Wikipedia tiếng Việt
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Minh_Tu%E1%BB%87
Thích
Minh Tuệ (pháp danh,
sinh năm 1981 tại Hà Tĩnh), tên khai sinh là Lê Anh Tú,[1] là
một tu sĩ Phật
giáo người Việt Nam,
nổi tiếng với việc bộ hành khổ
hạnh trên khắp đất nước.[2][3]
Xuất
thân
Lê
Anh Tú sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh,
Việt Nam.[4] Ông
là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con. Năm 1994, ông cùng gia đình
chuyển đến xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sinh
sống.[5]
Tại
Gia Lai, khi học hết phổ thông trung học, ông đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi xuất ngũ,
ông theo học Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên; tốt nghiệp rồi ông làm
công tác đo đạc địa chính cho một
công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên.[6]
Xuất
gia
Năm
2015, Lê Anh Tú quyết định xuất
gia,[7] lấy pháp danh là
Thích Minh Tuệ.[1] Sau
đó, ông rời khỏi chùa, lên núi ẩn cư một mình trong hốc đá, hàng ngày đi khất thực.[8][nguồn không đáng tin?] Từ
đó, Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập
"hạnh đầu đà (en)"
nhưng không gây chú ý. Đến lần thứ tư, hành trình của ông đã thu hút sự quan
tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người theo ông bộ
hành.[5]
Ông
phủ nhận bản thân là tu sĩ Phật giáo, cho biết mình không tu tập và không là
nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tu viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cũng khẳng định ông không phải là tu sĩ thuộc giáo hội này.[3][9]
Ảnh
hưởng
Mang
hình ảnh một người vô danh tự nhận đang "tập học" theo lời Phật dạy
và đầu trần, chân đất đi bộ khắp đất nước, Thích Minh Tuệ đã trở thành một hiện tượng mạng tại Việt Nam.[10] Một
số người còn sử dụng hình ảnh của ông đăng lên các trang mạng xã hội với mục đích tăng tương tác để kinh doanh trực tuyến.[11] Thậm
chí, trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội xuất hiện những
mẫu quần áo và phụ kiện được thiết kế theo màu sắc trang phục của ông.[12] Việc
sinh hoạt cá nhân của ông như đi ngủ, đi tắm, đi vệ sinh cũng bị làm phiền.[13] Hiện
tượng mạng này được báo Dân Việt ví như "những bữa tiệc
view", phản ánh vấn nạn tung hô quá đà của người sáng tạo nội dung trên nền
tảng số.[14]
Công an Việt Nam lo ngại giới bất đồng chính kiến tại nước này có
thể lợi dụng "hiện tượng Thích Minh Tuệ" để chống lại các chính sách
tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội, lập luận
rằng các tổ chức đối lập tìm cách gây "chia rẽ" và "mâu thuẫn"
nhằm làm suy yếu "khối đại đoàn kết toàn dân tộc" và đi ngược lại các
giá trị truyền thống.[11] Lực
lượng công an địa phương cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện
nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự khi Thích Minh Tuệ
bộ hành qua địa bàn các tỉnh.[15]
Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm điểm Thượng tọa Thích Minh Đạo, trụ trì Tu viện Minh Đạo
sau khi ông này đăng tải video khen ngợi Thích Minh Tuệ. Ban Trị sự sau đó kết
luận rằng việc sư Thích Minh Đạo "nhận xét về ông Lê Anh Tú là quyền suy
nghĩ của từng cá nhân," nhưng "sai ở chỗ dùng từ chưa đúng với chức
năng – quyền hạn của mình dẫn đến sự ngộ nhận từ nhiều nơi."[16] Linh
mục Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã gọi điện hỏi thăm sư
Minh Đạo sau khi nghe tin ông bị kỷ luật.[16]
Ngày
30 tháng 5 năm 2024, một người đàn ông trong lúc bộ hành theo Thích Minh Tuệ đã
tử vong do sốc
nhiệt, suy đa tạng, tiêu cơ vân. Người này bị ngất xỉu trong lúc cùng ông
di chuyển qua địa bàn huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng
Trị, sau đó được người dân đưa vào cấp cứu tại bệnh viện địa phương nhưng
không qua khỏi.[17]
Đánh
giá
Giáo
sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm nhận xét việc khất thực của các nhà sư Phật giáo từ
xưa đến nay không phải việc lạ, nên ông cũng xem chuyện bộ hành của Thích Minh
Tuệ là "bình thường".[18] Theo
Thượng tọa Thích Thanh Huân, "hiện tượng Thích Minh Tuệ" không đáng rầm
rộ.[19]
Báo Công Thương nhận định tuy không tu tại
ngôi chùa nào và chỉ chọn lối đi riêng cho quá trình tu tập của mình, nhưng
Thích Minh Tuệ lại "nổi tiếng một cách bất đắc dĩ".[20] Trước
việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn
bản không công nhận Thích Minh Tuệ là tu sĩ Phật giáo, Tiến sĩ Hoàng Văn Chung,
Trưởng Phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách Tôn giáo thuộc Viện Nghiên cứu
Tôn giáo nêu quan điểm: "Miễn là người ta tin và tu hành theo Phật
giáo thì người ta có quyền của người ta, không nhất thiết có chứng nhận của
Giáo hội Phật giáo thì ông ấy mới là tu sĩ Phật giáo. Phật giáo không phải của
riêng ai."[21]
-----------
Tham
khảo
1. ^ a b Đức
Hùng; Trần Hóa. “Ông
Thích Minh Tuệ nói 'chưa từng nhận là tu sĩ'”. VnExpress. Bộ Khoa học và Công nghệ. Truy
cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
2. ^ “Từ hiện tượng sư
Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?”. BBC News Tiếng
Việt. BBC.
24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
3. ^ a b Trinh
Nguyễn (16 tháng 5 năm 2024). “Giáo
hội Phật giáo Việt Nam: 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
4. ^ Diệu Mi (17
tháng 5 năm 2024). “Giáo
hội Phật giáo VN thông tin: Phát ngôn của thượng tọa Thích Chân Quang; thông
báo về ông Minh Tuệ”. Thanh Niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
5. ^ a b Tiền
Lê (18 tháng 5 năm 2024). “Quá
khứ chưa biết về 'sư Thích Minh Tuệ'”. Tiền Phong. Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
6. ^ Hồng Ánh (17
tháng 5 năm 2024). “Phú
Yên phản hồi về thông tin "Sư Thích Minh Tuệ" từng làm công tác địa
chính ở tỉnh”. Người Lao Động. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy
cập 28 tháng 5 năm 2024.
7. ^ Hoàng
Thanh. Người
cha kể về thuở nhỏ của "sư Thích Minh Tuệ". Báo Người Lao Động Online (video). Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy
cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
8. ^ “Tổng
hợp các phát biểu của sư Thích Minh Tuệ”. Tiếng Dân. 28 tháng 5 năm
2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
9. ^ Phùng Minh
(17 tháng 5 năm 2024). “Ban
Tôn giáo Chính phủ thông tin về "sư Thích Minh Tuệ"”. Dân trí. Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
10. ^ Trần Quang
Vinh (21 tháng 5 năm 2024). “"Hiện
tượng mạng" Thích Minh Tuệ và những sự ồn ào phản cảm”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 30 tháng 5
năm 2024.
11. ^ a b Lê
Đức, Phòng An ninh nội địa (20 tháng 5 năm 2024). “Cảnh
giác với hoạt động lợi dụng hiện tượng "Thích Minh Tuệ" để tuyên truyền
gây mất đoàn kết tôn giáo”. Công an tỉnh Quảng Ninh. Truy cập ngày 30
tháng 5 năm 2024.
12. ^ Thu Hà (30
tháng 5 năm 2024). “Trên
mạng xã hội, nhiều cửa hàng thời trang online đồng loạt tung ra các mẫu quần áo
mô phỏng theo trang phục chắp vá nhiều mảnh của thầy Thích Minh Tuệ”. Báo
điện tử VOV. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 30 tháng 5
năm 2024.
13. ^ Đoàn Tuấn
(20 tháng 5 năm 2024). “Làm
phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker "tặc" muốn gì?”. Công Thương. Bộ Công Thương. Truy cập ngày 30 tháng 5
năm 2024.
14. ^ Nguyễn Thịnh
(19 tháng 5 năm 2024). “Từ
"hiện tượng mạng" Thích Minh Tuệ: Những "bữa tiệc" view và
vấn nạn tung hô quá đà của Youtuber, TikToker”. Dân Việt. Hội Nông dân Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng
5 năm 2024.
15. ^ Thanh Nhật
(30 tháng 5 năm 2024). “Tỉnh Quảng
Nam yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự khi ông Thích Minh Tuệ đi qua”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
16. ^ a b “Khen sư Thích Minh
Tuệ, sư Thích Minh Đạo bị kiểm điểm: 'Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng'”. BBC News Tiếng
Việt. BBC.
29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
17. ^ Thanh Thủy;
Mai Trang (30 tháng 5 năm 2024). “Một
người đàn ông đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng”. Báo
Tin tức - TTXVN. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng
5 năm 2024.
18. ^ Lê Thọ Bình
(19 tháng 5 năm 2024). “"Nên
coi chuyện bộ hành của ông Thích Minh Tuệ là bình thường"”. Dân Việt. Hội Nông dân Việt Nam. Truy cập 28 tháng 5
năm 2024.
19. ^ Gia Khiêm;
Khánh Yến (18 tháng 5 năm 2024). “Thượng
tọa Thích Thanh Huân: "Hiện tượng ông Minh Tuệ không có gì đáng rầm rộ"”. Dân Việt. Hội Nông dân Việt Nam. Truy cập 28 tháng 5
năm 2024.
20. ^ Quang Lộc
(21 tháng 5 năm 2024). “Đừng
biến Thích Minh Tuệ thành người nổi tiếng bất đắc dĩ!”. Kinh tế Việt
Nam. Công Thương. Bộ Công Thương. Truy cập 28 tháng 5 năm
2024.
21. ^ Viết Thịnh
(17 tháng 5 năm 2024). “Hiện
tượng 'Sư thầy Thích Minh Tuệ': Nhiều người đang 'nghiêng về mê tín nhiều hơn
chính tín'”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh. Truy cập 28 tháng 5 năm 2024.
No comments:
Post a Comment