Ô nhiễm Hà Nội, hiểu theo nghĩa
nào?
Thứ
Sáu, 03/22/2024 - 11:58 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7979
Chỉ
số ô nhiễm, hiểu theo nghĩa khoa học thuần túy, Hà Nội đạt vào mức báo động đỏ.,
nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài và đo bằng thước đo khoa học thuần túy sẽ không thấy
hết bản chất của sự ô nhiễm. Vấn đề trầm trọng ở Hà Nội chính là ô nhiễm chính
trị, khi cái chìa - ổ khóa chính trị được mở ra, thì mọi việc sẽ khác đi rất
nhiều. Hay nói cách khác, ô nhiễm chính trị ở Hà Nội được biểu hiện qua ô nhiễm
môi trường.
RFA
vào hôm 20 tháng 3 dẫn tin từ Reuters: “Một thông báo của WHO gửi cho Reuters
cho thấy theo ước tính truyền thống thì mỗi năm Việt Nam có chừng 60,000 người
chết do nguyên nhân liên quan đến chất lượng không khí.
Bộ
Tài nguyên- Môi trường Việt Nam trong một báo cáo năm 2021 thừa nhận tỷ lệ tử
vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp chiếm 11% tổng số người chết trong
nước mỗi năm.
Reuters
gửi yêu cầu đến hai Bộ Y tế và Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam để bình luận về
các vấn đề liên quan nhưng không nhận được trả lời.
Còn
theo báo cáo hằng năm của IQAir - công ty Thụy Sĩ chuyên về công nghệ chất lượng
không khí, thì hồi năm ngoái Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất
thế giới. Vào năm 2023, tỷ lệ bụi min trung bình trong không khí PM 2.5 tại Hà
Nội cao gần gấp 9 lần quy định do WHO đưa ra”.
Nói
như vậy nghe có vẻ phi lý? Trên thực tế, ô nhiễm môi trường là do vấn nạn phì đại
dân cư, phì đại qui hoạch và phì đại lưu thông cộng với phì đại bất cập giao
thông. Tất cả các vấn đề trên đều không được qui hoạch một cách khoa học, lâu bền
mà ăn xổi và dẫn đến hệ quả ô nhiễm như ngày hôm nay.
Thế
nhưng thử đặt câu hỏi: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị của
cả nước, mọi cơ quan đầu não, trung ương đều nằm ở Hà Nội, tại sao tất cả các vấn
đề nhặng xị về xây dựng, qui hoạch, văn hóa, môi trường đều diễn ra tại đây,
ngay trước tai mắt trung ương?
Câu
trả lời duy nhất chỉ có thể nêu ra lúc này là Hà Nội là trung tâm đầu não chính
trị, cũng là trung tâm đầu não của lợi ích nhóm. Và mọi thứ ở đây đều mang cấp
độ trung ương, tức các nhóm lợi ích ở đây cũng là đầu não của các nhóm lợi ích
các tỉnh thành khác, sự ngang nhiên (có chống lưng) cũng như sự bất chấp ở đây
sẽ cao hơn nhiều, không chừng, đây là sân đấu chính trị giữa các tay vâm với
nhau, bên ngoài quậy cỡ nào cho thấy bên trong mạnh cỡ đó.
Nhìn
lại vụ việc ông Võ Văn Thưởng bị phế truất chức Chủ tịch nước vào ngày 20 tháng
3 vừa qua cũng như trước đây hơn một năm, vụ phế truất ông Nguyễn Xuân Phúc khỏi
chức vụ này cùng với hàng loạt quan chức cao cấp trong hệ thống trung ương đảng
Cộng sản và hàng loạt các tập đoàn kinh tế đã bị bóc mẽ cũng như đang thấp thỏm
ngồi trên lửa tại Việt Nam... Cho thấy rằng trong suốt quãng thời gian dài diễn
ra mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các nhóm lợi
ích đỏ nổi lên cùng với mô thức đầu não trung ương chính trị chống lưng cho đầu
sỏ theo túng và độc quyền thị trường, hoạt động trên nguyên lý tư bản rừng rú
đã diễn ra khắp đất nước và ăn sâu vào hệ thống kinh tế Việt Nam.
Công
tâm mà nói, nếu bây giờ khui tất cả các tiêu cực, thì chắc chắn một điều mọi
nhóm kinh tế đều dính đến tiêu cực, và tiêu cực cỡ bự tổ chảng, khi khui được
các nhóm tiêu cực thì liền sau đó, các đầu sỏ thương trường sẽ lộ diện và kéo
theo các ô dù chính trị, các đầu não nhóm lợi ích ngồi trên trung ương. Và nếu
như khui mọi thứ, chắc chắn không còn một đảng viên Cộng sản nào đủ tư cách làm
lãnh đạo, mà thay vào đó là một đám tội phạm đầy vẻ ô hợp.
Chính
vì bài toán đầy hóc búa này mà hầu hết các nhóm ô dù hay đầu sỏ bị khui đều có
tính viễn liên, hạn chế tối đa tính quốc nội. Tức, xét về tính quốc nội, có nhiều
nhóm đầu sỏ còn ghê gớm hơn, nhiều tập đoàn kinh tế làm mưa làm gió và đạp trên
pháp luật để làm giàu nhưng không hoặc chưa bị đụng tới, bởi nó có tính quốc nội.
Những
tập đoàn có tính viễn liên, mang dấu hiệu rửa tiền như Việt Á, FLC, Vạn Thịnh
Phát... là những cái đích nhắm đến nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, bên cạnh đó
cũng bảo đảm sự bền vững của chế độ. Bởi hơn ai hết, người đứng đầu đảng Cộng sản
thừa biết nếu nền kinh tế bị lung lay bởi sự thao túng từ bên ngoài thì nền
móng chính trị Cộng sản có thể bị hỏng, bị đứt móng bất kì lúc nào. Chính vì lẽ
này, trong các lãnh đạo và đầu sỏ kinh tế bị phanh phui vừa qua, yếu tố “nguy
cơ bán nước” của họ rất cao, nên sự thanh trừng rất quyết liệt trong nội bộ đảng
và đề nghị án tử hình đối với Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát là những đòn răn
đe vào các nhóm lợi ích có tính viễn liên còn đang hoạt động, chưa bị phanh
phui.
Giả
sử bây giờ Bộ trưởng công an Tô Lâm lên chấp chính Chủ tịch nước, thì chắc chắn
một điều, nếu có cuộc thanh lọc về sự trong sạch của đảng viên Cộng sản, ông Tô
Lâm cũng không thoát khỏi số phận của hai vị tiền nhiệm là Nguyễn Xuân Phúc và
Võ Văn Thưởng. Nhưng, cơ hội an trụ trong ngôi vị Chủ tịch nước của Tô Lâm cao
hơn những tiền nhiệm của ông bởi cho đến lúc này, người ta không có cơ sở và bằng
chứng để thấy rằng ông có cấu kết với thế lực tài phiệt bên ngoài trong hoạt động
rửa tiền.
Điều
đó cho thấy mức độ ô nhiễm trong môi trường chính trị Việt Nam là vô đối, có
tính phổ quát, không thể chối bỏ, nhưng nếu sự ô nhiễm này không mang dấu hiệu
khói độc viễn liên thì người ta xếp nó vào thang an toàn, có thể chấp nhận được
và không cần phanh phui, cao lắm cũng chỉ răn đe. Và, biện pháp khả dỉ để vừa
giữ được chế độ độc đảng độc tài vừa phát triển kinh tế là chấp nhận hình thái
kinh tế tư bản rừng rú với những nhóm lợi ích tranh ăn tranh thua và chính sự cạnh
tranh của họ cũng góp phần tạo sức đẩy kinh tế quốc gia nhưng không chấp nhận yếu
tố tư bản rửa tiền và mang tính viễn liên, cấu kết tội phạm nước ngoài, cấu kết
thế lực bên ngoài nhằm rửa tiền và tẩu tán tài nguyên.
Chính
sự chấp nhận hiện hành sẽ là câu trả lời cho môi trường chính trị ô nhiễm trầm
trọng hiện nay, đặc biệt là môi trường chính trị trung tâm Hà Nội. Và điều này
lý giải tại sao Hà Nội nhanh chóng trở thành cái ổ lớn của di dân và di dân
chính trị, di dân lợi ích nhóm, nó trở nên chật chội và nhặng xị trong một thời
gian ngắn. Bởi khi các chân rết lợi ích nhóm trung ương tụ về đây, thì họ sẽ thả
sức tung hoành, thể hiện sự bất chấp nhằm dằn mặt nhau và đáp ứng nhu cầu dằn mặt
của bề trên, trong hệ thống tưởng chừng như bất chạm và tối thượng.
Nói
cho cùng, nhìn nền chính trị của một quốc gia, đôi khi người ta nhìn vào môi
trường tự nhiên, môi trường y tế, môi trường giáo dục và nhìn vào những cái chợ,
thang số ô nhiễm hay trong lành của chính trị lại nằm ở đây.
Với
sự ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng như sự ô nhiễm về văn hóa, giáo dục và y tế
của Hà Nội hiện nay, khó mà tin rằng nền chính trị Hà Nội còn giữ được trong
lành, không bị ô nhiễm trầm trọng. Và điều này cũng sẽ lý giải cho mọi sự ô nhiễm
khác của các thành phố lớn trực thuộc trung ương cũng như các thành phố, tỉnh lị
khắp lãnh thổ Việt Nam. Một bầu ô nhiễm có tính qui ước bởi chính trị - văn hóa
và kinh tế.
No comments:
Post a Comment