Monday, March 11, 2024

KHIÊU VŨ VỚI TRUNG QUỐC : VIỆT NAM ĐANG PHÁT TRIỂN "NGOẠI GIAO TRE" Ở CHÂU Á (TRENDS Research & Advisory)

 



Khiêu vũ với Trung Quốc: Việt Nam đang phát triển “Ngoại giao tre” ở châu Á

Prof. Richard Javad Heydarian

Dancing with China: Vietnam’s Evolving ‘Bamboo Diplomacy’ in AsiaTRENDS Research & Advisory , 04 March 2024

Bauxite Việt Nam dịch

https://boxitvn.blogspot.com/2024/03/khieu-vu-voi-trung-quoc-viet-nam-ang.html 

 

Nếu có giải thưởng “Quốc gia của năm” vào năm 2023 thì có lẽ nó phải thuộc về Việt Nam. Năm ngoái, quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành quốc gia duy nhất trên trái đất liên tiếp tiếp đón các nhà lãnh đạo của hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. 

 

Đầu tiên là chuyến thăm cấp nhà nước lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã nâng cấp quan hệ song phương với Việt Nam lên “đối tác chiến lược toàn diện”. Tháp tùng nhà lãnh đạo Mỹ, Để tăng phần thuyết phục có các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ – những công ty đang tìm kiếm triển vọng sản xuất chất bán dẫn trong động lực kinh tế mới của châu Á. Trong chuyến thăm Hà Nội, hai cựu thù, vốn đã trải qua cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, tìm kiếm các mối quan hệ ngoại giao và các hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21 [1].

 

Chỉ hơn hai tháng sau, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, chuyến thăm đầu tiên sau hơn nửa thập kỷ. Quốc gia Đông Nam Á này đã không tiếc chi phí để đảm bảo rằng chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ mở ra một “kỷ nguyên vàng mới” trong quan hệ song phương. Cùng với Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện, ông Tập được chào đón bằng 21 phát súng  và dàn các trẻ em vẫy cờ chào đón. Trong chuyến thăm tương đối ngắn kéo dài hai ngày, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, trong đó có nhà lãnh đạo tối cao trên thực tế - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ [2].

 

Trong một hành động mang tính biểu tượng cao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ lòng kính trọng trước lăng mộ của người sáng lập nước Việt Nam, Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo cách mạng đã xây dựng mối liên minh kéo dài hàng thập kỷ với Trung Quốc Cộng sản để chống lại các cường quốc phương Tây vào đầu thế kỷ 20. Trên thực tế, ông Tập nhắc nhở mọi người về mối quan hệ ở cấp độ cao nhất giữa hai đảng ở Trung Quốc và Việt Nam đã có từ thế kỷ trước [3].  Sau một loạt các cuộc gặp cấp cao, hai quốc gia cộng sản đã ban hành một tuyên bố chung dài 16 trang, trong đó nhấn mạnh cam kết chung của họ trong việc nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới [4].

 

Ông Tập hoan nghênh cam kết của Việt Nam tham gia sáng kiến “cộng đồng chia sẻ tương lai”, nhằm tìm cách tạo ra một trật tự hậu phương Tây toàn diện hơn ở châu Á. Về phần mình, nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, mô tả chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc là “một cột mốc lịch sử mới” và ca ngợi “định vị mới trong quan hệ” giữa hai quốc gia cộng sản. Trên thực tế, Việt Nam đã nâng Trung Quốc lên hàng đầu trong trật tự ngoại giao, ngay cả khi quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục phát triển mối quan hệ bền chặt với các cường quốc khác [5].

 

Điều quan trọng là chuyến thăm đã nhấn mạnh sự đồng điệu  sâu sắc về ý thức hệ giữa hai bên. Cả Trung Quốc và Việt Nam không chỉ hoan nghênh một trật tự “đa cực” hơn ở cấp khu vực và quốc tế, mà họ còn bày tỏ mối quan ngại chung về một “cuộc cách mạng màu” tiềm tàng do phương Tây hậu thuẫn – giống như những cuộc cách mạng từng tàn phá các chế độ độc tài ở Đông Âu và Bắc Phi trong những thập kỷ trước – trong bối cảnh tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng và chịu ảnh hưởng lâu dài của toàn cầu hóa tự do [6].

 

Hai bên cũng ghi nhận những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương, nổi bật nhất là tranh chấp hàng hải ngày càng gia tăng ở Biển Đông. Tuy nhiên, cả hai đều cam kết sẽ tập trung vào hợp tác ngoại giao cũng như tiếp tục mở rộng mạnh mẽ quan hệ thương mại và đầu tư. Xét cho cùng, sự nổi lên của Việt Nam như một cường quốc sản xuất toàn cầu phần lớn phụ thuộc vào việc Trung Quốc liên tục đưa  vào Việt Nam các bán thành phẩm, vốn và công nghệ [7]. Với mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào giữa thế kỷ này, Việt Nam có đủ lý do để cố gắng giữ mối quan hệ ổn định với Trung Quốc.

 

Khuynh hướng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc là một phần trong chiến lược cân bằng để phát triển và mở rộng quan hệ với các cường quốc. Đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này không chỉ đi nước đôi, mà còn áp dụng chiến lược “đa phương” và “đa liên kết” ngày càng tinh vi, cho phép nước này theo đuổi mối quan hệ hiệu quả với các siêu cường mà không ảnh hưởng đến quyền tự chủ chiến lược của chính mình [8]. Trung Quốc, siêu cường châu Á, đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế trong nước và môi trường bên ngoài thù địch hơn, cũng có mọi lý do để duy trì mối quan hệ tương đối ổn định với nước láng giềng năng động phía Nam.

 

Đại chiến lược của Việt Nam

 

Nhà khoa học chính trị Sulmaan Wasif Khan mô tả “đại chiến lược” là phương pháp mà một quốc gia “điều phối các dạng quyền lực khác nhau để theo đuổi các mục tiêu quốc gia” [9].

Còn theo chiến lược gia người Anh, Ngài Lawrence David Freedman thì  “chiến lược [cũng] có nghĩa là thương lượng và thuyết phục”, vì “các xung đột có thể được giải quyết thông qua phát triển các lợi ích chung hoặc tạo dựng một liên minh chiến thắng với đối tác sẵn có tiếp theo” [10].

 

Với Việt Nam hiện nay, chiến lược quốc gia của nước này được hình thành trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh chứ không phải trong lịch sử cổ đại [11]. Một câu thường được trích dẫn về  Việt Nam nói rằng toàn bộ chính sách đối ngoại của nước này phần lớn là sản phẩm phụ của cuộc đấu tranh chống lại Trung Quốc kéo dài hàng thiên niên kỷ. Như Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã nói với truyền thông phương Tây trong những năm cuối của Chiến tranh Đông Dương: “Chúng ta đã biết [Trung Quốc] 4.000 năm và đã đẩy lùi họ nhiều lần [theo đó] …Trung Quốc đã thống trị chúng ta một lần trong 1.000 năm, và lần thứ hai trong 30 năm. Trong một thế kỷ có ba cuộc xâm lược của Trung Quốc” [12].

 

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, rõ ràng là lịch sử của Việt Nam với nước láng giềng hùng mạnh phía Bắc có nhiều sắc thái hơn. Như một nhà sử học hàng đầu đã lập luận, các chính thể thời tiền Việt “phụ thuộc vào việc thực hành thành công việc bắt chước” các truyền thống quan liêu phức tạp của đế quốc Trung Quốc [13]. Trên thực tế, Nguyễn, người đã trở thành nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ngay sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, thừa nhận rằng đất nước của ông đã được hưởng “thời kỳ hòa bình [liên tục] với [Trung Quốc] trong 300 năm” [14].

 

Sẽ không thể hiểu được sự xuất hiện của nước Việt Nam cổ đại hay cuộc cách mạng hiện đại đã khai sinh ra nước Việt Nam đương đại mà không tính đến yếu tố Trung Quốc. Trung Quốc hiện đại, trong cả hai giai đoạn dân tộc chủ nghĩa (Quốc dân đảng) và cộng sản chủ nghĩa (Maoist), đều đã được chứng minh là nguồn hỗ trợ chính về mặt tư tưởng và vật chất cho phong trào cộng sản Việt Nam vừa mới hình thành, phong trào cuối cùng đã đánh bại cả Pháp và Mỹ [15].

 

Trên thực tế, Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho Việt Nam, dù miễn cưỡng, ngay cả sau khi hai nước có xung đột gay gắt trong những thập niên cuối của thế kỷ 20. Ví dụ, chiến lược “Đổi mới” của Việt Nam phần lớn được lấy cảm hứng từ các cuộc cải cách kinh tế của nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980. Thay thế cho “những mối thù xưa”, những gì thực sự định hình cho học thuyết chiến lược đương đại của Việt Nam là nhận thức đau đớn rằng việc phụ thuộc quá mức vào bất kỳ đồng minh siêu cường nào hoặc việc đối đầu với một cường quốc như Trung Quốc có thể vô cùng tàn khốc. Điều này đặc biệt đúng trong thập kỷ cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, khi Việt Nam dần dần bị đồng minh Liên Xô bỏ rơi, vì Liên Xô bị sa lầy ở Afghanistan trong khi đồng thời xung đột với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ [16].

 

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận kiên quyết thực dụng và không liên kết về mặt địa chính trị dựa trên nguyên tắc “Bốn Không”: (i) không liên minh quân sự với bất kỳ cường quốc nước ngoài nào; (ii) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; (iii) không liên minh với siêu cường này để chống lại siêu cường khác; và (iv) không dựa vào vũ lực trong chính sách đối ngoại, trừ khi nhằm mục đích tự vệ [17]. Theo đó, lãnh đạo Việt Nam tập trung vào ngoại giao chủ động, đảm bảo mối quan hệ hiệu quả và cùng có lợi với nhiều đối tác đa dạng dựa trên “thương lượng và thuyết phục” thay vì xung đột ý thức hệ hoặc vũ lực.

 

 

Các mối quan hệ ràng buộc

 

Trong chuyến thăm San Francisco để dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 năm 2023, Chủ tịch nước Việt Nam đã cho thấy rõ cam kết tránh xa sự cạnh tranh giữa các cường quốc, cụ thể là giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc nói chuyện được tổ chức bởi Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã nói rõ rằng phương châm mới của đất nước ông là “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” [18].

 

Đây rõ ràng là sự ám chỉ đến mối quan hệ kinh tế song phương đang bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ trong một thập kỷ qua. Năm 2002, Việt Nam vượt qua Anh để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ [19]. Nhưng tuyên bố của ông cũng phù hợp, thậm chí còn phù hợp hơn, khi xét đến mối quan hệ đang phát triển của Việt Nam với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Hà Nội của Tập Cận Bình, cả hai bên đã có những cuộc thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, mà đỉnh điểm là một số vụ đụng độ bạo lực trong thập kỷ qua [20].

 

Lãnh đạo Việt Nam đã vạch rõ ranh giới đỏ của mình bằng cách nhấn mạnh sự tôn trọng “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của nhau và nhu cầu hợp tác “trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi” [21]. Tuy nhiên, cả hai quốc gia cộng sản nhất trí “không ngừng củng cố lòng tin chính trị” và áp dụng nhiều biện pháp xây dựng lòng tin, bao gồm tuần tra chung ở Vịnh Bắc Bộ và các đường dây nóng giữa quân đội với quân đội ở Biển Đông, nhằm tránh “những sự cố bất ngờ phát sinh từ hoạt động nghề cá” trong khu vực tranh chấp [22]. 

 

Điều quan trọng là hai quốc gia cộng sản đã ký tới 36 thỏa thuận hợp tác bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan của quan hệ song phương. Mặc dù Việt Nam từ chối hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề nhạy cảm như xuất khẩu đất hiếm, nhưng vẫn hoan nghênh nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng quan hệ song phương lên “tầm cao mới” khi lợi ích chiến lược Việt Nam-Trung Quốc có sự hội tụ lịch sử trên cả ba mức độ [23].

 

Thứ nhất, chế độ cộng sản ở cả hai quốc gia hiện đang bị thống trị bởi các thế lực ngày càng bảo thủ, vốn cực kỳ cảnh giác với chương trình nghị sự “thúc đẩy dân chủ” và lối hùng biện kiểu Chiến tranh Lạnh của chính quyền Biden. Đặc biệt, giới lãnh đạo Việt Nam lo ngại về triển vọng xảy ra các “cuộc cách mạng màu” lấy cảm hứng từ phương Tây bởi tầng lớp trung lưu ngày càng toàn cầu hóa và có tư tưởng tự do, vốn đang mở rộng nhanh chóng sau một thập kỷ tăng trưởng chóng mặt [24].

 

Thứ hai, Việt Nam cũng chia sẻ rộng rãi mong muốn của Trung Quốc về một trật tự quốc tế “đa cực”, không bị chi phối bởi các cường quốc và giá trị phương Tây. Điều thú vị là quan điểm của Hà Nội về hai cuộc xung đột lớn trong thời đại chúng ta, ở Ukraine và Gaza, như là gương soi của Bắc Kinh. Điều này làm rõ thêm khoảng cách về ý thức hệ giữa Hà Nội – nước đang lén lút duy trì mối quan hệ bền chặt với Nga [25] và có thiện cảm sâu sắc với chính nghĩa của người Palestine – và phương Tây, nước đã tìm cách cô lập Moscow trong khi hầu như đứng về phía Israel trong cuộc xung đột mới nhất [ 26].

 

Yếu tố thứ ba và được cho là quan trọng nhất là kinh tế. Lĩnh vực xuất khẩu đang bùng nổ của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, các bán thành phẩm và thậm chí cả công nghệ từ Trung Quốc. Dù sao đi nữa, cơ sở sản xuất của Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào trung tâm sản xuất “Đồng bằng sông Châu Giang” gần đó ở Trung Quốc, do đó tạo ra mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế chưa từng có [27].

 

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy các nền kinh tế Đông Nam Á như Việt Nam có thể bị giảm tới 4,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nếu chiến tranh thương mại toàn diện nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi phương Tây cố gắng tách rời và giảm thiểu rủi ro khỏi Trung Quốc, họ lại phụ thuộc nhiều hơn vào những nước như Việt Nam. Điều nghịch lý là Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn cung từ Trung Quốc [28]. Sự cộng sinh kinh tế này, cùng với sự hội tụ ý thức hệ ngày càng tăng, đã thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam tìm kiếm một mối quan hệ ổn định tối ưu với Trung Quốc trong tương lai gần. Như vậy, tránh xung đột và mở rộng hợp tác với nước láng giềng cộng sản đã trở thành hạt nhân của “ngoại giao tre” của Việt Nam, giúp nước này đồng thời cải thiện quan hệ với tất cả các nước lớn, đồng thời nâng cao quyền tự chủ chiến lược của quốc gia Đông Nam Á.

 

R.J.H.

 

----------------------

Tài liệu tham khảo

[1] White House press release, https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/09/11/joint-leaders-statement-elevating-united-states-vietnam-relations-to-a-comprehensive-strategic-partnership/.

[2] Simone McCarthy, “China’s Xi pushes more trust with Vietnam after Hanoi’s move closer to Washington,” CNN International, December 13, 2022, https://edition.cnn.com/2023/12/13/china/china-xi-jinping-vietnam-visit-intl-hnk/index.html

[3] Julia Lovell, Maoism: A Global History (New York: Knopf Doubleday Publishing Group, 2019).

[4] See China-Vietnam Joint Statement Press Release, https://vietnamlawmagazine.vn/vietnam-china-joint-statement-70965.html.

[5] Ibid.

[6] Lye Liang Fook, “China and Vietnam: The Power of Party Ties,” Asialink, September 25, 2023. https://asialink.unimelb.edu.au/insights/China-and-Vietnam-The-PowerofPartyTies.

[7] “How America is failing to break up with China,” The Economist, August 8, 2023, https://bitly.ws/XNqG.

[8] For a deeper analysis of the literature on how smaller powers balance their relations with major powers, see Evelyn Goh, “Southeast Asian Strategies toward the Great Powers: Still Hedging after All These Years?,” The Asan Forum, February 22, 2016. https://theasanforum.org/southeast-asian-strategies-toward-the-great-powers-still-hedging-after-all-these-years/.; Evelyn Goh, “Meeting the China Challenge: The U.S. in Southeast Asian Regional Security Strategies,” East West Center, 2005, https://www.eastwestcenter.org/system/tdf/private/PS016.pdf?file=1&type=node&id=32053; and Rachel Vanderhill, Sandra F. Joireman and Roza Tulepbayeva, “Between the Bear and the Dragon: Multivectorism in Kazakhstan as a Model Strategy for Secondary Powers,” International Affairs 96, no. 4 (July 2020): 975–993, https://doi.org/10.1093/ia/iiaa061.

[9] Sulmaan Wasif Khan, Haunted by Chaos: China’s Grand Strategy from Mao Zedong to Xi Jinping (Harvard: Harvard University Press, 2020), p. 1.

[10] Lawrence Freedman, Strategy: A History. (Oxford: Oxford University Press, 2015), p. XII.

[11] Carlyle A. Thayer, “Sino-Vietnamese Relations: The Interplay of Ideology and National Interest.” Asian Survey 34, no. 6 (1994): 513–28. https://doi.org/10.2307/2645338.

[12] Don Oberdorfer, “Vietnamese Sure of Victory in Ancient Conflict With China,” Washington Post, July 13, 1980 https://www.washingtonpost.com/archive/politics/1980/07/13/vietnamese-sure-of-victory-in-ancient-conflict-with-china/583b0927-c5b4-48b8-a5e5-480b8b341bfe/.

[13] Gerard Sasges, “H-France Review.” H-France Review 17 no. 194 (2017), https://www.h-france.net/vol17reviews/vol17no194sasges.pdf.

[14] Don Oberdorfer, 1980, op. cit.

[15] See Nam Kim, Origins of Ancient Vietnam (Oxford: Oxford University Press, 2018); and John Sidel, Republicanism, Communism, Islam Cosmopolitan Origins of Revolution in Southeast Asia, (Ithaca, New York:  Cornell University Press: 2021).

[16] Julia Lovell, Maoism: A Global History (New York: Knopf Doubleday Publishing Group, 2019).; William S. Turley and Jeffrey Race, “The Third Indochina War.” Foreign Policy, no. 38 (1980): 92–116. https://doi.org/10.2307/1148297.

[17] Huynh Tam Sam, “Vietnam’s “Four No’s” of defence policy are being tested,” Lowy Institute, April 26, 2022. https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/vietnam-s-four-no-s-defence-policy-are-being-tested.

[18] See the full speech at the Council on Foreign Relations (CFR) here. https://www.youtube.com/watch?v=nc7l9Dpozq8.

[19] Brendan Murray, “Vietnam Boots UK Out of Top Seven US Trading Partners,” Bloomberg, December 19, 2022, https://www.bloomberg.com/news/newsletters/2022-12-19/supply-chain-latest-vietnam-tops-uk-in-top-7-us-trade-partners.

[20] “Vietnam Tracks Between Cooperation and Struggle in the South China Sea,” International Crisis Group, December 7, 2022,  https://www.crisisgroup.org/asia/north-east-asia/china/318-vietnam-tacks-between-cooperation-and-struggle-south-china-sea.

[21] See China-Vietnam Joint Statement Press Release, https://vietnamlawmagazine.vn/vietnam-china-joint-statement-70965.html.

[22] Ibid.

[23] Vu Anh, “Vietnam, China sign 36 agreement documents for cooperation,” Vietnam Express International, December 12, 2023

 https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-china-sign-36-agreement-documents-for-cooperation-4688082.html.

[24] Lye Liang Fook, 2023, op. cit.

[25] Hannah Beech, “Vietnam Chases Secret Russian Arms Deal, Even as It Deepens U.S. Ties,” The New York Times, September 9, 2023.

[26] “Vietnam calls for end to violence in Gaza Strip, supports two-state solution,” Tuoi Tre News, October 29, 2023.

https://tuoitrenews.vn/news/politics/20231029/vietnam-calls-for-end-to-violence-in-gaza-strip-supports-twostate-solution/76451.html.

[27] “How America is failing to break up with China,” op. cit.

[28] Ibid.






No comments: