Vụ hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công: 'Tức nước vỡ bờ
vì mâu thuẫn đất đai và tôn giáo'?
Mỹ Hằng
BBC
News Tiếng Việt
19 tháng 6
2023
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65886929
Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/162B4/production/_130140809_vudaklak.jpg
"Tây
Nguyên đang bị phá nát và người đồng bào thiểu số Tây Nguyên đang bị đẩy vào bước
đường cùng. Tức nước thì vỡ bờ," một người dân Tây Nguyên đang tỵ nạn tại
Mỹ nói với BBC sau khi xảy ra vụ việc hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công hôm
11/6 khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, trong đó có 6 cán bộ.
Vụ việc
này được coi là nghiêm trọng bởi tuy tình hình Tây Nguyên được cho là chưa bao
giờ bình ổn, dân nổ súng giết chính quyền hiếm khi xảy ra trên đất Việt Nam.
Tới nay đã
có 50 người bị bắt, được cho liên quan đến vụ nổ súng, theo tin từ báo chính thống
của Việt Nam.
Theo nguồn
tin của BBC, trong số bị bắt này, 11 người được cho là đã thiệt mạng trong các
đợt truy bắt của chính quyền. Tuy nhiên BBC chưa có điều kiện kiểm tra độc lập
tính xác thực của các thông tin và hình ảnh này.
'Mầm
mống bất ổn luôn ở đó'
Vụ việc
nói trên khiến nhiều người nhắc nhớ lại vụ bạo loạn xảy ra tại Tây Nguyên cách
đây hơn chục năm.
Năm 2001
và 2004, hàng chục ngàn người Thượng tham gia biểu tình tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk
Nông. nhằm mục tiêu đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng quyền tự trị.
Đối thoại nhân quyền
EU-Việt Nam: Nhân quyền yếu thế trước các cơ hội kinh tế?
Mỹ muốn đưa VN vào nhóm
'đáng quan ngại' về tự do tôn giáo vì khởi tố một mục sư
Tìm hiểu câu chuyện
linh mục Công giáo VN 'tham gia bộ máy chính quyền'
Nhân quyền Úc-Việt: Các
vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều rất khó'
Sau sự kiện,
nhiều người Thượng bị bắt giữ, con số thương vong không được thống kê rõ ràng.
Vụ việc dẫn đến khủng hoảng tị nạn, hàng trăm người Thượng vượt biên trái phép
sang Thái Lan và Campuchia.
Nhiều tổ
chức quốc tế cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Việt Nam bị
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về
tôn giáo.
Nói với
BBC News Tiếng Việt từ Đan Mạch, giáo sư Oscar Salemink, người có nhiều công
trình nghiên cứu về Tây Nguyên và từng được Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mời
viết báo cáo sau vụ bạo động tại Tây Nguyên năm 2001: Việt Nam: Các nhóm thiểu số
bản địa ở Tây Nguyên, nhận định rằng: Người Tây Nguyên - bị tước đoạt đất
đai và phải di cư do người Kinh tràn đến - đang tạo thành một bộ phận nhân khẩu
học nghèo nhất Tây Nguyên.
Trong khi
đó, mục sư A Ga, một người Tây Nguyên hiện đang tỵ nạn tại Mỹ nói với BBC rằng
mầm mống bất ổn đã tồn tại từ lâu giữa người đồng bào miền núi với chính quyền,
và người Kinh.
'Bị
tước đoạt đất đai'
"Khi
còn nhỏ, tôi nhớ rừng Tây Nguyên bát ngát xanh tươi, việc nương rẫy dễ dàng, đời
sống bình an. Người dân sống dựa vào rừng, vào đất đai ngàn đời. Nhưng cách đây
20 năm, khi người Kinh đổ vào Tây Nguyên làm kinh tế mới, rừng và nương rẫy mất
dần," mục sư A Ga, nói với BBC News Tiếng Việt từ Houston.
Mục sư A
Ga kể lại rằng người đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên vốn hiền lành, thật thà,
nhiều người thất học, nhưng họ từng tuyệt đối tin tưởng vào chính quyền.
Nhưng khi
người Kinh đến Tây Nguyên - nhóm người này biết chữ, tinh khôn hơn - thì họ lại
dùng các mánh khóe để 'buôn gian bán đắt' và mua đất rương rẫy 'giá rẻ như cho'
của người đồng bào.
"Người
Kinh cho người dân tộc vay nặng lãi, vay một triệu thì cuối năm trả thành hai
triệu. Họ cũng ép chúng tôi bán củ mì cho họ, 5kg thì họ cân thành 3kg. Nhiều
người bán hết củ mì cũng không đủ trả tiền lãi."
Không chỉ
người Kinh mua đất của người thiểu số với giá rẻ, Bộ Quốc phòng được cho là nơi
tích cực nhất thu gom cách mảnh đất rẫy đẹp nhất, bằng phẳng nhất với giá chỉ
khoảng 10-20 triệu đồng/ha, để làm đồn điền cao su, cà phê, hoặc giao cho các
công ty khác làm kinh tế.
"Trong
khi đó, người dân tộc bị đẩy ra các mảnh đất sỏi đá, núi dốc, máy cày cũng
không thể bổ xuống, không thể trồng trọt được gì.
"Nhiều
người không còn đất, cũng không có tiền. Họ phải lang thang đi làm thuê. Nhưng
việc lúc có lúc không. Họ lâm vào cảnh đói khát. Phải vào rừng đào măng, đào rễ
cây, có cái gì đem đi bán để đổi được ít gạo thì họ làm," mục sư A Ga nói.
Các tập
đoàn đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai từ lâu đã bị dư luận chỉ trích vì được
cho là tận thu hết các lâm sản quý của Tây Nguyên như lim, sến, táu… mà không bị
chính quyền động đến, trong khi những người dân tộc, trong đó có gia đình mục
sư A Ga, vì đói mà phải vào rừng đào rễ cây, thì lại bị bắt, đánh đập và đôi
khi bị tống vào tù.
."Đó
là những điều chính mắt tôi chứng kiến và trải qua khi còn ở Việt Nam.
"Các
em tôi cũng là nạn nhân của vay nặng lãi và mất đất. Tôi có thửa đất 1ha trồng
cà phê, nhưng vì bố tôi thiếu nợ chừng chục triệu đồng, đã bị người Kinh lấy mất,
cả đất cả cà phê, đến nay không trả," mục sư A Ga cho biết.
Bên cạnh
đó, gIáo sư Oscar Salemink chỉ ra rằng , người Tây Nguyên vốn có tập quán đốt
nương làm rẫy, và cách làm này hoàn toàn khả thi và bền vững trong quá khứ,
nhưng việc canh tác du canh như vậy lại bị nhà nước miền Nam Việt Nam và sau
này, nhà nước cộng sản, coi là lạc hậu, 'nguyên thủy', và ra sức bài trừ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11494/production/_130140807_mucsuaga-vudaklak.jpg
Mục sư A
Ga
Cũng vì lối
canh tác này mà người Tây Nguyên thường bị "đổ lỗi" cho sự nghèo khó
của chính mình. Nhiều người Kinh sử dụng các từ như lạc hậu, ngu và lười biếng
để mô tả người dân vùng cao.
Và cũng giống
như các chế độ trước đây, chính phủ Việt Nam hiện nay coi Tây Nguyên là 'vùng đất
trống' không có người khai thác, và có thể được khai thác làm nông nghiệp, lâm
nghiệp và khai khoáng.
Nghiên cứu
của giáo sư Oscar Salemink cho thấy kiểu phát triển kinh tế này có thể dự đoán
được, dựa trên hai yếu tố:
Việc người
đồng bào Tây Nguyên bị tước đoạt tài sản mà họ coi là đất đai của mình; và việc
họ bị đẩy ra khỏi nơi cư trú bởi người Kinh - cộng đồng hiện đang chiếm đa số tại
Tây Nguyên hiện nay.
Không còn
được canh tác du cư - kiểu canh tác mà với mật độ dân số hiện nay tại Tây
Nguyên là không thể - người đồng bào Tây Nguyên buộc phải thích nghi. Nhưng
hành trình này với họ quá chông gai.
"Do họ
không được trang bị đầy đủ để thành công trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa đòi hỏi phải biết chữ, biết tính toán và làm quen với các khái niệm về
tài sản tư nhân, đầu tư và lợi nhuận.
"Có một
vài câu chuyện thành công, nhưng nhìn chung người đồng bào Tây Nguyên là bộ phận
dân số nghèo nhất ở Tây Nguyên hiện nay," Giáo sư Oscar Salemink lý giải.
'Bị
đàn áp đức tin'
Các vấn đề
nói trên đã tạo ra một khuynh hướng nghi ngờ lẫn nhau một cách sâu sắc giữa rất
nhiều người dân tộc ở Tây Nguyên với nhiều người Kinh.
Tình huống
này được kết hợp bởi lịch sử can thiệp thuộc địa và tân thuộc địa, và bởi sự
phát triển của các tôn giáo khác nhau tại Tây Nguyên, theo giáo sư Salemink.
Chế độ thuộc
địa Pháp đã chiêu mộ người Tây Nguyên chống lại những người theo chủ nghĩa dân
tộc Việt Nam, và trong những năm 1960, một số tổ chức có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ
cũng thực hiện cách tiếp cận tương tự, dẫn đến sự hình thành các nhóm người Tây
Nguyên tìm kiếm quyền tự trị khỏi Việt Nam, như nhóm Fulro (United Front for
the Liberation of Oppressed Races - Mặt trận giải phóng các sắc tộc bị áp bức).
Chính nhóm này sau được gọi dưới cái tên liên sắc tộc là 'người Thượng'.
Ngoài ra,
một số nhóm người Tây Nguyên cải sang đạo Thiên chúa, ban đầu là các cộng đồng
người Bahnar cải sang đạo Công giáo do các nhà truyền giáo người Pháp đưa đến.
Vào những
năm 1960, các nhà ngôn ngữ học Tin lành người Mỹ đã dịch kinh Thánh sang tiếng
địa phương. Sau năm 1975, đã có sự chuyển đổi lớn khi một bộ phận lớn người Tây
Nguyên chuyển sang Cơ đốc giáo Tin lành.
Tuy nhiên,
chế độ cộng sản hiện tại có xu hướng tin rằng Cơ đốc giáo Tây Nguyên là thân
Pháp và thân Mỹ và do đó là "chống cộng" hoặc "chống người Việt",
và bắt đầu đàn áp các hội thánh tư gia tại Tây Nguyên.
Các hành động
đàn áp mạnh tay của chính quyền VIệt Nam đã làm cho vấn đề Tây Nguyên trở nên tồi
tệ hơn. Dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ tại Tây Nguyên năm 2001-2004.
Bất kể sự
khác biệt và bản chất của các cuộc xung đột là gì, giáo sư Salemink kiên quyết
rằng bạo lực là không thể chấp nhận được và không bao giờ có thể trở thành giải
pháp - kể cả bạo lực của nhóm Fulro trong quá khứ hay các cuộc tấn công bạo lực
gần đây ở Đắk Lắk
Mục sư A
Ga là một trong các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo, phải bỏ chạy sang Thái Lan,
sau đó được tỵ nạn tại Hoa Kỳ.
Ông kể lại
cho BBC những ngày tháng bị bức hại, bị hỏi cung, dò xét, chặn đường, thậm chí
bị đánh đập để buộc từ bỏ đức tin.
Ông may mắn
chạy thoát, nhưng một số người đồng bào khác của ông hiện đang bị tù tại Việt
Nam vì những lý do tương tự.
"Lúc
nào họ cũng nói chúng tôi là phản động, là thành viên của Fulro, hoặc là làm
tay sai cho Mỹ, bị Mỹ giật dây.
"Ngay
cả khi vụ việc hai trụ sở công an ở Đắk Lắk bị tấn công, kênh An ninh Tivi cũng
ngay lập tức đưa tin rằng Hội thánh Tin lành Đấng Christ của chúng tôi là có
'âm mưu', kích động, trong khi không đưa ra bằng chứng nào.
"Trên
thực tế, chúng tôi chưa từng tham gia bất cứ cuộc biểu tình nào. Kể cả trong nước
hay ngoài nước. Điều chúng tôi mong mỏi chỉ là được thờ phượng Chúa và giữ đức
tin của mình.
"Chính
phủ không quan tâm dân Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên.
"Tôi
không ủng hộ bạo lực nhưng tin nó sẽ tiếp tục xảy ra, càng ngày càng nghiêm trọng
hơn.
"Chính
quyền không giúp dân tin vào đảng nhà nước.
"Đất
đai không còn. Đức tin không còn. Khi không còn gì thì chả còn gì để sợ,"
mục sư A Ga nói với BBC.
Chính
quyền nói gì?
Truyền
thông chính thống VN cho hay chính sách của Nhà nước VN là muốn dùng du lịch,
khai thác các truyền thống văn hóa của cộng đồng thiểu số để phát triển kinh tế.
Vấn đề đất
đai và tôn giáo ở Tây Nguyên đã có từ lâu và từng được đài báo chính thống ở VN
đề cập.
Ví dụ một
bài mới hôm 14/06/2023, sau các vụ tấn công đồn công an xảy ra ờ Đắk Lắc, trên Tạp
chí Cộng sản có trích một nghị quyết của đảng cầm quyền, gián tiếp
thừa nhận:
"[Về
nhiệm vụ thứ năm] tranh thủ nguồn lực từ việc triển khai các chương trình,
chính sách hiện có trên địa bàn; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm,
tránh dàn trải. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết triệt để vấn đề đất đai
do các yếu tố lịch sử để lại và mối quan hệ giữa đất đai, dân tộc và
tôn giáo."
Tuy nhiên,
cách tiếp cận của chính phủ VN không phải là bảo tồn Tây Nguyên, không gian sống
truyền thống của các sắc tộc thiểu số như chính các nhóm này muốn, hoặc ít là
là một số trong họ muốn, mà để phát triển kinh tế, đồng thời "đảm bảo an
ninh - quốc phòng"- cụm từ thường được dùng khi cần nhắc nhở bộ máy không
để xảy ra bất ổn.
"Các
đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đã hình thành và lưu giữ được những
nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, như rượu cần, nhà rông,
nhà dài, nhà mồ, đàn T'rưng, các bộ sử thi đồ sộ hay "không gian văn hóa cồng
chiêng",... Mỗi tỉnh trong vùng có sự hiện diện ít nhất một sắc màu văn
hóa nổi bật có tính đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc của địa
phương..." tài liệu chính thống cho biết.
Nghị quyết
số 23-NQ/TW, ngày 6-10-2022, của Bộ Chính trị ĐCSVN có tựa đề "Về phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", "đang tạo ra khí thế và động lực
lớn thúc đẩy vùng Tây Nguyên phát triển toàn diện", theo Tạp chí Cộng sản.
Những vấn
đề mà giới học giả nước ngoài cho là "tức nước vỡ bờ" thì được báo Đảng
CS cho là "điểm nghẽn, vướng mắc", cần có nhiều giải pháp đột phá,
góp phần giải quyết, nhằm tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
-----------
* BBC
Tiếng Việt sẽ có bài tiếp theo phỏng vấn Giáo sư Oscar Salemink về vấn đề Tây
Nguyên
TIN
LIÊN QUAN
Đối thoại nhân quyền
EU-Việt Nam: Nhân quyền yếu thế trước các cơ hội kinh tế?
10 tháng 6
năm 2023
·
Linh mục Công giáo VN
'tham gia bộ máy chính quyền' có phải là 'làm tôi hai chủ'?
17 tháng 4
năm 2023
·
Nhân quyền Úc-Việt: Các
vụ tù chính trị, cấm xuất nhập cảnh và tự do tôn giáo 'đều rất khó'
24 tháng 4
năm 2023
·
Mỹ muốn đưa VN vào nhóm
'đáng quan ngại' về tự do tôn giáo vì khởi tố một mục sư
3 tháng 5
năm 2023
No comments:
Post a Comment