Nhờ
đâu Putin “sống dai” đến vậy?
Lâm Chi - Saigon
Nhỏ
14
tháng 3, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nho-dau-putin-song-dai-den-vay/
Ngày
mai, 15 Tháng Ba, nước Nga đi bầu
Nước
Nga đang diễn tuồng kịch bầu cử tổng thống. Cuộc bỏ phiếu được tổ chức từ Thứ
Sáu 15 Tháng Ba cho đến Chủ nhật 17 Tháng Ba. Vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra
ba tuần sau, nếu không ứng cử viên nào nhận được hơn nửa số phiếu bầu. Trung
tâm Levada, một tổ chức thăm dò phi chính phủ, cho biết tỷ lệ tán thành Putin ở
Nga hiện ở mức trên 80% – một con số ủng hộ không tưởng gần như không bao giờ
có thể xảy ra ở các nền dân chủ phương Tây.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/GettyImages-2076699965.jpg
Bất
luận việc cai trị bằng chính sách đàn áp hà khắc, Putin – với nhiều cử tri Nga
– vẫn là nhân vật xứng đáng nhất cai trị nước Nga hiện đại (ảnh: Getty Images)
Các
cuộc bầu cử ở Nga dĩ nhiên không hề tự do hay công bằng mà về cơ bản chỉ là một
hình thức để kéo dài nhiệm kỳ nắm quyền của Vladimir Putin. Theo Hiến pháp Nga,
Putin phải từ chức tổng thống vào năm 2024, nhưng những sửa đổi hiến pháp được
thông qua vào năm 2020 đã mang lại cho Putin quyền tranh cử thêm hai nhiệm kỳ
sáu năm. Hiện là năm thứ 25 nắm quyền, Putin sẽ phục vụ thêm một nhiệm kỳ sáu
năm. Và khi kết thúc nhiệm kỳ bắt đầu vào năm 2024, Putin vẫn “đủ điều kiện”
tái tranh cử để kéo dài thời gian trị vì đến năm 2036, lúc ông 86 tuổi!
Làm
thế nào Putin có thể “sống dai” trong chính trường Nga đến như vậy? Trong một
phần tư thế kỷ nắm quyền, Putin theo đuổi hai mục tiêu riêng biệt. Đầu tiên là
tạo ra một bộ máy đàn áp khổng lồ, loại bỏ bất kỳ đối thủ hoặc nguồn lực chính
trị đối kháng nào, bằng cách thực hiện chính sách khủng bố với việc sát hại nhà
báo, bắt giữ những gương mặt tài phiệt không trung thành, triệt tiêu bất kỳ cuộc
biểu tình nào… Chính trị gia theo chủ nghĩa tự do Boris Nemtsov đã bị sát hại
vào năm 2015. Nhà hoạt động chính trị Vladimir Kara-Murza bị cầm tù kể từ khi
Moscow bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Và sau khi thể hiện lòng dũng cảm kiên cường,
thủ lĩnh phe đối lập Alexei
Navalny đã bị sát hại ngay trong một trại giam ở Bắc Cực.
Mục
tiêu khác của Putin là tước đi viễn cảnh về một tương lai “nước Nga không có
Putin”. Trong một chừng mực nào đó, Putin rất thành công trong chiến dịch tuyên
truyền sao cho tên mình “đồng nghĩa” với nước Nga, sự tồn tại của mình đồng
nghĩa với sự tồn tại của nước Nga hiện đại, và sức mạnh chính trị của mình mang
lại sức mạnh chính trị cho nước Nga trên sân khấu thế giới. Lối suy nghĩ phổ biến
về cái gọi là “chủ nghĩa Putin vĩnh cữu” mang lại cho nhiều người Nga cảm giác ổn
định và an toàn về mặt chính trị. Với nhiều người Nga, tính liên tục về mặt
chính trị mà Putin mang lại là điều rất rõ ràng.
Cuối
cùng, Putin tạo ra một đất nước được đánh dấu bằng sự pha trộn giữa sự
tự mãn lẫn sự thờ ơ của công chúng. Sự tự
mãn trở nên phổ biến mạnh mẽ khi nền kinh tế Nga phát triển, đặc biệt
từ năm 2000 đến năm 2008, tám năm đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của Putin, đưa
đến sự nổi lên của tầng lớp trung lưu. Sự thờ ơ, mà Điện Kremlin khắc
sâu bằng cách ngăn cản sự tham gia công chúng vào chính trị, đã hỗ trợ cho chủ
nghĩa độc tài ngày càng tăng của chế độ.
Vũ
khí lợi hại nhất và hiệu quả nhất của Putin là tuyên truyền. Mới năm ngoái,
2023, Kremlin bắt đầu cập nhật Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về
văn hóa (Fundamental Principles of Legislation on Culture), một tài liệu
quy định di sản văn hóa và di sản quốc gia, nhằm ủng hộ một thế giới quan chung
cho nước Nga và thiết lập ý thức văn hóa cho dân tộc.
Trước
đó, trong nhiều năm, Moscow đã cải tổ hệ thống giáo dục như một phần của nỗ lực
xây dựng tư tưởng “thuần Nga”, tiêu chuẩn hóa sách giáo khoa lịch sử hiện đại để
phù hợp với đường lối tuyên truyền chính thức, yêu cầu mọi trường học phải có cố
vấn chuyên về giáo dục lòng yêu nước, hướng dẫn tất cả các trường thực hiện các
biện pháp tạo thành một nỗ lực rộng rãi nhằm khắc sâu hệ tư tưởng từ trên xuống,
gắn liền với tầm nhìn rằng Nga là một nền văn minh riêng biệt…
Yếu
tố cốt lõi trong hệ tư tưởng Putin là xây dựng một nhà nước Nga vững mạnh và ổn
định, rằng nhà nước Nga là hiện thân của bản chất lịch sử dân tộc, mà trong nhiều
thế kỷ đã tồn tại dưới nhiều hình thức, từ đế quốc Nga, đến Liên Xô vĩ đại và
cuối cùng là “nước Nga của Putin”. Nga không chỉ là một thực thể chính trị hiện
đại mà còn là một nền văn minh, một dân tộc lịch sử sở hữu một nền văn hóa độc
đáo bắt nguồn từ các giá trị truyền thống và lòng yêu nước.
Kremlin
cũng nỗ lực lôi kéo sự tham gia trực tiếp của công chúng, từ việc tài trợ và
thành lập các phong trào thanh niên, thực hiện các sáng kiến khơi gợi ký
ức lịch sử, tổ chức các câu lạc bộ xã hội, tái hiện những trận chiến “oanh liệt”,
thực hiện các cuộc triển lãm “Nước Nga – Lịch sử của tôi” trên toàn quốc… Tóm lại,
“bài bản” của Putin là tạo ra sự tự hào dân tộc cho người Nga, từ đó, người Nga
tự khắc hiểu rằng tất cả hình ảnh hào quang ngày nay của nước Nga là nhờ Putin
mà có. Rằng, không có nhà nước thì không có nước Nga; không có Putin thì không
có một nhà nước Nga mạnh mẽ như ngày nay…
Kết
quả, hệ thống chính trị Putin tạo ra một tâm lý chung phổ biến rằng người dân
không nhất thiết phải “yêu” Putin; chỉ cần họ không quan tâm đến việc ông ta
duy trì quyền lực như thế nào. Thế là đủ. Chính tâm lý này đã củng cố quyền lực
Putin. Không cần bất kỳ trò hề bầu cử nào, đa số người Nga vẫn muốn Putin tiếp
tục tại vị.
____________
Màn
kịch bầu cử Tháng Ba 2024
Ngoài
Vladimir Putin, tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập, có ba ứng cử viên
khác: Leonid Slutsky của Đảng Dân chủ Tự do, Nikolai
Kharitonov thuộc Đảng Cộng sản và Vladislav Davankov thuộc
đảng Nhân dân Mới.
Vladislav
Davankov
Được
một số chuyên gia và chính trị gia đối lập coi là ứng cử viên thay thế cho nhóm
cử tri phản chiến, Davankov, 40 tuổi, là nhân vật tương đối mới đối với cử tri
Nga. Là cựu doanh nhân và là phó chủ tịch Duma Quốc gia (tức Quốc hội) từ năm
2021, Davankov cho biết ông ủng hộ “hòa bình và đàm phán” với Ukraine, “tự do
báo chí” và bình thường hóa quan hệ của Nga với các nước phương Tây, kêu gọi chấm
dứt “đàn áp những người bất đồng chính kiến” và chấm dứt “kiểm duyệt ý thức hệ”.
Đảng
Nhân dân Mới là đảng duy nhất trong Quốc hội Nga ban đầu phản đối việc Moscow
công nhận nền độc lập của các khu vực Luhansk và Donetsk do phe ly khai nắm giữ
vào năm 2022 nhưng sau đó vẫn bỏ phiếu ủng hộ. Bản thân Davankov cũng chịu các
lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh kể từ Nga xâm lược Ukraine. Năm 2023,
Davankov tranh cử không thành công chức thị trưởng Moscow, khi chỉ nhận được
hơn 5% phiếu. Theo tổ chức thăm dò VTsiom, trong cuộc bầu cử tổng thống năm
2024, Davankov dự kiến đứng ở vị trí thứ hai, với 6% tỷ lệ ủng hộ.
Leonid
Slutsky
Slutsky,
56 tuổi, người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu và là
thành viên Duma Quốc gia từ năm 2000, đang có tỷ lệ phiếu ủng hộ khoảng 3% –
theo Moscow
Times ngày 11 Tháng Ba 2024. Slutsky dính vào một số vụ bê bối và bị
phương Tây trừng phạt vào năm 2014 vì ủng hộ việc sáp nhập Crimea. Năm 2018,
ông bị buộc tội quấy rối tình dục một số nhà báo và thậm chí được một số phương
tiện truyền thông mệnh danh là “Harvey Weinstein người Nga”. Một cuộc điều tra
do Alexei Navalny công bố từng tiết lộ rằng Slutsky sở hữu nhiều xe hơi hạng
sang, rằng từ Tháng Sáu 2017 đến Thánga 2018, chiếc Mercedes-Maybach S500 của
Slutsky vi phạm luật giao thông đến 825 lần
Slutsky,
thành viên phái đoàn Nga trong cuộc đàm phán hòa bình năm 2022 với Ukraine, là
nhân vật có lập trường diều hâu. Ông tuyên bố “mục tiêu chính trong chương
trình bầu cử của tôi là chiến thắng nhanh chóng” cuộc chiến xâm lược Ukraine.
“Tôi tin rằng Nga sẽ hoàn thành chiến dịch quân sự đặc biệt cao cả và thần
thánh này trong năm nay”.
Nikolai
Kharitonov
75
tuổi, là thành viên Duma Quốc gia từ năm 1993, Kharitonov thuộc đảng Cộng sản
Nga từng tranh cử tổng thống năm 2004, giành vị trí thứ hai với khoảng 13% số
phiếu bầu. Trong cương lĩnh tranh cử, Kharitonov ủng hộ việc hạ thấp tuổi hưởng
lương hưu, tăng lương hưu và tăng hỗ trợ các gia đình đông con. Kharitonov muốn
Nga chấm dứt tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác mà ông tin rằng “làm suy yếu chủ quyền
kinh tế của nước Nga”. Kharitonov cũng bị Mỹ, EU và Anh trừng phạt sau khi Nga
xâm lược Ukraine. Theo VTsiom, tỉ lệ ủng hộ Kharitonov hiện ở mức khoảng
4%.
No comments:
Post a Comment