Thụy
Điển gia nhập NATO : 3 lý do khiến Vladimir Putin đau đầu
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 10/03/2024 - 14:54
Ngày
07/03/2024 Thụy Điển chính thức được kết nạp vào NATO. Ở cương vị thành viên thứ
32 trong đại gia đình Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Stockholm có ba lý do khiến
tổng thống Nga Vladimir Putin « đau đầu » : Tăng thêm « trọng
lượng quân sự » cho NATO, Thụy Điển sẽ trở thành « điểm tựa hải quân
cho Liên minh ở vực đông bắc Âu » và « Matxcơva bị cô lập thêm tại Bắc
Cực ».
Thụy
Điển, thành viên mới của NATO. © lexpress
Tuần
báo L’Express hôm 07/03/2024 giải thích, sau Phần Lan đến
lượt Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương khiến biển Baltic
trở thành « Ao nhà của NATO »
Nga
bị « bao vây » ở Biển Baltic
Ngoại
trừ ốc đảo Kaliningrad, « toàn bộ các nước chung quanh vùng biển này đều là
thành viên NATO ». Do từ trước đến nay Thụy Điển vẫn bảo vệ thế
« trung lập » nên đã phải tự lo thân, độc lập về mặt quân sự. Đảo
Gotland với diện tích hơn 3.000 km vuông thuộc chủ quyền của Stockholm, từ 2018
đã được « quân sự hóa ». Đây chính là « cánh cửa mở ra khu vực
phía bắc Biển Baltic ». Với hòn đảo này trong NATO « gần như chắc chắn
là tàu thuyền của Nga khó mà ra vào khu vực tây bắc nước Nga ». Từ 2022 Thụy
Điển đã đầu từ gần 163 triệu đô la để « tăng cường các cơ sở quân sự »
trên đảo Gotland.
‘
Mối
đau đầu thứ hai đối với chủ nhân điện Kremlin là vừa có thêm một nền công nghiệp
quân sự đứng về phía NATO. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, lại nằm sát cạnh với
Liên Xô, Thụy Điển luôn xem việc nâng cao khả năng phòng thủ là một ưu tiên
hàng đầu. Khi Liên Xô sụp đổ, mức độ đề cao cảnh giác đó đã giảm bớt nhưng từ
khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014 thì Stockholm đã chú
trọng trở lại vào mục tiêu « tự vệ ». Quốc gia Bắc Âu này có hơn
14.000 quân, và khoảng 10.000 lính dự bị bảo đảm an ninh cho 10 triệu dân. Tập
đoàn công nghiệp vũ khí của Thụy Điển Saab, là một tên tuổi lớn trên thế giới vừa
thông báo « từ nay đến 2025 sẽ nhân lên gấp 4 mức sản xuất đạn chống
tăng ». Chiến đấu cơ JAS39 Gripen của Thụy Điễn cũng rất có uy tín được từ
Hungary đến Brazil, Nam Phi cùng sử dụng.
Thu
hẹp tầm hoạt động của Nga ở Bắc Cực
Lợi
thế thứ 3 Thụy Điển mang lại cho NATO liên quan đến Bắc Cực vào lúc
Matxcơva trông thấy « lợi thế chiến lược của vùng Bắc Băng
Dương » và nuôi tham vọng mở một tuyến đường hải hải mới đánh đường vòng
qua Bắc Cực. Kèm theo đó là « tham vọng về quân sự khi mà 50 % bờ biển
trong khu vực này thuộc về lãnh thổ Nga ».
Thụy
Điển là « một trong tám thành viên Liên Minh Bắc Cực, một diễn đàn đa quốc
gia có trách nhiệm về những vấn đề chiến lược đối với khu vực ». Với
Stockholm, 7 thành viên của tổ chức này là các thành viên NATO (Mỹ, Canada, Đan
Mạch, Na Uy, Iceland, Phần Lan và Thụy Điển).
Cũng
chính vì ba lợi thế đó của Thụy Điển mà Stockholm dễ trở thành mục tiêu tấn
công của gián điệp Nga. Tình báo Thụy Điển, Sapo gần đây báo động : các hoạt
động do thám của Nga và của Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh của quốc
gia Bắc Âu này. Nga đặc biệt nhắm tới « các cơ sở quân sự ở phía bắc Thụy
Điển ».
No comments:
Post a Comment