Trung
Quốc thủ lợi từ chiến tranh Ukraina
Đăng
ngày: 12/03/2024 - 14:58
Chiến
tranh Ukraina càng kéo dài càng có lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh không trực tiếp
giao vũ khí hạng nặng cho Matxcơva, nhưng lại gián tiếp tài trợ và nuôi dưỡng cỗ
máy chiến tranh của Nga. Điều đó không cấm cản ông Tập Cận Bình bắt đầu "đặt
gạch" cho giai đoạn tái thiết Ukraina. Emmanuel Véron, Viện Ngôn Ngữ và
Văn Hóa Phương Đông ( INALCO ) và Trường Hải Quân Pháp ( Ecole Navale ) phân
tích những nước cờ của Bắc Kinh trong một xung đột ở rất xa lãnh thổ Trung Quốc.
https://s.rfi.fr/media/display/893e2320-e462-11ed-bae4-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_33DW373.webp
Volodymyr
Zelensnky, Tập Cận Bình, Vladimir Putin : Ít ai tin Trung Quốc có thể đóng vai
trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina để chấm dứt chiến tranh. Ảnh ghép
ngày 26/04/2023. AFP - GENYA SAVILOV,VLADIMIR ASTAPKOVICH,GAVRIIL GRIGOROV
Đặc
sứ Trung Quốc về các hồ sơ Á-Âu, ông Lý Huy vừa kết thúc chuyến công du nhiều
nước châu Âu với những chặng Matxcơva, Kiev, Paris, Berlin, Bruxelles và
Vacxava. Đây là lần thứ nhì quan chức này trở lại châu Âu để bàn về chiến tranh
Ukraina. Tại Bruxelles, đặc sứ của ông Tập Cận Bình đòi Liên Âu ngừng cung cấp
vũ khí cho Ukraina và phản đối Liên Âu đưa vào danh sách trừng phạt Nga ba
doanh nghiệp của Trung Quốc bị nghi ngờ tiếp tay với quân đội Nga trong
« chiến dịch quân sự đặc biệt » điện Kremlin tiến hành ở Ukraina từ
2022.
Kiev
vẫn tin vào « vai trò trung gian » của Bắc Kinh, nhưng hình ảnh của
Trung Quốc đối với công luận Ukraina đã xấu đi so với hồi tháng 5/2023, khi đặc
sứ Trung Quốc lần đầu đến Kiev. Theo thăm dò của Trung Tâm Razumkov, 72,5 % những
người được hỏi có cái nhìn « tiêu cực » về Trung Quốc (thay vì 59 % một
năm trước đây) và gần 2/3 người Ukraina không có thiện cảm với chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, « người bạn thân thiết của tổng thống Nga Vladimir
Putin ».
Trung
Quốc đến nay luôn khẳng định thái độ « trung lập » trong cuộc chiến
Ukraina, chưa bao giờ lên án Nga đưa quân xâm lược một quốc gia có chủ quyền.
Tháng 2/2023, Bắc Kinh đã trình bày một kế hoạch 12 điểm vãn hồi hòa bình cho
Ukraina, đặt mình vào thế một « nhà trung gian » hòa giải. Ông Tập Cận
Bình đang tính toán những gì và liệu có thể tin rằng Trung Quốc sẽ là một nhà
trung gian đáng tin cậy khi mà lãnh đạo Nga- Trung liên tục ca ngợi « tình
bạn vô bờ bến » và « vững như bàn thạch » giữa Matxcơva và Bắc
Kinh ?
Trong
cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, giảng
dạy tại Trường Hải Quân Ecole Navale ở Brest, miền tây bắc nước Pháp và tại Viện
Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông, trước hết ghi nhận : Chiến tranh Ukraina
mà tổng thống Nga Vladimir Putin khởi động ngày 24/02/2022 đang mở ra rất nhiều
« cơ hội » cho Trung Quốc.
Emmanuel
Véron :
« Đầu tiên hết và nổi bật hơn cả là những cơ hội để Trung Quốc gia tăng
trao đổi mậu dịch, mở rộng quan hệ ngoại giao với Nga. Ý đồ ở phía sau là về mặt
chiến lược, Bắc Kinh và Matxcơva thành lập một mặt trận chống lại Washington
nói riêng, và để đương đầu với phương Tây nói chung. Tổng trao đổi mậu dịch hai
chiều giữa Nga và Trung Quốc năm 2021 là 140 tỷ đô la, rồi chỉ trong hai năm đã
được đẩy lên tới hơn 200 tỷ vào cuối 2023. Dưới góc độ đó, Trung Quốc đã gián
tiếp giúp Nga trong cuộc chiến tại Ukraina. Đôi bên chủ yếu trao đổi với nhau
những gì ? Nga xuất khẩu sang Trung Quốc dầu hỏa và khí đốt, các loại
nguyên liệu, từ gỗ đến khoáng sản …. Còn Trung Quốc thì cung cấp từ đồ điện gia
dụng đến linh kiện bán dẫn, phụ tùng và nhất là một số công nghệ sản xuất một số
vũ khí cho Nga, vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, vừa để phục vụ cho chiến
tranh ».
Đối
với Ukraina, từ hai năm nay, Trung Quốc chủ yếu mua thêm nông phẩm đặc biệt là
lúa mì, ngũ cốc để bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm cho 1,5 tỷ dân. Nhưng
thực tế phũ phàng là nhờ có chiến tranh Ukraina, xuất khẩu của Trung Quốc sang
Nga đã tăng mạnh vào lúc tiêu thụ nội địa của quốc gia châu Á này chựng hẳn lại
sau đại dịch Covid, còn Âu Mỹ thận trọng, khó tính hơn với hàng rẻ của Trung Quốc.
Trong
chiều ngược lại thì các đối tác Nga cũng đã phải nhượng bộ nhiều các khách hàng
Trung Quốc, mà điển hình là Trung Quốc đã mua được dầu khí của Nga với giá thấp
hơn so với thị trường. Tuy nhiên, giới quan sát lưu ý : Đối với Trung Quốc,
các thị trường tiềm năng nhất trong các hoạt động xuất nhập khẩu vẫn là với
Châu Âu, Mỹ và với các đối tác Đông Nam Á.
Cơ
hội để khẳng định thêm vai trò đầu tầu với các nước « Phương Nam »
Do
vậy theo ông Véron, những cơ hội về giao thương với Nga tuy là quan trọng,
nhưng cuộc chiến mà tổng thống Nga khởi động cách này hơn 2 năm còn đem lại cho
Trung Quốc nhiều lợi ích về phương diện quân sự và ngoại giao. Đó mới là điều
quan trọng đối với ông Tập Cận Bình :
Emmanuel
Véron :
« Như vừa nói, chiến tranh Ukraina đang cho phép Nga thành lập một mặt trận
để đương đầu với Mỹ và nhìn rộng ra hơn đây là một sự đương đầu giữa các nền
dân chủ phương Tây với nhiều nước không thuộc khối đó, như là Trung Quốc và
Nga. Trong cuộc đối đầu về các phương diện chính trị, chiến lược và quân sự đó,
Trung Quốc cố gắng tránh cung cấp vũ khí hạng nặng cho Nga, nhưng lại gián tiếp
ủng hộ Matxcơva bằng nhiều cách. Chúng ta vừa nêu lên vế kinh tế và ngoài ra,
thông qua Bình Nhưỡng, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho Bắc Triều Tiên cung cấp
hàng triệu đạn pháo cho Nga, trong đó có những lô đạn dược mà Bắc Triều Tiên
mua từ thời Liên Xô. Ở đây có một trục tam giác Bắc Kinh - Bình Nhưỡng -
Matxcơva. Thêm vào đó Trung Quốc cũng gián tiếp khuyến khích một số nước ở
Trung Á, nhất là Iran, tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Nga. Nói cách khác,
Trung Quốc gián tiếp ủng hộ Nga về mặt quân sự, giúp Matxcơva có công nghệ để sản
xuất một số vũ khí cần thiết cho chiến tranh ».
Cũng
chuyên gia Véron nhắc lại, vào năm 2023, Trung Quốc đã rất năng động về mặt ngoại
giao, đặc biệt là hướng tới các quốc gia « ngoài khối phương Tây ». Bắc
Kinh theo đuổi 2 mục đích : Tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu và
lôi kéo các nước « phương Nam » chia sẻ quan điểm của Trung Quốc về
cuộc chiến Ukraina. Điều đó đã được thể hiện qua các thượng đỉnh Tổ Chức Hợp
Tác Thượng Hải tại Ouzbekistan, thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia, hay thượng
đỉnh khối BRICS vào tháng 8/2023 ở Nam Phi… Cuối tháng 2/2023, Bắc Kinh đã
trình bày kế hoạch 12 điểm vãn hồi hòa bình cho Ukraina, cho dù Trung Quốc tuyệt
đối tránh sử dụng cụm từ « chiến tranh » và « hòa bình »
khi nói về xung đột đang diễn ra tại châu Âu, rất xa Hoa Lục. Văn bản chính thức
của Trung Quốc mang tựa đề : « Quan điểm của Trung Quốc để giải quyết
khủng hoảng Ukraina ».
« Lộ
hàng » vũ khí hiện đại của phương Tây
Về
mặt quân sự, một số nhà quan sát cho rằng, trong cuộc chiến Ukraina, điều ngoài
mong đợi đối với Bắc Kinh là các nước phương Tây đã cung cấp nhiều loại vũ khí
hiện đại giúp Kiev bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và đây là « những bài học quý
giá cho Trung Quốc », trong trường hợp phải đương đầu với một cuộc xung đột
vũ trang với Hoa Kỳ.
Emmanuel
Véron : « Đúng
vậy. Thuần túy về quân sự, các giới chức chiến lược và quân sự của Trung Quốc
theo dõi rất kỹ tình hình tại Ukraina, cũng như là những gì đang diễn ra ở Hồng
Hải, ở dải Gaza. Tình hình được theo dõi hàng ngày và được phân tích một cách rất
cặn kẽ, bởi Trung Quốc muốn học hỏi kinh nghiệm, muốn tìm hiểu xem quân đội của
Mỹ, của phương Tây được tổ chức như thế nào, hoạt động ra sao. Bắc Kinh đang
quan sát xem trong một cuộc xung đột ở cường độ cao, các giới chức ngoại giao,
quân sự phối hợp với nhau như thế nào. Trung Quốc đặc biệt chú trọng vào vai
trò của quân đội Mỹ ».
Tầm
nhìn về lâu dài : BRI và công cuộc tái thiết Ukraina
Cuộc
chiến nào rồi cũng có hồi kết. Một dụng ý khác trong những nỗ lực ngoại giao của
Bắc Kinh « giải quyết khủng hoảng Ukraina » liên quan trực tiếp đến dự
án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 – BRI : Ukraina là một mắt xích quan trọng
trong kế hoạch được ông Tập Cận Bình khởi động cách nay hơn 10 năm. Các dự án
trên bộ, trên biển bị chựng lại do chiến tranh. Hơn nữa Trung Quốc luôn nhìn xa
và đang chuẩn bị sẵn những nước cờ cho giai đoạn tái thiết Ukraina. Không yểm
trợ Kiev về mặt nhân đạo, tài chính hay quân sự, Trung Quốc liệu có tính chính
đáng để tham gia vào các chương trình tái thiết Ukraina sau chiến tranh hay
không ? Emmanuel Véron, viện INALCO, trả lời :
Emmanuel
Véron :
« Chúng tôi bắt đầu có một số yếu tố để trả lời câu hỏi này, sau hơn hai
năm Nga xâm chiếm Ukraina. Trung Quốc đã bắt đầu đặt một số con chốt cho giai
đoạn tái thiết Ukraina, cho dù chiến tranh chưa dứt. Bắc Kinh ý thức được rằng,
về mặt địa lý, Trung Quốc ở rất xa nơi có giao tranh, không giúp đỡ gì Kiev
ngoài những lời kêu gọi vãn hồi hòa bình và tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò
trung gian hòa giải. Nhưng Trung Quốc muốn cũng có phần trong giai đoạn tái thiết
Ukraina, nhất là trong các khâu xây dựng lại hệ thống giao thông, cung cấp điện
lực … Ngoài ra, Bắc Kinh còn nhòm ngó đến các công trình ở những khu vực chung
quanh Biển Đen ».
Vẫn
chuyên gia về Trung Quốc đương đại Emmanuel Véron cho rằng, trong hai chuyến
công tác tại Kiev năm ngoái và năm nay, đặc sứ Trung Quốc Lý Huy đều đã
« bắn đi một số tín hiệu để Ukraina hiểu rằng, Bắc Kinh có thể là một mắt
xích quan trọng trong công cuộc tái thiết Ukraina ». Dường như chính quyền
của tổng thống Volodymyr Zelensky tỏ ra rất thực tiễn trong quan hệ đối với
Trung Quốc, cho dù không mấy ai tin vào tính « trung lập » của Bắc
Kinh trên hồ sơ này :
Emmanuel
Véron :
« Mức độ gần gũi giữa Bắc Kinh với Matxcơva khiến chúng ta khó có thể nghĩ
rằng (dù chỉ là về mặt kỹ thuật) Trung Quốc ‘trung lập’ trên vấn đề Ukraina.
Khó có thể tin rằng Trung Quốc thật sự đóng vai trò trung gian hòa giải, vãn hồi
hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Lại càng khó tin hơn vào ý tưởng Bắc Kinh có trọng
lượng đủ lớn để can thiệp vào một số quyết định của Matxcơva trong lĩnh vực
chính trị và quân sự. Cũng phải nói là ý tưởng đó hoàn toàn sai. Nói cách khác,
trong mọi trường hợp, Trung Quốc không đủ ‘nặng’ để có thể tác động đến những
quyết định quân sự của Matxcơva trên vấn đề Ukraina ».
No comments:
Post a Comment