Saturday, March 23, 2024

UNESCO KÊU GỌI CHIA SẺ CÔNG BẰNG NƯỚC SẠCH ĐỂ "BẢO VỆ HÒA BÌNH" (Trọng Thành / RFI)

 



UNESCO kêu gọi chia sẻ công bằng nước sạch để ‘‘bảo vệ hòa bình’’

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 22/03/2024 - 14:39

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240322-unesco-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-chia-s%E1%BA%BB-c%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-s%E1%BA%A1ch-%C4%91%E1%BB%83-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-h%C3%B2a-b%C3%ACnh

 

Hôm qua, 21/03/2024, UNESCO ra báo cáo, nhấn mạnh đến tình trạng 3,5 tỉ dân cư, tức gần một nửa dân số hành tinh, không được hưởng hệ thống phân phối nước sạch an toàn. UNESCO nhấn mạnh việc bảo đảm nước sạch cho tất cả các quốc gia là tạo điều kiện cho sự phát triển, nhưng cũng là để bảo vệ sức khỏe của người dân, bảo đảm ‘‘an ninh lương thực’’, ‘‘an ninh công nghiệp’’, tránh xung đột do tranh chấp về nước.

 

https://s.rfi.fr/media/display/3b776236-e84f-11ee-a334-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP23149329187270.webp

Người dân lấy nước từ một khu đầm sau nhiều năm noi đây bị ngập lụt, vùng Canal-Pigi, Nam Sudan. Ảnh chụp ngày 04/05/2023. AP - Sam Mednick

 

Trả lời AFP tại trụ sở của cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc ở Paris, ông Richard Connor, phụ trách chính bản báo cáo của UNESCO, nhấn mạnh: ‘‘không có nước, các điều kiện an ninh căn bản, như an ninh nông nghiệp, an ninh công công nghiệp, sẽ không được bảo đảm’’, ‘‘thiếu điều kiện tiếp cận với nước sạch, người dân sẽ mắc nhiều bệnh tật, khiến họ không thể đến trường, không thể đi làm’’.

 

Báo cáo của UNESCO cho biết, cho đến nay, ‘‘các cuộc chiến tranh giành giật nước’’, như dự báo từ những thập niên 1980 – 1990, nhìn chung chưa diễn ra, nhưng sự khan hiếm về nước tại một số nơi trên hành tinh đã bắt đầu dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng, như các đụng độ khiến hàng chục người chết giữa Kirghizistan và Tadjikistan những năm gần đây.

 

Để tránh cho thảm kịch này trở nên phổ biến, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi gia tăng hợp tác quốc tế về nước. Một trong các ví dụ tích cực được đưa ra là tổ chức quản lý sông Senegal, do ba nước châu Phi – Mali, Mauritania và Senegal - lập ra, cho phép thiết lập đối thoại nhằm tháo gỡ xung đột. Tuy nhiên, theo UNESCO, trong hiện tại, trong số 153 chia sẻ các dòng sông, hồ hay mạch nước ngầm, ‘‘mới chỉ có 31 quốc gia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác, liên quan đến ít nhất 90% bề mặt các dòng chảy xuyên biên giới’’.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

MÔI TRƯỜNG - AN NINH

Hội nghị quốc tế về nước Liên Hiệp Quốc kết thúc

 

PHÁP - MÔI TRƯỜNG

Tổng thống Pháp công bố « Kế hoạch về Nước » để đối phó với biến đổi khí hậu

 

ẤN ĐỘ - KHỦNG HOẢNG NƯỚC

Ấn Độ : Khủng hoảng nước chưa từng có ở Bangalore






No comments: