Wagner
nổi loạn : Quyền lực của Putin sẽ còn được củng cố hơn ?
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 26/06/2023 - 15:22Sửa đổi ngày: 26/06/2023 - 15:33
Cuộc nổi
loạn của Wagner tuy ngắn ngủi, nhưng làm lộ rõ những chia rẽ trong thượng tầng
lãnh đạo của Nga. Nhưng nghịch lý thay, biến cố này lại có thể tạo điều kiện để
Vladimir Putin củng cố quyền lực và kéo dài sự sống còn của chế độ do chính ông
tạo ra. Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Anatol Lieven, trên trang mạng
Responsible Statecraft ngày 25/06/2023.
Tổng
thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Matxcơva ngày 24/06/2023. via
REUTERS - SPUTNIK
Cuộc
tấn công của lãnh đạo Wagner đã làm tổn hại cho hình ảnh của chế độ, do uy
tín mà Wagner đã tích lũy được ở Nga nhờ vào những thành tích chiến đấu tại
Ukraina, và do những lời chỉ trích của ông về cơ bản là hoàn toàn
đúng.
Ông
Evgueni Prigojine lên án sự kém cỏi và liều lĩnh của bộ trưởng Quốc Phòng
Serguei Choigu và tổng tham mưu trưởng Valeri Guerassimov trong việc
lập kế hoạch tấn công từ sự hỗn loạn, thiếu hụt hậu cần, thiếu phối hợp và tình
trạng của quân đội. Lãnh đạo Wagner tố cáo nạn tham nhũng trong giới thượng
lưu, trốn thuế và tránh nghĩa vụ quân sự của kẻ giầu. Và nhất là,
tuy tránh tấn công trực diện Putin, ông chỉ trích những lời dối
trá chế độ đưa ra để biện minh cho cuộc chiến xâm lược.
Cuộc nổi
loạn của Evgueni Prigojine trên thực tế là bị thôi thúc bởi nỗi lo Choigu và
Guerassimov dùng sức mạnh vượt trội của quân đội để tiêu diệt hay ám
sát ông. Nỗi sợ này càng bị thôi thúc trước tuyên bố của ông Putin ngày
14/6 kêu gọi đặt Wagner dưới sự kiểm soát hoàn toàn của bộ Quốc Phòng Nga. Điều này cho thấy Putin đã vượt
qua được rào cản và đứng về phía Choigu và Guerassimov chống lại Evgueni
Prigojine.
Tuy nhiên,
để cho cuộc nổi loạn được thành công, lãnh đạo Wagner phải hội đủ hai điều kiện :
Thứ nhất, phải có đủ số quân chính quy của Nga nổi loạn và tham gia cùng
Wagner, và thứ hai, tinh thần Putin không vững và sẽ « đầu hàng » trước
những yêu cầu của Evgueni Prigojine. Nhưng rủi thay, cả hai yếu tố này đều
không có khi chúng ta nghe phát biểu của tướng Serguei Surovikin, kêu gọi lính
Wagner và những binh sĩ Nga nào tham gia nổi loạn quy hàng, cũng như bài phát
biểu cứng rắn của tổng thống Nga ngày 24/06, lên án cuộc nổi dậy là phản quốc.
Theo nhà địa
chính trị Anatol Lieven, cuộc nổi loạn này đã làm nổi rõ một số đặc điểm chính
trong cách tiếp cận của ông Putin về thực thi quyền lực. Điều thứ nhất
mà rất nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng quên, đó là Vladimir
Putin, qua huấn luyện và với bản năng, là một người hoạt động bí mật, chứ không
phải là người lính.
Phương
pháp hành động của ông có nhiều lựa chọn : Tàn nhẫn nhưng gián tiếp, nửa
bí mật và có thể phủ nhận khi cần. Do vậy, ông có thể hậu thuẫn cho
Wagner, với tư cách là một « công ty quân sự tư nhân », để có thể đeo
đuổi các mục tiêu của Nga ở Donbass, Syria và châu Phi, trong khi vẫn cho
phép chính phủ Nga duy trì khoảng cách chính thức với các hành động của
mình.
Thứ hai, nếu
như phương Tây vẫn luôn xem Vladimir Putin như là một nhà độc tài chuyên
chế, thì trên thực tế, tổng thống Nga hoạt động gần giống như là « chủ tịch »
một tập hợp các nhà tài phiệt nhà nước hay tranh cãi. Khuyến khích các hiềm
khích giữa họ là một phần của chiến lược « chia để trị » và ông chỉ
can thiệp để giải quyết khi các hiềm khích đó có nguy cơ bộc phát trước
công chúng và đe dọa chính quyền. Riêng trong trường hợp này, ông đã để
quá muộn. Và nhất là Vladimir Putin còn là bậc thầy trong việc phân phối bổng lộc
nhằm bảo đảm lòng trung thành của các hội viên.
Cuộc nổi
loạn ngắn ngủi này để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải, nhất là liên quan đến
quyền lực cá nhân ông Putin. Liệu sau khi đàn áp Evgueni Prigojine, số phận của
hai vị lãnh đạo quân đội Nga cũng bị lung lay, hay là tổng thống Nga vẫn sẽ bị
ràng buộc chặt chẽ với những người này và những người bạn thân khác ?
Trái với
nhiều suy nghĩ cho rằng cuộc nổi loạn của ông Evgueni Prigojine là một đòn nặng,
ảnh hưởng đến uy tín của chủ nhân điện Kremlin, rằng
ông có thể sẽ phải quyết định không ra tái tranh cử trong cuộc bầu cử
tổng thống sắp tới, thì nhà nghiên cứu Anatol Lieven nhận định, biến cố nhấn mạnh
tầm quan trọng sống còn của cá nhân ông đối với hệ thống chính trị do chính ông
tạo ra : Nghĩa là các cộng sự của ông có thể phải cầu xin ông ở lại, vì
sợ rằng nếu không có Putin, họ sẽ không thể dàn xếp hòa bình cho sự cạnh
tranh giữa chính họ !
------------------------------
Các nội
dung liên quan
Wagner
chiếm đóng Rostov : TT Nga lên án hành vi "phản bội" và dọa trừng phạt
"đích đáng"
Lực
lượng Wagner chấm dứt cuộc nổi loạn và rút khỏi các vị trí trên đất Nga
No comments:
Post a Comment