BBC News Tiếng Việt
7 tháng 3
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxxzwx2wp5po
Ông
Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cho hay ông đã nêu ra các vấn đề
liên quan đến căn cứ hải quân Ream do Trung Quốc tài trợ trong chuyến thăm
Phnom Penh cuối tuần trước, theo báo South China Morning Post.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a4e7/live/4dad8030-dc73-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Căn cứ
hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.
“Hoa Kỳ và
một số quốc gia trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mục đích, tính chất
và phạm vi xây dựng xung quanh căn cứ hải quân [Ream], cũng như vai trò của
quân đội CHND Trung Hoa trong quá trình này và trong việc sử dụng cơ sở này
trong tương lai,” vị cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói.
Ông nhấn mạnh
vai trò của Mỹ trong khu vực là “để đảm bảo rằng các đối tác của chúng tôi tiếp
tục có thể bảo vệ chủ quyền của mình”.
Kritenbrink
cho biết ông cũng thảo luận về Biển Đông trong chuyến đi tới Đông Nam Á, nơi
ông nói các quốc gia có yêu sách đang “đặc biệt quan ngại” về tình hình ở vùng
biển đầy tranh chấp này.
“Tôi nghĩ
chúng ta đã thấy trong một số trường hợp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện
một số bước đi ở Biển Đông, vừa đi ngược lại luật pháp quốc tế, vừa sử dụng biện
pháp ép buộc để đe dọa các đối tác theo những cách mà chúng tôi nhận thấy không
thể chấp nhận được và gây bất ổn.”
Căn cứ hải quân Ream ở miền nam
Campuchia được
nâng cấp với sự đầu tư của Trung Quốc vào năm 2022 và 2023, điều này làm dấy
lên lo ngại từ Washington về tính minh bạch trong mục đích của cảng này và vai
trò của quân đội Trung Quốc.
Vào tháng
12, các tàu hải quân Trung Quốc đã đến thăm căn cứ hải quân đã được nâng cấp để
tham gia cuộc tập trận chung với quân đội Campuchia, theo SCMP.
Bắc Kinh
và Phnom Penh có mối quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ và nhiều công ty nhà
nước Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, nông nghiệp, khai thác
mỏ và năng lượng ở Campuchia.
Thủ tướng
Campuchia Hun Manet mô tả mối quan hệ với Trung Quốc là một “tình bạn sắt son”
trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng Chín năm ngoái.
·
Campuchia xây kênh đào Funan Techo: Việt
Nam nên lo lắng?
2
tháng 2 năm 2024
·
Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ
Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1
tháng 3 năm 2024
·
Giải pháp nào cho những xung đột ngầm
giữa Việt Nam và Campuchia
25
tháng 2 năm 2024
Ảnh
hưởng gì tới Việt Nam?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0916/live/90d5bb20-dc73-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Căn cứ
hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.
Trả lời BBC ngày 9/6/2022 khi có tin
Trung Quốc động thổ cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia, ông Hoàng Việt, giảng viên Khoa Luật
quốc tế, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, nói nếu cáo buộc của Mỹ và phương Tây rằng
Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia là có thật, thì đây "rõ ràng là
mối đe dọa tới Việt Nam, toàn bộ khu vực ASEAN và cả Mỹ”.
Ông phân
tích: "Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa là họ có thể tấn công khu vực Trường
Sa của Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông giữa
Việt Nam và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ có nhiều hướng tấn công Việt
Nam."
"Với
một căn cứ quân sự tại Campuchia, Trung Quốc cũng thể uy hiếp các quốc gia
ASEAN khác."
"Nếu
Campuchia làm việc này mà không tham vấn ý kiến của ASEAN thì điều này gây tổn
hại rất nhiều tới ASEAN, đặc biệt gây tổn hại tới quan hệ hữu nghị láng giềng
đã được xây đắp từ rất lâu giữa Việt Nam và Campuchia."
Nói về
tham vọng của Trung Quốc, Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc đến chiến lược "Chuỗi ngọc
trai" nhằm mở rộng các cảng biển, căn cứ quân sự của nước này trên thế giới
và khu vực Đông Nam Á, kế hoạch Vành đai và Con đường, tập trung vào các cảng
biển, đặc biệt là eo biển Malacca.
"Eo
biển Malacca là một con đường hàng hải chiến lược có rất nhiều tàu bè đi ngang
qua hàng ngày. Trung Quốc rất cần con đường đó bởi vì những hàng hóa nhập khẩu
của nước này, đặc biệt là dầu, sẽ phải đi qua eo biển này rất nhiều."
"Các
nhà nghiên cứu đặt ra giả định là nếu xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển
Đông, có khả năng eo biển Malacca sẽ bị khóa lại, đe dọa sự phát triển của
Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh rất muốn kiểm soát được eo biển này.
"Nếu
có một căn cứ quân sự tại Campuchia ở Ream như đồn thổi, Trung Quốc có thể đặt
các tàu chiến của mình ở đó, và họ có thể tới các khu vực ở eo biển rất nhanh,
sẽ tạo rất nhiều lợi thế cho Trung Quốc."
"Việt
Nam cần theo dõi tiếp vấn đề này, bởi vì một mặt, nếu kết luận là có căn cứ
quân sự của Trung Quốc ở Campuchia mà không có bằng chứng thì sẽ gây tổn hại đến
quan hệ giữa hai nước."
"Còn
mặt khác, trong trường hợp điều này có thật thì Việt Nam cũng phải nghĩ tới
chuyện khác, trong đó bao gồm các bước phòng thủ của mình," chuyên gia về
Biển Đông kết luận.
--------------------
TIN
LIÊN QUAN
·
VN phản ứng trước tin TQ động thổ cải
tạo căn cứ hải quân cho Campuchia
10 tháng 6
năm 2022
·
Mỹ đòi Campuchia giải trình vụ căn cứ
hải quân Ream
3 tháng 7
năm 2019
·
WSJ: 'Campuchia cho TQ đóng tại căn cứ
hải quân'
22 tháng 7
năm 2019
·
Từ khóa 'Việt Nam' trong bàn cờ chính
trị Campuchia ngày nay
25 tháng 7
năm 2023
No comments:
Post a Comment