Monday, March 25, 2024

NGỦ NGÁY ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO? (Suneth Perera / BBC World Service)

 



Ngủ ngáy ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn như thế nào?

Suneth Perera

BBC World Service

24 tháng 3 năm 2024

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp6dzlwed4lo

 

“Tôi từng hay nói đùa với gia đình và bạn bè về tiếng ngáy to của chồng tôi, nhưng sự thật thì nó khiến tôi rất khó chịu,” Arunika Selvam, một phụ nữ 45 tuổi ở Singapore, cho biết.

 

“Tôi lo nếu nói chuyện này với chồng, anh ấy sẽ cảm thấy bị xúc phạm.”

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/44ce/live/92823f00-e38c-11ee-9410-0f893255c2a0.jpg

Các chuyên gia cảnh báo ngáy to có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả người ngủ ngáy và người ngủ cùng

 

 

Cô từng cho rằng tiếng ngáy là một phần phải chấp nhận của cuộc hôn nhân. Nhưng nó đang dần gây ảnh hưởng tiêu cực tới chồng cô và mối quan hệ của họ.

 

“Anh ấy bắt đầu thức dậy nhiều vào ban đêm và trở nên gắt gỏng vào buổi sáng,” cô nói với BBC.

 

Tiếng ngáy của chồng cũng khiến cô không thể ngủ ngon, dẫn đến hiệu suất làm việc bị ảnh hưởng.

 

Bình thường, người ta hay lờ đi tiếng ngáy của người ngủ cùng giường. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng làm vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai, cũng như mối quan hệ của họ.

 

·        Vợ chồng ngủ riêng, tại sao và có nên hay không?

15 tháng 2 năm 2024

·        Cách ngủ ngon hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn

8 tháng 12 năm 2019

·        Quan hệ tình dục qua mạng: Xu thế mới thời đại dịch

23 tháng 3 năm 2021

 

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

 

Theo các chuyên gia, ngáy to thường liên quan đến một rối loạn giấc ngủ được gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), khi đường thở bị tắc nghẽn lặp đi lặp lại trong lúc ngủ.

Rối loạn này làm cho thành họng giãn ra rồi co lại, gây gián đoạn quá trình thở bình thường và dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu.

 

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8c89/live/42a528e0-e390-11ee-9410-0f893255c2a0.png

 

 

Theo Ramamurthy Sathyamurthy, bác sĩ tham vấn hô hấp tại Bệnh viện Đại học James Cook ở Anh, các triệu chứng ngưng thở khi ngủ có thể khác nhau, biểu hiện từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng, nhưng thường là tiến triển ngày càng nặng hơn.

 

Ông cảnh báo rằng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe thể chất và tinh thần của cả người ngáy và người ngủ cùng, bao gồm cả ham muốn tình dục của họ.

 

 

Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

 

Các triệu chứng chủ yếu xảy ra khi bạn ngủ, bao gồm:

·        Ngáy to

·        Hơi thở tạm ngưng rồi bắt đầu lại

·        Có tiếng thở hổn hển, khò khè, hoặc tiếng nghẹt thở

·        Thường xuyên thức giấc

 

Vào ban ngày, các triệu chứng gồm có:

·        Đau đầu khi thức dậy

·        Cảm giác cực kỳ mệt mỏi

·        Khó tập trung

·        Trí nhớ kém

·        Chán chường, cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng

·        Giảm khả năng điều khiển cơ thể

·        Mất ham muốn tình dục

 

 

Các vấn đề sức khỏe khác

 

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

 

Các chuyên gia cảnh báo, việc đột ngột giảm nồng độ oxy trong máu xảy ra do ngưng thở có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ gặp một số vấn đề liên quan.

 

Một vài nghiên cứu chỉ ra chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng 140% nguy cơ xảy ra suy tim, tăng 60% nguy cơ đột quỵ và 30% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

 

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3b3f/live/bd642e90-e38c-11ee-8bf3-195418ba9285.jpg

Theo các nhà trị liệu, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục

 

“Mặc dù một số cặp đôi có thể coi tiếng ngáy của nửa kia là buồn cười nhưng nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mối quan hệ của họ,” bác sĩ Sathyamurthy nhấn mạnh.

 

“Thông thường, 90% trường hợp bệnh nhân tìm đến tôi vì một trong hai người bị ảnh hưởng,” ông nói với BBC.

 

Ngủ ngáy cũng có thể khiến các cặp đôi chọn ngủ riêng phòng, một khái niệm được gọi là "ly hôn lúc ngủ"

 

 

Đây không hẳn là một điều xấu. Chuyên gia trị liệu quan hệ Sara Nasserzadeh ở Mỹ cho biết bà vẫn thường khuyên các cặp đôi nên ngủ riêng, cho dù có ngáy hay không.

Việc bắt đầu ngày mới sau một giấc ngủ ngon có thể giúp mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn cho cả hai bên. Tuy vậy, việc ngủ riêng rõ ràng chỉ có thể thực hiện được nếu trong nhà có sẵn một phòng ngủ trống, bà nói với BBC.

 

Nhưng đối với một số cặp đôi, "ly hôn lúc ngủ" có thể là bước đầu tiên dẫn đến sự chia ly lâu dài.

 

·        Chín bí quyết cải thiện các mối quan hệ

·        Hôn nhân là 'một điều nhịn chín điều lành'

 

 

Cởi mở đối thoại

 

 

Mặc dù cô Arunika Selvam sống ở Singapore - một quốc gia rất phát triển với GDP bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới - việc tìm một chiếc giường trống trong nhà là không khả thi.

 

“Chúng tôi phải cho thuê lại phòng ngủ cho khách để có thêm thu nhập do chi phí sinh hoạt ở Singapore quá cao,” bà mẹ một con, đã kết hôn được 15 năm, giải thích.

 

Tuy nhiên, sau vô số đêm mất ngủ, cô Selvam đã nói chuyện với chồng về vấn đề ngủ ngáy của anh.

 

Anh miễn cưỡng đi gặp bác sĩ, vì cả cha và ông nội của anh đều ngáy và anh cho rằng điều đó là hoàn toàn bình thường.

 

Tiếng ngáy to ở nam giới thường được coi là một phần của sự nam tính, đặc biệt là đối với một số nền văn hóa châu Á, cô Selvam giải thích.

 

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/dc81/live/e5621100-e38c-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg

Ảnh hưởng tâm lý từ việc bị mất ngủ do ngáy có thể dẫn đến những tranh cãi không đáng có

 

Nhà trị liệu Sara Nasserzadeh cho biết, trong những tình huống như vậy, điều quan trọng là phải tìm ra thời điểm thích hợp để nêu vấn đề này với đối phương một cách "ý nhị và tinh tế".

 

“Có thế là sau khi vừa quan hệ tình dục xong, hoặc khi đang cảm thấy vui vẻ và kết nối tốt với đối phương,” bà Nasserzadeh đưa ra lời khuyên. Bà cũng là tác giả cuốn sách Thiết kế tình yêu - 6 chất liệu xây đắp tình yêu trọn đời (Love by Design - 6 Ingredients to Build a Lifetime of Love).

 

Vị chuyên gia về tâm lý xã hội cho biết điều quan trọng cần nhớ là người ngủ ngáy thường cảm thấy xấu hổ khi đề cập đến chuyện này.

 

 

Hậu quả sâu sắc

 

Theo Hiệp hội Ngáy và Ngưng thở khi ngủ của Anh, có khoảng 15 triệu người ở Anh ngủ ngáy, tổng số người bị ảnh hưởng bởi chứng ngủ ngáy là 30 triệu người - tức gần một nửa dân số nước Anh.

 

Hiệp hội cho biết, theo số liệu từ một cuộc khảo sát gần đây, số lượng đàn ông ngủ ngáy cao hơn nhiều so với phụ nữ.

 

Nhưng bất kể người ngủ ngáy là ai thì tình trạng này cũng có thể để lại những hậu quả sâu sắc.

 

Một số báo cáo cho rằng ngáy là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ly hôn ở Mỹ và Anh, tuy nhiên rất khó tìm được dữ liệu chắc chắn để chứng minh cho kết luận này.

 

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/775a/live/089ced20-e38d-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg

Ngáy có thể gây ra những vấn đề lớn trong mối quan hệ

 

Rita Gupta, luật sư gia đình từ Anh, cho biết công ty của bà đã gặp nhiều vụ ly hôn có liên quan đến chứng ngủ ngáy.

 

“Chắc chắn đó là một lý do dẫn đến nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc,” bà nói với BBC.

“Tôi đã thấy rất nhiều người nói rằng: ‘Chà, chúng tôi đã ngủ riêng được vài năm vì tiếng ngáy của anh ấy, và cứ thế chúng tôi dần xa nhau’," bà Gupta kể.

 

Vị luật sư gia đình cho biết, vấn đề thường gặp trong các vụ ly hôn là người ngủ ngáy không chịu điều trị, cũng không có động thái để giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả. Điều đó cho thấy có vấn đề trong cam kết của họ với đối phương.

 

"Ví dụ, trong một vụ vợ đâm đơn li dị chồng, cô vợ than rằng: 'Anh ấy ngáy quá nhiều. Nó thật sự ảnh hưởng đến giấc ngủ của tôi. Anh ấy không chịu làm gì để giải quyết chuyện đó.'"

 

·        Những góc khuất khi bạn tin vào tình yêu đích thực

 

 

Bạn có thể làm gì nếu ngáy hoặc bị ngưng thở khi ngủ?

 

Có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng các biện pháp thay đổi lối sống như:

 

·        Giảm cân

·        Bỏ hút thuốc

·        Hạn chế uống rượu bia

 

Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc sử dụng một thiết bị được gọi là máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) là cần thiết.

 

Loại máy này nhẹ nhàng đưa không khí vào một mặt nạ được đeo lên miệng hoặc mũi trong khi ngủ.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/802e/live/31322d90-e38d-11ee-8bf3-195418ba9285.jpg

Máy CPAP giúp ngăn ngừa tình trạng khó thở trong khi ngủ

 

Bác sĩ Ramamurthy Sathyamurthy nhấn mạnh cần phải ưu tiên sức khỏe của cả người ngủ ngáy lẫn đối phương, khuyến khích họ tìm đến sự giúp đỡ từ y bác sĩ.

 

“Việc đó không chỉ có lợi cho mối quan hệ mà còn có lợi về mặt kinh tế, vì mọi người sẽ phải chi ít tiền hơn để mua thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe khác do chứng ngủ ngáy gây ra. Do đó, cả gia đình sẽ đều được lợi," ông cho hay.

 

 

Rào cản kinh tế, xã hội, văn hóa

 

Cách nhìn đối với ngủ ngáy có thể khác nhau trên thế giới và đối với từng cá nhân, do sai biệt trong các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, thậm chí cả giới tính và khuynh hướng tính dục.

 

Saman (tên đã đổi), một người đồng tính 40 tuổi, đang làm lễ tân khách sạn ở Colombo, Sri Lanka, vẫn giữ bí mật với gia đình về giới tính thật của mình. Họ đinh ninh người yêu của anh chỉ là người bạn thuê lại căn phòng trống trong nhà anh.

 

·        Tình yêu cặp ba: Các chàng Thái Lan hạnh phúc với mối quan hệ ba bên

·         

"Bạn trai của tôi là người ngáy rất to và tôi không tài nào ngủ được vì tiếng ngáy của anh ấy. Tôi chỉ ngủ ngon được nếu có mẹ tôi đến thăm," Saman nói với BBC.

 

“Bởi những hôm đó, anh ấy nhường cho mẹ tôi ngủ trong phòng trống, còn anh thì ngủ ngoài sofa. Mẹ tôi vẫn tin rằng thường ngày anh ấy ngủ riêng trong căn phòng đó." Saman kể.

 

“Đó là những dịp duy nhất tôi có thể ngon giấc.”

 

"Bạn trai tôi tự coi mình là người đồng tính nam có khuynh hướng nữ tính, nhưng ngáy lại được coi là biểu hiện nam tính trong văn hóa của chúng tôi. Tôi sợ

 rằng đưa vấn đề này ra có thể làm anh ấy tổn thương và rời bỏ tôi," Saman chia sẻ.

 

Trong khi Saman đang dồn can đảm để bàn chuyện ngủ ngáy với người yêu, thì cô Selvam cuối cùng đã thuyết phục được chồng đi khám bác sĩ, anh được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

 

Selvam nói rằng chồng cô đã chủ động giải quyết vấn đề bằng cách tập thể dục để giảm cân.

 

-------------------

Tin liên quan

·         

Giải mã việc con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu

27 tháng 3 năm 2017

·         

Bí ẩn của những người ngủ ít

4  tháng 1 năm 2017

.

Bí quyết 'không bao giờ ngủ' của người Nhật






No comments: