Chính trường Việt Nam sau khi phế truất
ông Võ Văn Thưởng
RFA
2024.03.20
Hôm
20/3/2024, Quốc hội Việt Nam cho biết sẽ họp bất thường ngày 21/3 để quyết định về “công tác
nhân sự”, bãi nhiệm chức Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng. Cuộc họp bất thường
của Quốc hội Việt Nam ngày 21/3 là bước tiếp theo, ngay sau khi BCH Trung ương
ĐCSVN tuyên bố chấp thuận đơn từ chức của ông Võ Văn Thưởng hôm 20/3/2024. Điều
này xác nhận thông tin mà hãng tin Reuters đã loan trước đó ba ngày, dẫn nguồn từ một số
quan chức trong nước.
Tướng
Tô Lâm (thứ 2 từ trái sang) bỏ phiếu bầu BCH Trung ương mới khóa 12 năm 2016. Ảnh
minh họa (REUTERS)
Trao
đổi với RFA về sự kiện ông Võ Văn Thưởng từ chức, Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ
(NWC), nói rằng “Đó chính xác là lặp lại những gì đã xảy ra vào tháng 2
năm 2023 với việc phế truất Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.”
Vai trò
của Đại tướng Tô Lâm
Theo
GS. Zachary, việc ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước, tiếp nối vụ việc
tương tự của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ sau khoảng một năm, phản ánh rất nhiều điều
trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông nói:
“Tôi
nghĩ đó không phải là vấn đề của nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Chúng ta có thể thấy rất
rõ ràng là trong Bộ Chính trị, những người như Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã sử
dụng quyền điều tra của mình. Ông ấy có nhiều quyền lực và nguồn lực điều tra để
truy lùng những vi phạm chính trị.”
Đối
với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, GS. Zachary cho rằng ông Phúc đã nhận được
“sự ủng hộ và ân sủng” của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng rồi ông Nguyễn Phú Trọng từng
giận dữ vì ông Phúc ra sức tranh cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ
XIII vào năm 2021. Còn ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị ban lãnh đạo ĐCSVN phế
truất và sẽ bị Quốc hội cách chức ngày 21/3, theo GS. Zachary, có lẽ thực sự gần
gũi với Tổng Bí thư hơn. Ông nói tiếp:
“Ông
ta là người đã được xác định là có tiềm năng làm Tổng bí thư. Ông là gương mặt
trẻ, là ủy viên trẻ nhất của Bộ Chính trị, mới 54 tuổi.
Đối
với một đảng chính trị bị cho là ngày càng xa rời quần chúng, ông ta là một
chàng trai có gương mặt trẻ trung, tươi tắn hơn.”
Trước
khi từ chức, tuy có nhiều tiềm năng có thể trở thành lãnh đạo tối cao (tổng bí
thư) trong tương lai, ông Võ Văn Thưởng lại có nhiều tì vết. Theo GS Zachary, một
số người nói rằng ông ấy là đảng viên, ông ấy đã làm việc nhiều năm ở Thành phố
Hồ Chí Minh và có lẽ, dưới sự giám sát của ông ấy có rất nhiều tham nhũng. Ông
nói:
“Ông
ấy không phải là một chính trị gia trong sạch. Và vì vậy tôi nghĩ người như Tô
Lâm sẽ coi ông ấy là người cần loại bỏ.
Sự
ra đi của ông Võ Văn Thưởng để lại một khoảng trống trên chính trường Việt Nam.
RFA đặt câu hỏi với GS Zachary rằng tình thế chính trị Việt Nam ra sao sau khi
ông Võ Văn Thưởng ra đi. Ông Zachary giải đáp:
“Hiện
nay, theo điều lệ của Đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn ba người có tiềm năng làm
Tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính - người hiện nay
là Thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một.”
Ai sẽ kế
nhiệm vị trí chủ tịch nước?
Theo
Giáo sư Zachary Abuza, hiện tại có hai ứng cử viên trở thành Chủ tịch nước. Ứng
viên không gây nhiều tranh cãi sẽ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan
Văn Giang. Theo ông Zachary, những nhà lãnh đạo quân sự có xu hướng không bó buộc
vào một phe phái nào. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ được coi là trung lập
hơn.
Mặt
khác, nếu ông Giang nắm vị trí Chủ tịch nước thì ĐCSVN không gặp khó khăn trong
việc tìm người lấp vào chỗ trống Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Theo GS Zachary,
ĐCSVN đã không thể lấp ba chỗ trống để lại kể từ năm 2022, bao gồm cả ông Võ
Văn Thưởng. Do đó, nếu Tướng Giang lên Chủ tịch nước, việc tìm người thay Tướng
Giang làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ dễ dàng hơn. Họ có thể bổ nhiệm cấp phó,
Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân. Tuy nhiên, theo phán đoán của GS
Zachary, ông Giang sẽ không nắm vị trí ông Thưởng vừa để lại. GS Zachary nói:
“Tôi
không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Tôi đoán là ông Tô Lâm sẽ trở thành Chủ tịch nước
tiếp theo. Ông ấy sẽ trở thành Chủ tịch nước vì ông ấy thực sự muốn vị trí đó.
Bây
giờ, tôi đoán là ông ấy cũng coi đây là một cách để nắm giữ quyền lực trong Bộ
Công an. Đừng quên rằng người tiền nhiệm của ông, Trần Đại Quang, cũng từng là
Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi ông ấy trở thành Chủ tịch nước, ông vẫn cố gắng
điều hành Bộ Công an và duy trì một văn phòng ở đó.
Vì
vậy tôi nghĩ ông Tô Lâm cũng sẽ làm điều gì đó tương tự. Thực tế là, chẳng bao
lâu nữa, ông sẽ bị giới hạn nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu lên nắm vị trí
Chủ tịch nước, ông sẽ có một vị trí vẫn mang lại cho mình ảnh hưởng đối với Bộ.
Điều đó sẽ tốt cho ông ấy.
Đó
là dự đoán của tôi về việc ai sẽ trở thành Chủ tịch nước.”
Người
nào sẽ thành lãnh đạo tối cao?
Lê
Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS, Singapore, cho rằng sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức, ông Tô Lâm
và bà Trương Thị Mai “trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất” cho
vị trí Chủ tịch nước vừa bỏ trống.
Hầu
hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều hiểu rằng vị trí tối cao của hệ thống
là Tổng bí thư, không phải Chủ tịch nước. Trao đổi với RFA về tương lai của vị
trí Tổng bí thư, GS Zachary phân tích từng ủy viên Bộ chính trị có tiềm năng kế
nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong tương lai:
“Đối
với vị trí Tổng bí thư, chúng ta có các quy định của Đảng rằng một người phải
phục vụ trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị trị trở lên để được coi là đủ tư cách
làm Tổng bí thư.
Chỉ
có bốn ứng cử viên Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai
đáp ứng điều kiện này.”
Theo
GS Zachary, bà Trương Thị Mai thực sự là ứng cử viên sáng giá nhất dù bà đã lớn
tuổi. Hiện giữ chức vụ thường trực Ban Bí thư nhưng bà đã phục vụ xuyên suốt
qua các cấp bậc của đảng, các vị trí khác nhau từ mặt trận Tổ quốc đến các vị
trí cấp cao của quốc gia. Vì vậy bà ấy có nhiều kinh nghiệm và rất tự tin. Tuy
vậy, GS Zachary chỉ ra là trong nền chính trị Việt Nam, phụ nữ khó đạt được vị
trí cao nhất.
Đối
với trường hợp ông Phạm Minh Chính, GS Zachary cho rằng ông Chính “có khả năng
làm Tổng Bí thư”, nhưng vấn đề với ông là “luôn luôn có những cáo buộc
tham nhũng treo lơ lửng trên đầu ông.” GS Zachary nói tiếp:
“Tôi
từ lâu đã tin rằng một trong những điều đã cứu ông ấy là thực sự không có người
nào khác trong Bộ Chính trị hiện nay có thể đảm nhận vị trí Thủ tướng. Ông Phạm
Minh Chính đã được cứu bởi thực tế là không có sự thay thế thực sự rõ ràng cho
ông ấy. Bây giờ có lẽ nếu một số Phó Thủ tướng vào Bộ Chính trị thì vấn đề sẽ đỡ
hơn.”
Như
vậy, theo góc nhìn của GS Zachary thì chỉ còn hai ứng viên có tiềm năng cao nhất
là ông Vương Đình Huệ và ông Tô Lâm. Nhà nghiên cứu ở tại Đại học Chiến tranh
Quốc gia Mỹ (NWC) cho rằng ông Huệ có lẽ là người có nhiều khả năng nhất để trở
thành Tổng bí thư tiếp theo vì rõ ràng ông này đã được chuẩn bị cho việc đó.
Nhưng chính trường Việt Nam không dễ đoán trước diễn biến tiếp theo. GS Zachary
phán đoán:
“Nhưng
một lần nữa, ông Tô Lâm là một người rất tham vọng. Ông ấy sẽ sử dụng chức vụ
Chủ tịch nước như một bước đệm để lên vị trí cao nhất.”
--------------------------------
in,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Người
dân phản ứng ra sao khi thêm một Chủ tịch nước từ chức?
Nhà
văn có thể trung thực và quả cảm nói về mặt xấu của xã hội theo kêu gọi của Chủ
tịch nước?
Ông
Trọng lãnh đạo "theo phong cách Lê-nin-nít", “đốt lò” có yếu tố
"chính trị nội bộ, phe cánh"
Ông
Võ Văn Thưởng sẽ là tân Chủ tịch nước Việt Nam?
"Nói
và làm" trong kêu gọi và tiếp thu phản biện!
No comments:
Post a Comment