Wednesday, March 13, 2024

DÂN BIỂU YOUNG KIM : VIỆT NAM CẦN CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN NẾU MUỐN ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (RFA)

 



Dân biểu Young Kim: Việt Nam cần cải thiện nhân quyền nếu muốn được công nhận là kinh tế thị trường

RFA

2024.03.12

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-rep-young-kim-03122024142816.html

 

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Young Kim cho rằng nếu Việt Nam muốn Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường thì trước hết Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-rep-young-kim-03122024142816.html/@@images/4129b108-27b5-45fb-a5ea-13700637e05b.jpeg

Dân biểu Young Kim làm việc với Bộ Công Thương trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1/2024.  (Courtesy of Quochoi.vn)

 

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Young Kim dẫn đầu một đoàn nghị sỹ đến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Một vừa qua nhằm thảo luận, thúc đẩy mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sau khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023.

 

Dân biểu Young Kim đã dành cho RFA một buổi phỏng vấn xung quanh chuyến đi vừa qua của bà:

 

 

Cao Nguyên: Xin chào bà Young Kim, sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1/2024, bà có nói rằng đã gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam, những người bất đồng chính kiến, và thân nhân của các tù nhân lương tâm Việt Nam, vậy bà vui lòng chia sẻ về các cuộc gặp đó như thế nào?

 

i có thể nói ấn tượng của mình về chuyến đi của tôi. Trước hết, đây là một phần chuyến đi Đông Nam Á của phái đoàn lưỡng đảng Quốc hội do tôi dẫn đầu. Nó tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ thương mại ca chúng ta và chống lại sự xâm lược trên Biển Đông từ Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam là điểm đến thứ ba.

 

Ở Việt Nam, một trong những trọng tâm chính của tôi là nhân quyền. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực này trong hơn hai thập kỷ. Trước đây với tư cách là một nhân viên và bây giờ là chủ tịch của tiểu ban Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Nó làm tôi nhớ đến chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên với sếp cũ của tôi, Nghị sĩ Ambroise. Vào thời điểm đó, tôi đã được gặp các tù nhân chính trị và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang bị quản thúc tại gia. Và khi tôi gặp lại họ, khoảng 20 năm sau, tôi nhận thấy rằng áp lực mà các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo phải chu có lẽ không có gì thay đổi nhiều. 

 

Tôi sẽ kể cho bạn nghe về trải nghiệm của tôi với gia đình của các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam.

 

Tôi nghe được nhiều điều từ những người bạn của tôi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những nhà hoạt động nhân quyền. Họ đã giúp tôi sắp xếp một số cuộc gặp gỡ với người thân của các tù nhân lương tâm, những người cố gắng đến gặp tôi chỉ để tiếng nói của họ được lắng nghe. Một vài người phải di chuyển hàng giờ đồng hồ vào giữa đêm để tránh sự giám sát của công an vì họ liên tục bị theo dõi bởi các cơ quan thực thi pháp luật bởi vì gia đình của tù nhân chính trị cũng là đối tượng bị cho là mối đe dọa cho xã hội.

 

Vì thế họ phải luôn cảnh giác chuyện đi đâu, nói gì, gặp ai, nhưng họ đã mạo hiểm đến nói chuyện với tôi, cho chúng tôi biết thực sự chuyện gì đang diễn ra ở Việt Nam.

 

Người thân của họ đang ở trong tù và không được phép gặp gia đình trong nhiều tháng liền.  Điều kiện sống trong tù thì rất tồi tàn. Có sự tham nhũng trong hệ thống nhà tù. Ngay cả khi các nhà hoạt động đã được ra khỏi nhà tù, họ vẫn bị chính quyền Việt Nam giám sát.

Gia đình các tù nhân chỉ cố gắng sống một cuộc sống bình thường. Nhưng trong một xã hội rất hạn chế, không có tự do, không có quyền tự do hội họp, không có tự do tôn giáo, người ta bị bỏ tù chỉ vì theo đạo Công giáo hoặc bày tỏ tiếng nói bất đồng chống lại chính quyền Việt Nam, và rõ ràng là họ đang bị vi phạm nhân quyền.

 

Tôi đã nhận bảo trợ cho một số tù nhân lương tâm và thường xuyên vận động cho họ. Một số trong số này hiện đang phải ngồi tù vì những tội danh bịa đặt là trốn thuế.

Hãy nhìn xem, Việt Nam là một nước đang phát triển và nền kinh tế chưa mạnh lắm. Mọi người không kiếm được đủ tiền nên việc áp cho họ tội danh trốn thuế đúng là buồn cười. Đó là những gì tôi có thể kể cho bạn nghe những gì tôi đã thấy.

 

.

Cao Nguyên: Bà có gặp trở ngại từ phía chính phủ Việt Nam khi đến gặp gỡ gia đình các tù nhân chính trị hay không?

 

Không. Như tôi đã nói, tôi được sự giúđỡ từ cộng đồng của mình trước khi đi. Rõ ràng nếu tôi đến Việt Nam rồi mới cố gắng tìm kiếm những người này, tôi sẽ không thể làm được.

Chúng tôi đã sắp xếp trước các cuộc gặp. Vì vậy, khi tôi đến, những người này ở đó. Và đó là lý do tại sao tôi đã nói rằng việc này có rủi ro rt lớn cho những gia đình tù chính trị. Họ phải di chuyển nhiều giờ bằng nhiều phương tiện khác nhau để tránh sự giám sát. Họ đến gặp tôi chỉ để kể lại câu chuyện của họ.

 

 

Cao Nguyên: Bà có nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam hay không? Phản ứng của họ như thế nào?

 

Khi tôi nêu vấn đề này với chính phủ Hoa Kỳ, cụ thể là đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội hoặc với các cơ quan lãnh sự quán, họ đều nói rằng họ không thể can thiệp cho đến khi những nạn nhân này được thả ra khỏi nhà tù. Vâng, đó cũng là những điều hạn chế của chính phủ Hoa Kỳ.

Khi tiếp xúc với chính phủ Việt Nam, tôi đã nêu ra vấn đề này, nhưng họ không thẳng thắn cho lắm về cách họ xử lý vấn đề nhân quyền. Về cơ bản, họ nói rằng họ có áp dụng một cơ chế nào đó để xử lý; Nhưng khi tôi nhấn mạnh xem cơ chế đó là gì thì họ không cung cấp thêm bất kỳ thông tin gì về cách họ đã sử dụng cơ chế đó. Đây là lời chính phủ Việt Nam đã nói.

 

Một trong những vị lãnh đạo tôn giáo vừa mới được trả tự do đã mạo hiểm đến nói chuyện với tôi và kể về việc ông ấy bị tra tấn như thế nào. Họ treo ngược ông ấy lên, lột trần và cột bộ phận nhạy cảm của ông ấy lại. Vâng, đây có thể là cách tra tấn, là hệ thống mà chính phủ đã sử dụng.

 

Tôi đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các thành phố lớn, Phó Giám đốc Cục Hàng không…

 

Trong tất cả các cuộc gặp của chúng tôi, tất cả lãnh đạo phía Việt Nam đều cùng nêu lên một vấn đề, đó là việc nâng cấp lên mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

 

Họ cho rằng bước tự nhiên tiếp theo là trao cho họ quy chế “kinh tế thị trường”. Họ cứ đòi Hoa Kỳ bãi bỏ tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam.

 

Tôi đã nói với những người mà tôi gp rằng điều đó không phụ thuộc vào chúng tôi. Hiện nó đang được Bộ Thương mại xem xét. Tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng nếu bạn muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường, bạn cần phải xứng đáng với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa mới được nâng cấp, bao gồm cả việc cải thiện nhân quyền. Hãy trả tự do cho những tù nhân đó. 

 

.

Cao Nguyên: Lý do vì sao bà lên tiếng cho nhân quyền ở Việt Nam?

 

Như tôi đã nói, đây là việc mà tôi đã làm trong nhiều thập kỷ. Những thành viên trong gia đình tôi đã chạy trốn khỏi Cộng sản Triều Tiên. Tôi sinh ra và lớn lên sau Chiến tranh Triều Tiên. Vậy là tôi đã biết mối đe dọa khi sống trong chế độ cộng sản, nó gây tổn hại và ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.

 

Và tôi có một cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt rất sôi động, rất tích cực và rất lớn ở Qun Cam. Quận Cam được biết đến là cộng đồng người Việt lớn nhất ở hải ngoại và tôi vinh dự được đại diện cho họ. 

 

Người Mỹ gốc Việt ỏ đây quan tâm sâu sắc đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Họ là những người đã trốn chạy khỏi Việt Nam khi Sài Gòn thất thủ năm 1975. Họ có những người bạn và gia đình đang bị chính phủ Việt Nam nhắm mục tiêu .

 

Và vì vậy, cũng với tư cách là chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tôi đảm bảo rằng sẽ tiếp tục là tiếng nói mạnh mẽ cho cử tri của mình.

 

Vì thế tôi đến Việt Nam với mục đích nêu ra những vấn đề này. Điều đó quan trọng đối với các cử tri của tôi, nhưng cũng quan trọng đối với công việc của tôi trong Ủy ban Đối ngoại khi tôi làm chủ tịch tiểu ban Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Liệu Việt Nam có muốn ngang hàng với đối tác toàn diện Hoa Kỳ hay không? Có những tiêu chí mà Việt Nam cần phải đạt được. Và điều quan trọng đối với tôi là có đáứng được những gì chúng tôi yêu cầu trong lĩnh vực nhân quyền hay không.

 

 

Cao Nguyên: Với những gì đã tận mắt chứng kiến, bà nghĩ gì về nhân quyền Việt Nam trong tương lai?

 

Việt Nam sẽ phải bắt đầu nỗ lực cải thiện nhân quyền nhiều hơn nữa. Ví dụ, có rất nhiều mối lo ngại liên quan đến vấn đề lao động, điều kiện làm việc và cách đối xử với người lao động. Tôi cũng đã nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam. Tôi hy vọng rằng họ sẽ nỗ lực đáứng các tiêu chí để Hoa Kỳ chuyển đổi công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường.

 

 

Cao Nguyên:  Xin chân thành cảm ơn bà đã dành thời gian cho RFA.

 

-------------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Nhân quyền Việt Nam 2023: tiếp tục tồi tệ từ năm 2018!

Nhân quyền Việt Nam 2022: Không cải thiện, vi phạm nhân quyền leo thang

Việt Nam sẽ có trách nhiệm khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc 2023-2025?

"Biểu tình cho nhân quyền Việt Nam không phải là phản động"

Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 24: “Đừng để tiếng nói của người Việt Nam bị bóp nghẹt”





No comments: