Sunday, March 17, 2024

PHÁP CHUYỂN TỪ 'BỒ CÂU' SANG 'DIỀU HÂU' TRƯỚC VIỆC NGA XÂM LƯỢC UKRAINE (Người Việt)

 



Pháp chuyển từ ‘bồ câu’ sang ‘diều hâu’ trước việc Nga xâm lược Ukraine

Người Việt

March 16, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/phap-chuyen-tu-bo-cau-sang-dieu-hau-truoc-viec-nga-xam-luoc-ukraine/

 

PARIS, Pháp (NV) – Chuyện gì đã xảy ra khiến Tổng Thống Phap Emmanuel Macron đang từ vai trò kẻ bài trừ chiến tranh chuyển sang kẻ hiếu chiến trong vấn đề Nga xâm lược Ukraine? Đài BBC đặt câu hỏi như thế hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Ba.

 

Nói trắng ra, đây chính là câu hỏi thường được luận bàn bên trong các chính phủ trên toàn cõi Âu Châu giữa lúc vị tổng thống Pháp đang sôi nổi đóng vai trò mới của một nhân vật từ lục địa này ra mặt đối kháng với ông Vladimir Putin.

 

Một số quốc gia – tại miền Baltic, tại Ba Lan – hoan nghênh sự xoay hướng sang lối nhận định “thực tế” về mối đe dọa của Moscow.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/GettyImages-2086499294-1536x1037.jpg

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15 Tháng Ba, 2024 ở Berlin, Đức Quốc (Hình: Sean Gallup/Getty Images)

 

Các nước khác – đặc biệt là Thủ Tướng  Đức Olaf Scholz – đều bật ngửa trước khí thế giang hồ hiệp khách chưa từng có của vị tổng thống Pháp.

 

Ai nấy đều chưng hửng và không tin vào lỗ tai mình. Có thật đó là lập trường của một ông Macron mới hay không? Phải chăng khi ông Macron không chịu loại trừ chuyện gởi binh lính tới chiến đấu tại Ukraine chỉ là một đòn bất ngờ nữa của ông, bằng chứng về khát vọng tột cùng của ông muốn tạo nên một đột biến về ngoại giao? Và lập trường mới của nhà lãnh đạo Pháp chứa bao nhiêu phần trăm là một đòn chính trị?

 

Trên lục địa Âu Châu, sắp tới mùa bầu cử rồi, và các chính trị gia cực hữu cỡ Marine Le Pen và Jordan Bardella có vẻ như sẵn sàng hất cẳng phe Macron rồi đó. Vì thế, ông Emmanuel Macron bèn dùng Ukraine làm lằn ranh giữa lập trường chính trị của phe ông và phe đối lập, tạo nên sự tương phản rõ rệt giữa tinh thần chiến đấu dứt khoát của ông trước sự đồng cảm khó hiểu trong quá khứ giữa bà Le Pen với Moscow?

 

Cũng có thể giải thích sự đảo ngược lập trường của nhà lãnh đạo Pháp bằng một lập luận khác nữa. Phải chăng sau khi mọi cố gắng để làm hòa với một đối thủ đã không đem lại kết quả rồi thì nhà lãnh đạo Pháp bèn kết luận rằng đối thủ đó là kẻ bất trị. Thêm vào đó, cũng vẫn theo lập luận của ông Macron, phía Nga giờ đây đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của họ vào Ukraine lên một đỉnh cao mới. Điện Kremlin, từ mấy tháng gần đây, “đã chuyển sang lập trường cứng rắn thấy rõ” bằng cách đặt nền kinh tế Nga vào vị thế một nền kinh tế thời chiến lâu dài, đồng thời tăng cường mức độ đàn áp phe đối lập trong nước và gia tăng các cuộc tấn công trên mạng vào nước Pháp cũng như các quốc gia khác.

 

Đã thế, vì Hoa Kỳ bỗng dưng không còn là một đồng minh đáng tin cậy nữa, cho nên Pháp và Âu Châu cần phải chuẩn bị cho một bước nhảy quyết định để vượt thoát khỏi cái quá khứ êm ấm của một thời đã qua, đặng lao đầu vào đối phó với một thực tế phũ phàng rõ ràng là đang ập tới cho mình. (TTHN)





No comments: