Nguyễn
Thông
(Nguyễn
Thông Cào)
Tuyên
thệ
Thệ,
nghĩa từ Hán Việt có nghĩa là thề, thề bồi, hứa hẹn, cam kết. Ở làng Hòa Liễu gần
quê làng tôi cứ ngày 15 tháng giêng có cái hội thề được gọi là "Minh thệ"
(từ Hán Việt, cả minh lẫn thệ đều có nghĩa là thề). Tên gọi như vậy, tức là nó
có từ thời xa xưa. Vậy mà đám cán bộ văn hóa và báo chí mậu dịch đếch hiểu mô
tê, cứ gọi là "Minh thề", dở ta dở tàu, chả ra làm sao.
Sau
khi cộng sản nắm quyền, hội thề ấy bị dẹp, bởi người cộng sản quy đó là trò mèo
của phong kiến. Đang hăng tinh thần cách mạng tiến công, cứ thứ gì của phong kiến
dẹp tất.
Những
năm tôi ở quê chả bao giờ thấy hội thề-minh thệ, đơn giản bởi chính quyền quy tất
cả những gì của phong kiến là bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan, nên dẹp sạch.
Nhưng
người Hòa Liễu thề cái gì? Họ thề giữ lòng chính trực, sống tử tế, không trộm cắp,
không tham lam vơ vét của ai. Người nào cũng vậy, cả quan chí dân chứ không phải
chỉ quan. Đó là lối sống trong sạch của các cụ ngày xưa.
Cộng
sản khi nhận ra gót Asin hiểm yếu nhất của họ là tham nhũng, thứ có thể chôn
vùi cả thể chế mà họ đã tốn bao xương máu dân mới tạo lập được, thấy rằng có thể
lợi dụng cái hội thề kia, bèn cho phép khôi phục lại, đặt tên thành “hội thề chống
tham nhũng”. Rất thời sự, vừa lừa được dân, vừa ra vẻ thái độ rắn trước căn bệnh
nan y. Ai đã từng dự hội minh thệ Hòa Liễu đều nhận ra điều này: chỉ có dân thề
(mà dân thì không thể tham nhũng bởi không có điều kiện cần-đủ), quan tới dự
cho vui thôi, không bao giờ thề (ngu chi thề, há miệng mắc quai).
Thề
là hành vi thiêng liêng, hoặc chỉ thực hiện cho những điều lớn lao, quan trọng.
Yêu nhau, thề lấy nhau. Được kết nạp đoàn, thề đi bất cứ đâu làm bất cứ việc
gì. Là người lính, thề sẵn sàng hy sinh… Chả đứa nào đi đánh dậm, chăn trâu,
bán tăm xỉa răng lại thề bồi hứa hẹn bao giờ. Ma nó nghe.
Được
bổ nhiệm làm quan to, nhất là hàng đỉnh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch
quốc hội thì thề bồi là chuyện đương nhiên. Mấy chục năm trở lại đây, hình như
thề là quy trình bắt buộc, dù chỉ thề bằng văn mẫu. Chẳng biết lời thề trong tư
thế trang trọng thành kính ấy có tự đáy lòng hay không. Người nghe không thể
nào biết được, chỉ người thề biết. Ít nhất là gần đây thiên hạ đã nghe 3 ông thề,
ông Phúc, ông Thưởng, ông Huệ. Cứ tưởng thề xong thì họ có trách nhiệm với lời
thề. Nhưng không, “thề cá trê chui ống”, hóa ra chỉ thề cho có, diễn, tự lừa
mình và lừa người. Thề chưa ráo mồm đã quên ngay. Thề bồi đã bị biến thành trò
cười. Giờ thiên hạ cứ nghe tới thề lại cười mỉm hoặc cười ha ha.
Hôm
qua và hôm nay lại có 2 ông thề. Thú thực, tôi chẳng tin ông nào nữa. Tôi đã từng
hơi tin tin ông Phúc ông Thưởng ông Huệ thề, bị lừa rồi. Các cụ xưa bảo “quá
tam ba bận”, thế là quá đủ. Lại nhớ câu “thề phanh thây uống máu quân thù”, rất
kinh, lời thề ám vào bao nhiêu thế hệ.
Hay
là đã tới lúc chín muồi, bỏ quách hình thức thề bồi màu mè khó tin này, các bác
nắm quyền ạ. Tốt nhất là đừng thề bồi chi nữa. Ai nghe, ai tin. Để dân đỡ nhọc.
Thông
cào
.
No comments:
Post a Comment