“Cộng
đồng chia sẻ tương lai” là gì ?
17/12/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/12/nguyen-van-tuan-cong-ong-chia-se-tuong.html
Nhiều
khi chúng ta phải tìm đến tiếng Anh để hiểu tiếng Việt (và tiếng Hoa).
Mấy hôm
nay, chúng ta hay nghe mệnh để “Cộng đồng chia sẻ tương lai”, mà không rõ nó có
nghĩa gì. Tôi lờ mờ dịch sang tiếng Anh kiểu ‘’Community of Shared Future’. Hỏi
bác sĩ Google thì quả thật tôi dịch cũng khá gần, và vậy là có dịp tìm hiểu.
Mệnh đề
này có tên (tiếng Anh) là ‘Community of common destiny for mankind’ (có nghĩa
là cộng đồng vận mệnh chung cho nhân loại). Thế nhưng mấy người bên China dịch
là ‘một cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại’ hoặc ‘cộng đồng nhân loại
chia sẻ tương lai.’ Ngày nay, các quan chức China không nói đến ‘vận mệnh’
(destiny) nữa, mà thay vào đó là ‘tương lai’ (future).
Còn
Việt Nam thì dịch là 'Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc'. Nhưng trong thực tế, họ (China) nghĩ tới thế
giới, chớ chẳng riêng gì Việt Nam đâu.
Nguồn gốc
của nó là một khẩu hiệu chánh trị do Hồ Cẩm Đào chế ra. Nhưng vài năm gần đây
thì cái khẩu hiệu này được Tập Cận Bình nói thường xuyên và nâng lên thành một
học thuyết. Từ một khẩu hiệu thành một học thuyết. Thiệt tình!
Vậy cái ‘học
thuyết’ chia sẻ tương lai này là gì? Chẳng ai rõ. Có thể ngay cả ông Tập cũng
không rõ. Có thể người chế ra khẩu hiệu này (Hồ Cẩm Đào) cũng không biết mình
muốn nói gì. Thành ra, giới học giả và nhà báo tha hồ diễn giải. Ký giả người
Anh Bill Hayton diễn giải rằng học thuyết ‘chia sẻ tương lai’ là một sự tấn
công vào các tổ chức và liên minh đa phương quốc tế nhằm quản lý thế giới từ
1945.
Cụ thể
hơn, cái ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’ của China là một tuyên ngôn rằng China sẽ
thay đổi trật tự quốc tế hiện tại. Trật tự thế giới hiện nay được xây dựng dựa
trên các quốc gia tự do và chủ quyền tuân theo luật pháp quốc tế chung. China
muốn thay đổi trật tự này bằng tập hợp các quốc gia phụ thuộc kinh tế vào
China, và theo thời gian các quốc gia này phải chấp nhận các yêu sách chánh trị
của China.
Có lẽ
chính vì vậy mà phương Tây, đặc biệt là Mỹ, không chấp nhận cái khái niệm ‘chia
sẻ tương lai’ của Tập. Người thì nói cái khái niệm đó trống rỗng, kẻ thì xem là
một loại chủ nghĩa bá quyền mới. Nhưng dù sao thì chánh khách China cũng thuộc
loại tầm cỡ, có khả năng đưa ra một tầm nhìn xa và làm cho phương Tây phải chú
ý.
Cái note
này không muốn bàn về ý nghĩa của khái niệm / học thuyết / viễn kiến ‘Chia sẻ
tương lai’, mà chỉ nhân câu chuyện để nói rằng muốn hiểu tiếng Việt thì chúng
ta phải học tiếng Anh. Nếu chỉ đọc báo tiếng Việt thì chưa chắc chúng ta biết
‘Chia sẻ tương lai’ là cái gì, nhưng tiếng Anh là phương tiện mở cánh cửa tri
thức để chúng ta có một cách hiểu khác và phong phú hơn. Vậy mà có người xúi
con em chúng ta học tiếng Hoa!
NGUYỄN
VĂN TUẤN 17.12.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Publié par
Thụy My RFI à 13:20
No comments:
Post a Comment