ra gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như giữa Trung Quốc
và Nhật Bản phát ra tín hiệu cho thấy Trung Quốc cũng nhận ra việc làm gia tăng
sự oán hận đã có từ xưa không nằm trong lợi ích của nước này. Vấn đề nghiêm trọng
hơn của chính sách “xoay trục sang châu Á” là cách thể hiện bằng ngôn từ của
chính sách này, nó ám chỉ một lập trường quân sự được thiết kế để “ngăn chặn”
hoặc “cô lập” Trung Quốc. Người Trung Quốc đã nhận thấy một cách rõ ràng hơn rằng
chúng ta không chủ ý cố gắng để cô lập họ nhưng chúng ta có lợi ích trong việc
tránh các cuộc đụng độ ở miền Viễn Đông, vốn là điều có thể dẫn đến những tác động
lan tỏa rộng lớn hơn.
Tập Cận Bình đã sử dụng
cuộc chiến chống tham nhũng để tập trung nhiều quyền lực vào ông ta hơn bất kỳ
nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình 30 năm trước. Ông đánh
giá như thế nào về những tiến triển trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông Tập?
Quyền
lực ở Trung Quốc là một điều không được định nghĩa một cách chính thức và những
giới hạn của nó được xác định bởi thực tế chính trị hơn là bởi sự dàn xếp mang
tính thể chế. Điều đó khiến ta rất khó để đánh giá liệu quyền lực của Tập Cận
Bình có lớn hơn bất kỳ lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình hay
không. Có điều chắc chắn là ông ta có tính cách chuyên quyền và rõ ràng là tích
cực trên trường quốc tế hơn một số người tiền nhiệm. Ông ta cũng rất quyết đoán
trong việc tấn công tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng – nguồn gốc quan
trọng của những bất ổn trong nước – thậm chí lên đến cả những cấp cao nhất của
chính quyền. Về khía cạnh này, ta có thể lập luận rằng quyền lực của Tập bao
trùm hơn quyền lực của những người tiền nhiệm, nhưng công bằng mà nói ta cũng
phải lưu ý rằng loại hình tham nhũng mà những người tiền nhiệm của ông ta phải
đối mặt lại không nghiêm trọng và phổ biến như những năm gần đây.
Đồng
thời, việc báo chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày một nhấn mạnh tuyên bố rằng
lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải được coi là để phục vụ Đảng, không đơn
thuần chỉ phục vụ dân tộc, dường như cho thấy nỗi lo ngại rằng quân đội đang
xây dựng quan điểm riêng của họ về những vấn đề đối nội của Trung Quốc, bên cạnh
việc thể hiện trách nhiệm đối với an ninh quốc gia ngày một quyết đoán hơn. Khá
dễ hiểu khi giới tinh hoa trong Đảng không thấy an tâm về điều đó.
Liệu chế độ của Tổng
thống Nga Vladimir Putin có thể chống chọi được giá năng lượng ở mức thấp cũng
như các lệnh trừng phạt của phương Tây trong một giai đoạn kéo dài không? Ông
nhận thấy những nguy cơ nào sẽ xuất hiện nếu như nền kinh tế Nga tiếp tục suy
thoái và Putin ngày càng không thể tưởng thưởng cho những người ủng hộ chính trị
cho ông ta?
Dĩ
nhiên có tồn tại một nguy cơ rằng đến một lúc nào đó Putin có thể sẽ làm liều
và tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu thực sự khủng khiếp và có lẽ sẽ làm
bùng nổ một hình thái chiến tranh đối đầu trực diện Đông-Tây mới. Nhưng để nói
được điều này ta cũng phải giả định rằng đến một mức độ nào đó Putin sẽ tự mất
cân bằng và chuyển hình thái chiến tranh du kích vốn luôn sẵn khả năng rút lui
sang chiến tranh một mất một còn với phương Tây. Kết cục của điều này sẽ không
thể dự đoán trước, nhưng sẽ có thể rất thảm khốc cho đời sống của người dân Nga
trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu như nền kinh tế Nga tiếp tục suy thoái và nếu
phương Tây thành công trong việc răn đe Putin khỏi việc tiếp tục sử dụng vũ lực,
ta vẫn có thể hình dung ra một vài giải pháp phù hợp có thể được các bên nỗ lực
đạt được (một trong số đó đã được tôi công khai khuyến nghị thông qua việc phát biểu về mô hình Phần Lan hóa). Tuy
nhiên đổi lại điều này còn phụ thuộc vào mức độ cứng rắn của phương Tây trong
việc ủng hộ những nỗ lực nhằm ổn định đất nước của Ukraine.
Sau khi lính Mỹ rút
khỏi Afghanistan và Iraq, nhiều nơi trên thế giới nhìn nhận nước Mỹ đang trong
giai đoạn “rút lui”, giống như giai đoạn hậu Chiến tranh Việt Nam vậy. Có phải
nước Mỹ đang theo đuổi một hình thái nào đó của chủ nghĩa biệt lập mới hay
không? Hay liệu sự dịch chuyển hướng nội dễ nhận thấy này của Mỹ sẽ qua nhanh
giống như sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc?
Tôi
không tin rằng nước Mỹ đang trong giai đoạn “rút lui”. Vấn đề thật sự ở đây là
sự tái phân bổ quyền lực trên thế giới đã dẫn đến một tình thế mà trong đó nước
Mỹ không còn là chủ thể bá quyền độc tôn nữa. Hoa Kỳ cần phải thừa nhận sự thật
rằng thế giới ngày nay phức tạp hơn rất nhiều. Sự phổ biến xung đột trên khắp
khu vực Trung Đông hiện diễn ra ngày một nhanh chóng do sự trỗi dậy của chủ
nghĩa bè phái tôn giáo hơn là bởi chủ nghĩa can thiệp của Mỹ. Trong hoàn cảnh đầy
biến động này, (nước Mỹ) phải chú ý nhiều hơn tới lợi ích quốc gia của những nước
như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả-rập Xê-út, Ai Cập, và Israel. Tương tự, lợi ích quốc
gia của bất kỳ nước nào trong số này cũng không được phép trở thành toàn bộ lợi
ích của Mỹ.
Điều gì có thể khiến
thế giới phải sửng sốt trong năm 2015?
Có
lẽ đó là sự xuất hiện trở lại từng bước của một tầng lớp trung lưu tự do và quyết
đoán hơn về mặt chính trị ở Nga. Tầng lớp trung lưu ấy đã bắt đầu đóng vai trò
quan trọng hơn trong việc định hình chính sách đối nội và đối ngoại của Nga dưới
thời Dmitri Medvedev. Với sự trở lại quyền lực của Putin cùng với chủ nghĩa
phiêu lưu gần đây của ông ta, tầng lớp này bị đẩy ra lề bởi chủ nghĩa sô-vanh
dân tộc được chủ ý khơi dậy và kích động mạnh mẽ. Tuy nhiên, giương cao ngọn cờ
sô-vanh có lẽ không phải là giải pháp tối ưu để đối phó với những vấn đề quốc tế,
đặc biệt nếu như phương Tây khôn ngoan và thống nhất. Một cách tự nhiên, tầng lớp
trung lưu Nga mong muốn được sống trong một xã hội giống như của các nước Tây
Âu. Một nước Nga dần bắt đầu xích lại gần phương Tây cũng sẽ là một nước Nga dừng
việc gây gián đoạn hệ thống quốc tế.
Zbigniew Brzezinski
là cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và là Giáo sư Chính sách Đối ngoại Mỹ tại Đại
học Johns Hopkins.
No comments:
Post a Comment