Wednesday, May 22, 2024

THỦ TƯỚNG ISRAEL BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY NÃ, TIẾP THEO LÀ GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Thủ tướng Israel bị đề nghị truy nã, tiếp theo là gì?

BBC News Tiếng Việt

21 tháng 5 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3ggl2mevy2o

 

21 tháng 5 2024

Hôm qua 20/5, Công Tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan đã chính thức đề xuất ban hành lệnh truy nã Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với cáo buộc tội ác chiến tranh và chống lại loài người.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0542/live/0fba5cc0-1757-11ef-976f-87c9f89e656e.jpg

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rất tức giận về lệnh truy nã được đề xuất

 

Ngoài ông Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và ba lãnh đạo của Hamas cũng nhận lệnh truy nã với cáo buộc tương tự.

Tuyên bố của ông Khan được đưa ra sau khi cuộc chiến ở Gaza diễn ra được bảy tháng.

Ông Khan nói rằng mình có bằng chứng khi nói rằng năm cá nhân nêu trên phải “chịu trách nhiệm hình sự” về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại.

Những bằng chứng của ông Khan sẽ được một ban thẩm phán xem xét và đánh giá tiêu chuẩn ban hành một lệnh truy nã đối với năm cá nhân nói trên.

Để điều tra, ông Karim Khan và các cộng sự đã phỏng vấn các nạn nhân của cuộc tấn công ngày 7/10.

Ông Khan nói rằng Hamas đã tấn công các giá trị cơ bản của con người, rằng “sự tàn ác và nhẫn tâm tột độ đã bóp nát tình yêu gia đình và mối liên hệ sâu sắc giữa cha mẹ và con cái, gây ra sự thống khổ khôn xiết.”

Theo ông, dù Israel có quyền tự vệ, “những tội ác vô nhân tính” không khiến “Israel được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ luật nhân đạo quốc tế".

Việc Israel không tuân thủ luật nhân đạo quốc tế đã khiến việc ban hành lệnh truy nã đối với Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel trở nên chính đáng, ông Khan đánh giá.

Khi nhắc tới tội ác của Israel, ông Khan liệt kê tới giết người, diệt chủng, tấn công có chủ ý vào dân thường và lợi dụng nạn đói của dân thường làm vũ khí chiến tranh.

 

·        Sinh viên Mỹ biểu tình phản chiến kiểu Chiến tranh Việt Nam: nguyên nhân, mục đích và tác động

4 tháng 5 năm 2024

·        Đánh bom Lãnh sự quán Iran: Việt Nam lên án, Mỹ cảnh giác cao độ

6 tháng 4 năm 2024

·        Israel và Iran: sự xung khắc chực chờ bùng nổ thành chiến tranh

20 tháng 4 năm 2024

·         

Phản ứng từ các bên

 

Thủ tướng Benjamin Netanyahu giận dữ trước thông tin rằng ông có thể phải đối mặt với lệnh truy nã vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Ông cho rằng đây là "sự xúc phạm chưa từng có về mặt đạo đức”.

Theo Thủ tướng Israel, nước này đang "tiến hành một cuộc chiến chính nghĩa chống lại Hamas, một tổ chức khủng bố đã gây ra vụ tấn công tồi tệ nhất nhằm vào người Do Thái kể từ Holocaust [cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái ở châu Âu]."

Ông Netanyahu so sánh công tố viên Khan với các thẩm phán Đức quốc xã đã từ chối quyền cơ bản của người Do Thái.

Ông cho rằng quyết định đề xuất lệnh truy nã thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng Israel là "thêm dầu vào lửa của chủ nghĩa bài Do Thái đang hoành hành khắp thế giới".

Từ Mỹ, Tổng thống Joe Biden cho rằng hành động của ông Khan là một “sự xúc phạm”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng việc này có thể phá hỏng các thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin ở Gaza.

 

Tiếp theo là gì?

 

Đề xuất của công tố Karim Khan sẽ được trình lên phòng tiền xét xử.

Sẽ có ba thẩm phán trong phòng tiền xét xử, bao gồm:

·        Thẩm phán chủ tọa Iulia Motoc đến từ Romania

·        Thẩm phán Maria del Socorro Flores Liera từ Mexico

·        Thẩm phán Reine Alapini-Gansou đến từ Benin.

Không có hạn chót cho việc đưa ra quyết định. Trong các trường hợp tương tự trước đây, các thẩm phán mất từ hơn một tháng cho đến vài tháng để đưa ra quyết định,

Nếu các thẩm phán đồng ý rằng có “căn cứ hợp lý” để tin rằng tội ác chiến tranh/tội ác chống lại loài người đã được thực hiện, họ sẽ ra lệnh truy nã.

Lệnh truy nã sẽ phải nêu tên đối tượng truy nã, các tội danh và thông tin về những sự việc cấu thành những tội danh này.

Các thẩm phán cũng có thể sửa đổi nội dung lệnh truy nã và chấp thuận một phần yêu cầu của công tố viên. Các tội danh cũng có thể được thay đổi và cập nhật.

 

Thủ tướng Israel sẽ bị bắt?

 

Nếu lệnh truy nã được đưa ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết Hiến chương Rome của ICC sẽ phải bắt giữ và giao nộp năm cá nhân nêu trên khi có cơ hội.

Hiến chương Rome hiện có 124 chữ ký, không có của Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, tòa án không có cách nào để cưỡng chế việc bắt giữ.

Trường hợp không tuân thủ theo nguyên tắc sẽ được báo cáo cho hội đồng các quốc gia thành viên của ICC và cuối cùng được chuyển đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7480/live/3a28a2f0-1757-11ef-a5f9-c9e97f2e93cf.jpg

Cuộc tấn công liên tục của Israel vào Dải Gaza đã buộc nhiều người Palestine phải rời bỏ nhà cửa

 

Có thể tạm dừng lệnh truy nã của ICC không?

 

Các quy tắc của tòa án cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thông qua quyết định tạm dừng hoặc trì hoãn việc điều tra hoặc truy tố trong một năm.

Tuy nhiên, quyết định này có thể gia hạn mãi mãi.

Trước đây, trong những trường hợp một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phớt lờ nghĩa vụ bắt giữ, không có hình phạt gì quá nặng nề.

Chính quyền Israel hoặc Palestine cũng có thể kiến nghị hoãn lệnh truy nã với lý do đang điều tra hoặc truy tố cùng một cá nhân với những cáo buộc tương tự.

Khi đó, công tố viên của ICC sẽ phải tạm dừng lệnh truy nã và xem xét liệu quốc gia yêu cầu trì hoãn có thực sự đang tiến hành một cuộc điều tra hay không.

Nếu các công tố viên kết luận rằng cuộc điều tra của quốc gia/vùng lãnh thổ nêu trên chưa đầy đủ, họ có thể yêu cầu thẩm phán tiếp tục ban hành lệnh truy nã.

 

Thủ tướng Israel và thủ lĩnh Hamas bị hạn chế đi lại?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/9bb2/live/70c02950-1757-11ef-976f-87c9f89e656e.jpg

lĩnh Hamas Yahya Sinwar được cho là đang ẩn náu ở đâu đó trong vùng đất của người Palestine ở Bờ Tây (Palestinian enclave)

 

Không, việc yêu cầu truy nã hay lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không hạn chế quyền đi lại của một cá nhân.

Tuy nhiên, các cá nhân này có thể bị bắt giữ khi di chuyển tới một quốc gia thành viên của ICC. Đây là một yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đi lại.

Các nhà lãnh đạo chính trị, nhà lập pháp và các nhà ngoại giao không bị hạn chế gặp gỡ những người bị ICC truy nã. Dù vậy, điều này có thể gây ra phản ứng chính trị tiêu cực.

 

Đề xuất truy nã này có ảnh hưởng tới các vụ xét xử khác không?

 

Trực tiếp, không. Gián tiếp, có thể.

Lệnh truy nã của ICC tách biệt với các vụ xét xử khác, ví dụ như các vụ kiện tại tòa án yêu cầu cấm vận vũ khí đối với Israel.

Nhưng nếu các thẩm phán quyết định có cơ sở hợp lý để tin rằng Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel đã phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Gaza, điều này có thể gia tăng áp lực khiến các quốc gia khác ra lệnh cấm vận mua bán vũ khí với Israel.

 

 

 

 

 


No comments: