BS Hồ Hải
Thứ tư, ngày 04 tháng tư năm 2012
Nhìn lại kinh tế nước nhà trong 20 năm cỡi trói chúng ta thấy gì? Nếu không là những nguồn thu chính như, thứ nhất là, bán tài nguyên thiên nhiên và môi trường để tăng trưởng. Thứ hai là, nâng giá đất để tính vào tổng thu nhập quốc dân. Thứ ba là, kiều hối từ 2 nguồn kiều bào và xuất khẩu lao động gửi về hằng năm. Thứ tư là, tăng đầu tư công từ nguồn vay ODA và các loại, cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI. Thứ năm là, một số xuất khẩu hàng nông, thủy hải sản thực phẩm, và hàng gia công. Cuối cùng là, các loại thuế, phí của dân.
Bản chất của vấn đề kinh tế tăng trưởng của Việt Nam trong những năm qua là một sự tăng trưởng ảo. Càng tăng trưởng thì nợ nước ngoài càng tăng, vì thu không đủ chi cho đầu tư và ngân sách. Và đầu tư là vấn đề chính làm cho GDP của kinh tế Việt tăng trưởng, chứ không phải chi tiêu và sản xuất là chính trong bài toán GDP. Một nền kinh tế mạnh là một nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng của người dân mạnh, chứ không phải nền kinh tế què quặt do tăng chi tiêu công, tăng vay mượn và nhập siêu.
Từ sau nghị quyết 11 năm 2011 của chính phủ ra đời. Sáu vấn đề của nền kinh tế Việt đã kể ra ở trên thì, tài nguyên khoáng sản đã đến hồi cạn kiệt về than đá trên đất liền. Muốn khai thác vĩa than sông Hồng thì không thể. Khai thác Bauxite Tây Nguyên chưa làm nhưng chắc chắn lỗ vì chi phí giao thông. Dưới biển thì trữ lượng khai thác dầu đang giảm, kèm theo sự hăm dọa bao vây của Trung Hoa làm các nhà đầu tư lớn của nước ngoài lần lượt ra đi. Ngư dân thì bị Trung Hoa bắt bớ quấy nhiễu trên biển Đông.
Vấn đề thứ hai là, bất động sản đã và đang đóng băng, và trở thành gánh nặng ngân sách quốc gia. Mặc dù giá bất động sản đã và đang giảm, nhưng hầu như dân nghèo cần nhà ở, thì không đủ khả năng mua, còn các nhà đầu tư thì đang chết dần vì ôm nó. Còn nhà đầu cơ thì phá sản và quỵt nợ tràn lan.
Vấn đề thứ ba đang là cứu cánh ngân sách nước nhà, trong năm 2011, kiều hối đã góp phần gần 10% GDP.
Vấn đề thứ tư là, tăng đầu tư công dù đã có nghị quyết 11/2011 nhưng lại không đặng đừng, mà lại tiếp tục phải bơm, để có cái gọi là tăng trưởng GDP quý I/2012 được đến 4%. Nhưng FDI thì giảm sút chỉ bằng 25% của quý I năm 2011. Cuối cùng tiền vay nợ nước ngoài liên tu bất tận cũng là một cứu cánh.
Trong khi đó, nguồn xuất khẩu năm nay chỉ còn nông sản chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu và một ít hải sản của ngư dân trên biển Đông đang bị Trung Hoa bố ráp. Còn sản xuất thủy hải sản ở khu vực trên bờ thì xem như đang chết và sụp đổ vì chu kỳ dịch bệnh, nên mới có những doanh nghiệp phá sản như Bianfishco ở Cần Thơ, và nhiều doanh nghiệp khác chưa thể nói ra.
Vấn đề cuối cùng là, vấn đề cứu cánh của nền kinh tế nước nhà, buộc dân còng thêm chiếc lưng nhiều gánh nặng để tăng phí tận thu.
Tóm lại, trong 6 vấn đề chủ chốt, tài nguyên thiên nhiên môi trường chỉ để dùng trả nợ và lãi nước ngoài của quốc gia. Kiều hối là để bù đắp thâm hụt dự trữ ngoại tệ do nhập siêu cũng không đủ. Những vấn đề còn lại không kham được chi phí ngân sách đang phình to. Chính điều đó buộc lòng phải nghĩ ra những loại phí để làm cạn kiệt sức dân, chứ không phải khoan sức dân. Trong đó, phí giao thông với những lý do rất ngụy biện, và vô lý là một loại làm tốn không biết bao giấy mực trong hơn nửa tháng qua.
Nhưng phí đóng trong xăng đã cõng trên lưng mỗi lít xăng đến 1/3 giá xăng hiện thời. Nó làm cho xăng của nước Việt hơn 2 lần giá xăng ở Indonesia, chính phủ Indonesia muốn tăng giá xăng lên để chỉ bằng 60% giá xăng nước Việt, mà quốc hội cũng từ chối vì dân không đồng ý. Qua việc này, cho chúng ta thấy dân nước Việt yêu tổ quốc mình biết nhường nào, và Indoneisa tự do dân chủ hơn nước Việt biết bao nhiêu?
Trong khi đó, cái phí và thuế cần đóng là thuế bất động sản, mà các nhà khoa học, kể cả các lãnh đạo và cựu lãnh đạo ngành này đã từng đề nghị. Nó lại là chính đáng và cứu cánh cho nền kinh tế nước nhà để giải quyết ngân sách, và đánh đúng vào tình trạng đầu tư sai, đầu cơ thổi giá, và đánh vào người cần đánh - người giàu - để ổn định kinh tế vĩ mô, thì quốc hội lại chưa thông qua. Lý do thuế này đến hôm nay chưa được thu thì dân Việt ai cũng hiểu.
Song nếu không tận thu phí giao thông như ông bộ trưởng giao thông vận tải thông báo trong ngày cá tháng 4, thì lấy gì để lo cho bội chi ngân sách trong năm nay, đang nóng vì suy sụp kinh tế nước nhà? Nếu không in tiền để cứu và làm lạm phát, hoặc tăng vay mượn cầm cố tài sản quốc gia với nước ngoài?
Điều hành kinh tế nước nhà mà, cái cần đánh thì không đánh, cái không cần đánh thì lại đánh, đó là cách đẩy nền kinh tế vào bước đường cùng tất biến về chính trị đang sai lầm. Đó cũng là một cách để có một sự thay đổi toàn diện xã hội vậy.
Nếu nhìn 2 mặt của một vấn đề, thì thế mà lại hay vậy.
Vấn đề thứ hai là, bất động sản đã và đang đóng băng, và trở thành gánh nặng ngân sách quốc gia. Mặc dù giá bất động sản đã và đang giảm, nhưng hầu như dân nghèo cần nhà ở, thì không đủ khả năng mua, còn các nhà đầu tư thì đang chết dần vì ôm nó. Còn nhà đầu cơ thì phá sản và quỵt nợ tràn lan.
Vấn đề thứ ba đang là cứu cánh ngân sách nước nhà, trong năm 2011, kiều hối đã góp phần gần 10% GDP.
Vấn đề thứ tư là, tăng đầu tư công dù đã có nghị quyết 11/2011 nhưng lại không đặng đừng, mà lại tiếp tục phải bơm, để có cái gọi là tăng trưởng GDP quý I/2012 được đến 4%. Nhưng FDI thì giảm sút chỉ bằng 25% của quý I năm 2011. Cuối cùng tiền vay nợ nước ngoài liên tu bất tận cũng là một cứu cánh.
Trong khi đó, nguồn xuất khẩu năm nay chỉ còn nông sản chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu và một ít hải sản của ngư dân trên biển Đông đang bị Trung Hoa bố ráp. Còn sản xuất thủy hải sản ở khu vực trên bờ thì xem như đang chết và sụp đổ vì chu kỳ dịch bệnh, nên mới có những doanh nghiệp phá sản như Bianfishco ở Cần Thơ, và nhiều doanh nghiệp khác chưa thể nói ra.
Vấn đề cuối cùng là, vấn đề cứu cánh của nền kinh tế nước nhà, buộc dân còng thêm chiếc lưng nhiều gánh nặng để tăng phí tận thu.
Tóm lại, trong 6 vấn đề chủ chốt, tài nguyên thiên nhiên môi trường chỉ để dùng trả nợ và lãi nước ngoài của quốc gia. Kiều hối là để bù đắp thâm hụt dự trữ ngoại tệ do nhập siêu cũng không đủ. Những vấn đề còn lại không kham được chi phí ngân sách đang phình to. Chính điều đó buộc lòng phải nghĩ ra những loại phí để làm cạn kiệt sức dân, chứ không phải khoan sức dân. Trong đó, phí giao thông với những lý do rất ngụy biện, và vô lý là một loại làm tốn không biết bao giấy mực trong hơn nửa tháng qua.
Nhưng phí đóng trong xăng đã cõng trên lưng mỗi lít xăng đến 1/3 giá xăng hiện thời. Nó làm cho xăng của nước Việt hơn 2 lần giá xăng ở Indonesia, chính phủ Indonesia muốn tăng giá xăng lên để chỉ bằng 60% giá xăng nước Việt, mà quốc hội cũng từ chối vì dân không đồng ý. Qua việc này, cho chúng ta thấy dân nước Việt yêu tổ quốc mình biết nhường nào, và Indoneisa tự do dân chủ hơn nước Việt biết bao nhiêu?
Trong khi đó, cái phí và thuế cần đóng là thuế bất động sản, mà các nhà khoa học, kể cả các lãnh đạo và cựu lãnh đạo ngành này đã từng đề nghị. Nó lại là chính đáng và cứu cánh cho nền kinh tế nước nhà để giải quyết ngân sách, và đánh đúng vào tình trạng đầu tư sai, đầu cơ thổi giá, và đánh vào người cần đánh - người giàu - để ổn định kinh tế vĩ mô, thì quốc hội lại chưa thông qua. Lý do thuế này đến hôm nay chưa được thu thì dân Việt ai cũng hiểu.
Song nếu không tận thu phí giao thông như ông bộ trưởng giao thông vận tải thông báo trong ngày cá tháng 4, thì lấy gì để lo cho bội chi ngân sách trong năm nay, đang nóng vì suy sụp kinh tế nước nhà? Nếu không in tiền để cứu và làm lạm phát, hoặc tăng vay mượn cầm cố tài sản quốc gia với nước ngoài?
Điều hành kinh tế nước nhà mà, cái cần đánh thì không đánh, cái không cần đánh thì lại đánh, đó là cách đẩy nền kinh tế vào bước đường cùng tất biến về chính trị đang sai lầm. Đó cũng là một cách để có một sự thay đổi toàn diện xã hội vậy.
Nếu nhìn 2 mặt của một vấn đề, thì thế mà lại hay vậy.
.
.
.
No comments:
Post a Comment