Tổng
thống Ukraina vẫn dứt khoát không thương lượng với Nga sau khi gặp phái đoàn
châu Phi
Thanh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 17/06/2023 - 11:03
Tổng thống
Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 16/06/2023, đã một lần nữa loại trừ mọi đàm
phán với Nga, sau cuộc gặp với các lãnh đạo châu Phi trong phái đoàn trung gian
hòa giải giữa Kiev với Matxcơva. Trong khi đó, tổng thống Nam Phi Cyril
Ramaphosa, một trong bốn tổng thống châu Phi tham gia phái đoàn, đã kêu gọi
Ukraina và Nga “xuống thang” trong cuộc xung đột.
Từ
trái sang phải : Thủ tướng Ai Cập Mustafa Madbuly, tổng thống Senegal Macky
Sall, tổng thống Liên minh Comoros Azali Assoumani, tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky, tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tổng thống Zambia
Hakainde Hichilema họp báo sau cuộc họp tại Kiev, Ukraina, ngày
16/06/2023. © AP / Ukrainian Presidential Press Office
Từ Kiev, đặc
phái viên Julien Chavanne tường trình:
“Đây gần
như là một nhiệm vụ bất khả thi: Giữa lúc quân Ukraina đang phản công,
Volodymyr Zelensky không thể thay đổi đường lối. Đối với ông, tạm ngưng chiến
tranh lúc này chẳng khác gì cho Putin có thêm thời gian để củng cố vị thế của
ông.
Phái
đoàn trung gian hòa giải của châu Phi đã bị suy yếu sau khi 3 trong số 7 tổng
thống châu Phi rời bỏ vào giờ chót. Không những thế, phái đoàn còn bị chia rẽ,
vì các tổng thống châu Phi có mặt tại Kiev không có cùng quan điểm. Tổng thống
Nam Phi Cyril Ramaphosa, thân cận với Matxcơva, vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược
của Nga, thậm chí không lên án các tội ác của quân Nga ở Bucha, nơi mà ông đã đến
thăm sáng hôm qua.
Chuyến
đi cũng đã gặp nhiều trắc trở với một vụ rắc rối ngoại giao: Các thành viên
nhóm bảo vệ an ninh của phái đoàn tổng thống Nam Phi đã bị giữ lại ở sân bay
Vacxava của Ba Lan. Trưởng nhóm an ninh của phái đoàn cáo buộc chính quyền Ba
Lan có thái độ kỳ thị sắc tộc.
Chuyến
đi tại Kiev cũng bị xáo trộn: Vào cuối buổi sáng, các vị nguyên thủ quốc gia
châu Phi đã được đưa xuống hầm trú ẩn của khách sạn trong vòng 20 phút, do quân
Nga vừa bắn 12 tên lửa xuống thủ đô Ukraina. Đối với tổng thống Zelensky, đây
là bằng chứng cho thấy Putin không hề có một cử chỉ thể hiện thiện chí hòa bình”.
Sau Kiev,
phái đoàn trung gian hòa giải của châu Phi hôm nay đến Saint-Petersburg để gặp
tổng thống Nga Vladimir Putin.
------------------------------
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Chiến
tranh Ukraina: Phái đoàn trung gian hòa giải của châu Phi đến Kiev
Chiến
tranh Ukraina : Châu Phi gởi phái bộ hòa bình đến Kiev và Matxcơva
Chiến
tranh Ukraina : Các nước « nam bán cầu » quay lưng với phương Tây
======================================================
.
Putin
phản bác các yếu tố chính trong kế hoạch hòa bình của Châu Phi cho Ukraine
18/06/2023
Tổng thống
Nga Vladimir Putin ngày thứ Bảy đưa ra cho các nhà lãnh đạo Châu Phi đang nỗ lực
làm trung gian điều giải trong cuộc chiến ở Ukraine một danh sách những lý do
vì sao ông tin rằng nhiều đề xuất của họ là sai lầm, dội nước lạnh vào kế hoạch
vốn đã bị Ukraine phần nhiều bác bỏ.
https://gdb.voanews.com/7862e6d9-04be-4aa8-9bd1-f9c1877a7c5e_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp với phái đoàn các nhà lãnh đạo Châu
Phi để thảo luận về đề xuất của họ về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và
Ukraine, tại Saint Petersburg, Nga, ngày 17 tháng 6 năm 2023. (Pavel
Bednyakov/RIA Novosti)
Các nhà
lãnh đạo Châu Phi đang tìm kiếm sự đồng tình đối với một loạt những "biện
pháp xây dựng lòng tin," ngay cả khi Kyiv tuần trước bắt đầu cuộc phản
công nhằm đẩy lùi quân Nga ra khỏi các dải lãnh thổ phía nam và đông của
Ukraine mà họ chiếm đóng.
Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết sau khi gặp gỡ các nhã lãnh đạo Châu Phi ở
Kyiv vào ngày thứ Sáu rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ yêu cầu Moscow phải
rút quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng, điều mà Nga đã nói là không thể
thương lượng được.
Ông Putin
mở đầu cuộc hội đàm ngày thứ Bảy với đại diện của Senegal, Ai Cập, Zambia,
Uganda, Cộng hòa Congo, Comoros và Nam Phi tại một cung điện gần St Petersburg
bằng cách nhấn mạnh cam kết của Nga đối với lục địa này.
Nhưng sau
các phần trình bày của các tổng thống Comoran, Senegal và Nam Phi, ông chen vào
để phản bác các giả định của kế hoạch - dựa trên việc chấp nhận các đường biên
giới được quốc tế công nhận - trước khi để cho các phần trình bày được tiếp tục.
Ông Putin
nhắc lại quan điểm của mình rằng Ukraine và các đồng minh phương Tây đã khơi
mào cuộc xung đột từ lâu trước khi Nga đưa lực lượng vũ trang của mình qua biên
giới vào tháng 2 năm ngoái, điều mà phương Tây và Kyiv phủ nhận.
Ông nói
phương Tây, chứ không phải Nga, chịu trách nhiệm về việc giá lương thực toàn cầu
tăng mạnh vào đầu năm ngoái, ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến Châu Phi.
Ông nói với
phái đoàn rằng xuất khẩu lúa gạo của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen mà Nga đã
cho phép trong năm qua không giúp ích gì để giảm bớt những khó khăn của Châu
Phi với giá lương thực cao vì phần lớn chúng đã được chuyển đến các nước giàu
có.
Và ông nói
Nga chưa bao giờ khước từ các cuộc đàm phán với phía Ukraine, vốn đã bị Kyiv
ngăn chặn. Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần nói rằng bất cứ hòa bình nào cũng phải
cho phép "những thực tế mới," có nghĩa là việc họ tuyên bố sáp nhập
năm tỉnh của Ukraine, bốn trong số đó họ chỉ kiểm soát một phần - một lằn ranh
đỏ đối với Kyiv.
Ngoại trưởng
Nga Sergei Lavrov phát biểu trên truyền hình rằng Moscow có cùng chung "các
cách tiếp cận chính" của kế hoạch của Châu Phi, nhưng phát ngôn viên Điện
Kremlin Dmitry Peskov được các hãng thông tấn Nga dẫn lời nói rằng kế hoạch này
"khó thực hiện."
Ông Peskov
nói ông Putin thể hiện sự quan tâm đối với kế hoạch mà Tổng thống Nam Phi Cyril
Ramaphosa nêu ra trong phần trình bày của mình và Nga sẽ tiếp tục đối thoại với
các nước Châu Phi.
Ông Lavrov
nói họ không mang đến cho nhà lãnh đạo Nga bất cứ thông điệp nào từ ông
Zelenskyy.
Ông Putin
cho biết Moscow "sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với bất kì ai muốn
thiết lập hòa bình trên nguyên tắc công bằng và thừa nhận lợi ích chính đáng của
các bên."
Không có
chi tiết nào được công bố ngay lập tức về các cuộc đàm phán song phương mà ông
Ramaphosa, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8 với Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi, đã nói rằng ông sẽ tổ chức với ông Putin.
Kể từ khi
Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố ông Putin vào tháng 3 về tội ác chiến tranh - điều
mà ông bác bỏ - Nam Phi, với tư cách là thành viên của tòa án, rơi vào vị thế
khó xử là sẽ buộc phải bắt giữ ông nếu ông đặt chân đến đó.
No comments:
Post a Comment