Đại tướng Tô Lâm
làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng
BBC News Tiếng Việt
22
tháng 5 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1816966m9o
Sáng
22/5, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước
tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3b15/live/e76a5d10-17e2-11ef-b5cc-cb8b8c4cef5a.jpg
Ông
Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước
Nghị
quyết bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 472/473 đại
biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết
định việc bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Thực
ra, ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định
từ trước. Hôm 18/5, ông đã được Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu cho
vị trí chủ tịch nước.
Đáng
chú ý, lúc bấy giờ Quốc hội cho biết sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức
danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự
bộ trưởng Công an thay thế ông tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.
Cụ
thể, hôm 19/5, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Quốc hội Bùi
Văn Cường đã thông báo rằng, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 (diễn ra từ ngày
16 đến 18/5), Trung ương Đảng "chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng
Công an", do đó Quốc hội không đưa nội dung miễn nhiệm Bộ trưởng Công an
Tô Lâm và phê chuẩn bộ trưởng mới vào kỳ họp lần này.
Thông
tin trên đã làm dấy lên tranh luận về tính hợp hiến của việc một người làm chủ
tịch nước mà vẫn giữ chức bộ trưởng Công an.
Mãi
đến chiều 21/5, khi kỳ họp Quốc hội đã diễn ra được một ngày, Tổng thư ký Quốc
hội Bùi Văn Cường mới trình bày tờ trình điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa 15 để thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công an đối với
ông Tô Lâm, người được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu chủ tịch nước.
Trước
khi ông Tô Lâm chính thức trở thành chủ tịch nước, Tiến sĩ Bill Hayton đã viết
trên trang web của Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh) rằng
Việt Nam sẽ càng tô đậm ấn tượng về một nhà nước “công an trị”.
Khi
đó “Tứ Trụ” sẽ có hai người đi lên từ ngành công an là ông Tô Lâm và Thủ tướng
Phạm Minh Chính.
Tính
cả ông Chính và ông Lâm thì Bộ Chính trị có năm nhân vật xuất thân từ công an.
Hứa
'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng
Sau
khi Quốc hội thông qua nghị quyết, tân Chủ tịch nước Tô Lâm đã bắt đầu thực hiện
nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.
Ông
Tô Lâm đặt tay trái lên Hiến pháp, tay phải giơ cao, tuyên thệ:
"Dưới
cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả
nước, tôi, Chủ tịch nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ:
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước
và nhân dân giao phó."
Trong
phát biểu nhậm chức, tân Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Quốc hội tín nhiệm bầu và
giao cho ông trọng trách chủ tịch nước, cảm ơn Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng
Bí thư Nguyên Phú Trọng đã giới thiệu ông cho cương vị chủ tịch nước.
No comments:
Post a Comment