Putin: Nga sẵn sàng
cho chiến tranh hạt nhân
BBC News Tiếng Việt
13
tháng 3 2024, 18:55 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cljl376yepeo
Thứ
Tư (13/3), Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây rằng Nga, về mặt kĩ
thuật, đã sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân và nếu Mỹ điều quân tới Ukraine, đó
sẽ được coi là hành động leo thang xung đột đáng kể.
Vài
ngày trước cuộc bầu cử Nga diễn ra vào ngày 15-17/3 mà dường như chắc
chắn sẽ cho Putin thêm sáu năm quyền lực, ông cho biết hiện đang “không
tiến tới” viễn cảnh chiến tranh hạt nhân và việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở
Ukraine là không cần thiết.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7582/live/2ef91760-e125-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg
Tổng
thống Putin: "Vũ khí được làm ra để sử dụng."
"Từ
góc độ kỹ thuật quân sự, tất nhiên chúng tôi đã sẵn sàng," ông Putin, 71
tuổi, nói với đài truyền hình Rossiya-1 và hãng thông tấn RIA khi trả lời câu hỏi
liệu Nga có thực sự sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không.
Ông
Putin nói Mỹ hiểu rằng nếu họ triển khai quân đội tới lãnh thổ Nga hoặc
Ukraine, Nga sẽ coi đó là hành động can thiệp.
“[Ở
Mỹ] có đủ chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ Nga-Mỹ và trong lĩnh vực kiềm chế
chiến lược,” ông Putin, người có quyền ra quyết định cuối cùng ở cường quốc hạt
nhân lớn nhất thế giới, nói .
“Do
đó, tôi không nghĩ rằng mọi thứ đang dẫn tới [viễn cảnh đối đầu hạt nhân],
nhưng chúng tôi đã sẵn sàng.”
Lời
cảnh báo hạt nhân của ông Putin đi kèm với một đề nghị đàm phán khác về Ukraine
– một phần của việc tái phân chia an ninh châu Âu thời kì hậu Chiến tranh Lạnh.
Phía
Hoa Kỳ nói rằng ông Putin chưa sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nghiêm túc về
Ukraine.
Cuộc
chiến ở Ukraine đã châm ngòi cho căng thẳng nghiêm trọng nhất trong mối quan hệ
Nga – phương Tây kể từ sự kiện Khủng hoảng tên
lửa Cuba năm 1962.
Ông
Putin đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về nguy cơ kích động chiến tranh hạt
nhân nếu các quốc gia này điều quân tới tham gia chiến đấu tại Ukraine.
Tổng thống Putin đã
điều hàng chục ngàn quân tới Ukraine vào tháng 2/2022, châm ngòi cho cuộc
chiến tranh toàn diện sau tám năm xung đột ở miền đông Ukraine giữa quân
Ukraine với phe ly khai thân Nga và lực lượng ủy nhiệm của Nga.
·
Tổng thống Macron gợi
ý điều quân đến Ukraine, các đồng minh NATO bác bỏ
28 tháng 2 năm 2024
·
Việt Nam cần đúc kết
bài học từ chiến tranh Nga – Ukraine
26 tháng 2 năm 2024
·
Hai năm chiến tranh
Ukraine đã thay đổi nước Nga như thế nào?
23 tháng 2 năm 2024
Chiến
tranh hạt nhân?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3393/live/df62d5a0-e125-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg
Tên
lửa hạt nhân chiến lược RS-24 Yars trên đường phố Moscow trong cuộc duyệt binh
ngày 24/6/2020
Trong
năm bầu cử của Hoa Kỳ, phương Tây đang
vật lộn tìm cách hỗ trợ Kyiv chống lại Nga trong bối cảnh quốc gia
này đã kiểm soát gần một phần năm lãnh thổ Ukraine và có tốc độ tái vũ trang vượt
trội so với cả phương Tây lẫn Ukraine.
Kyiv cho biết đang phải
tự vệ chống lại một cuộc xâm lược kiểu đế quốc nhằm xóa bỏ bản
sắc dân tộc của mình.
Nga
tuyên bố các khu vực do họ kiểm soát ở Ukraine giờ là của Nga.
Ông
Putin đã nhiều lần công khai cảnh báo Hoa Kỳ về khả năng sử dụng hạt nhân nhằm
ngăn chặn sự tham gia sâu hơn của Washington vào tình hình tại Ukraine - động
thái mà Điện Kremlin cho rằng sẽ dẫn tới chiến tranh thế giới.
Washington
nói rằng họ không thấy có thay đổi đáng kể trong năng lực hạt nhân của Nga.
Tuy
nhiên, những cảnh báo công khai của ông Putin về hạt nhân, vốn đi ngược lại sự
cẩn trọng tột độ của giới lãnh đạo Liên Xô về những tuyên bố tương tự, lại đang
gieo rắc những lo ngại ở Washington.
Ông
Putin nhắc lại rằng điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân đã được nêu rõ trong học
thuyết hạt nhân của Điện Kremlin, bao gồm: cơ bản là để đáp lại một cuộc tấn
công hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc khi có sự tấn công bằng
vũ khí thông thường nhằm vào Nga “đe dọa sự tồn tại của nhà nước này”.
"Vũ
khí được làm ra để sử dụng," ông Putin nói. "Chúng tôi có nguyên tắc
riêng của mình [cho việc đó].”
Năm
2022, chính quyền Joe Biden từng đặc biệt lo ngại việc Nga có thể sử dụng vũ
khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường ở Ukraine, theo tin từ CNN ngày
9/3/2024.
Putin
từng nói rằng ông chưa bao giờ cảm thấy cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân ở
Ukraine.
Đàm
phán?
"Nga
đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán về Ukraine, nhưng chúng phải dựa trên hiện thực
- chứ không phải trên những ham muốn sau khi sử dụng chất kích thích thần
kinh," ông Putin nói.
Tháng
trước, Reuters từng đưa tin rằng đề nghị ngừng bắn ở Ukraine của ông Putin nhằm
tạm ngưng chiến tranh đã bị Hoa Kỳ bác bỏ sau những tiếp xúc giữa các bên trung
gian.
Đầu
tuần này, ông William Burn, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã cảnh
báo nếu phương
Tây không cung cấp sự hỗ trợ phù hợp cho Ukraine, Kyiv sẽ mất thêm
lãnh thổ vào tay Nga.
Ông
cho rằng điều đó sẽ khích lệ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông
Burns, là một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng
việc hỗ trợ Ukraine để quốc gia này ở vào tình thế thuận lợi hơn trước các cuộc
đàm phán sẽ có lợi cho Hoa Kỳ.
Ông
Putin nói rằng ông không tin bất kỳ ai và Nga sẽ cần văn bản đảm bảo an ninh
trong trường hợp ký kết thỏa thuận.
"Tôi
không tin tưởng ai cả, nhưng chúng tôi cần được đảm bảo. Sự đảm bảo phải được
nêu cụ thể và ở mức độ khiến chúng tôi hài lòng," ông nói.
---------------
Tin
liên quan
·
Doanh thu vũ khí Mỹ đạt
kỷ lục do tác động từ chiến tranh Ukraine
31
tháng 1 năm 2024
·
Người Việt ở Kyiv: 'Đất
nước và dân tộc Ukraine còn ở đây thì mình vẫn ở đây'
24
tháng 2 năm 2024
·
Nhà báo Mỹ phỏng vấn
ông Putin: Kiểm chứng những phát ngôn 'vô lý' về lịch sử của Tổng thống Nga
10
tháng 2 năm 2024
No comments:
Post a Comment