Đối thoại Shangri-La:
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Trung Quốc
RFA
03-06-2023
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shangri_la_austin-06032023100513.html
Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thúc giục các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc
hãy tiếp xúc sau khi yêu cầu gặp gỡ của người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ
bị người đồng cấp Trung Quốc khước từ.
Bộ
trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất Đối
thoại Shangri-La 2023. Roslan
Rahman/AFP
Phát biểu
của Bộ trưởng Lloyd Austin được đưa ra trong phát biểu tại Đối Thoại Shangri-La
ở Singapore vào ngày thứ bảy 3/6. Ông Lloyd Austin đề cập trực tiếp đến tên
chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong phát biểu chính thức của mình tại
sự kiện này.
Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng đối với những vị lãnh đạo quốc phòng có trách
nhiệm, thì thời điểm phù hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào và
đây là lúc thích hợp.
Theo ông
thì đối thoại không phải là một món quà để tưởng thưởng mà là một sự cần thiết;
bởi lẽ càng trao đổi, thì càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lệch dẫn đến
khủng hoảng hay xung đột.
Trước đó một
hôm, vào ngày thứ sáu 2/3, hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc có bắt
tay nhau trước cuộc ăn tối chính thức tại Đối thoại; nhưng không nói gì với
nhau. Trong phát biểu chính thức ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd
Austin nhắc lại rằng cái bắt tay xã giao tại bữa ăn tối không thể thay thế cho
một cuộc tiếp xúc nghiêm túc thực sự.
Ông Lloyd
Austin chỉ trích Trung Quốc tiếp tục tiến hành số vụ ở mức cảnh báo việc chặn đầu
nguy hiểm đối với máy bay Hoa Kỳ và đồng minh hoạt động hợp pháp trong không phận
quốc tế.
Vào tuần
qua, Quân đội Hoa Kỳ cáo buộc chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc thực hiện chuyển
động “gây hấn không cần thiết” khi bay chặn ngang một máy bay trinh sát RC-135
của Không quân Hoa Kỳ.
Ông
Austin phát biểu, “Chúng tôi không muốn có xung đột hay đối đầu, nhưng chúng
tôi sẽ không chùn bước trước sự ức hiếp hay cưỡng bức”.
Nhà
nghiên cứu Lê Thu Hương
thuộc Trung tâm Chiến lược & Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói với RFA rằng “Sự
chia rẽ giữa hai cường quốc đã “trở nên một thực tế mới”; cho dù các nước trong
khu vực có chấp nhận hay không. Tuy nhiên, những nước này có thể đóng góp giúp
kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm nhiệt thông qua tạo điều kiện và khuyến
khích đối thoại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự cuộc thảo luận bàn tròn
hôm 3/6 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian
Tầm
nhìn chung
Ông
Carlito Galvez Jr.,
Thứ trưởng Quốc phòng, cho biết Manila tin rằng “luật pháp quốc tế là thiết bị
cân bằng lớn nhất giữa các quốc gia”.
Philippines
từng được Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên thắng trong vụ kiện về tuyên bố của Trung
Quốc tại Biển Đông; thế nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.
Trung Quốc
và Philippines gần đây lại vướng vào đợt tranh chấp mới về chủ quyền đối
với một số đảo ở Trường Sa. Và ông Galvez dẫn câu nói “phên giậu tốt
giúp giữ láng giềng tốt với nhau”. Theo ông này chỉ khi nào các láng giềng có
ranh giới rõ ràng và tôn trọng ranh giới đã định đó thì mối quan hệ thân thiện
mới thực sự có được.
Bộ trưởng
Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto phát biểu rằng cần phài vượt qua mọi
tranh chấp địa lý, giải pháp cho các tranh chấp chủ quyền là đối thoại, đàm
phán và cùng thắng.
Người đứng
đầu ngành quốc phòng Indonesia cảnh báo tranh chấp giữa các siêu cưởng có thể dẫn
đến Chiến Tranh Lạnh. Ông nói rõ “Tương nhượng là cách duy nhất để các cộng
đồng và xã hội có thể phồn thịnh; trong bất cứ cuộc chiến nào mối nguy thảm họa
luôn luôn rõ ràng.”
Tuy nhiên,
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin lặp lại rằng nước ông không hề
muốn có Chiến tranh Lạnh. Ông cho rằng cạnh tranh không bao giờ trở nên xung đột;
và khu vực này sẽ không bao giờ bị chia ra thành những khối thù địch nhau.
Ông Austin
nói Washington không tạo ra và cũng không muốn tạo nên một Khối NATO mới tại
khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương như cáo buộc mà Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại.
Theo lời
người đứng đầu ngày quốc phòng Hoa Kỳ thì Washington ước muốn xây dựng “những
liên minh nhanh nhẹn nhằm tăng tiến tầm nhìn chung” để làm cho khu vực Ấn Độ
Dương- Thái Bình Dương “thêm ổn định và linh hoạt hơn”.
Washington
xếp Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Thái Lan là những “đồng minh
đáng tin cậy” trong khu vực; và Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Singapore là những
“đối tác quí giá”.
Đề cập đến
Đảo quốc Đài Loan tự trị, Bộ trưởng Lloyd Austin cho rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh
mẽ về việc duy trì hiện trạng tại đó; nhất quán với chính sách “một nước Trung
Hoa”, và với việc hoàn thành cam kết lâu nay theo Đạo luật Quan hệ với Đài
Loan.
Ông Lloyd
Austin nói “Xung đột sẽ không xảy ra cũng như không thể không tránh được. Việc
ngăn chặn hiện nay là rất mạnh, và công việc của chúng ta là phải giữ theo cách
đó.
Bắc Kinh
xem Đài Loan là một tỉnh của Hoa Lục và cương quyết phản đối mọi can dự của
“các thế lực bên ngoài” vào vấn đề chính trị của hòn đảo này.
Trung tướng
Jing Jianfeng, Phó Quân ủy Trung ương thuộc Bộ Tham mưu Trung Quốc, phản
ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Đài Loan, cho rằng đó là
“hoàn toàn sai”.
Ông tướng
này nói “Chỉ có một nước Trung Hoa trên thế giới, và Đài Loan là một phần lãnh
thổ thiêng liêng và không thể chia cắt của Hoa Lục. Nguyện vọng chung và trách
nhiệm thiêng liêng của nhân dân Trung Hoa, trong đó có đồng bào Đài Loan, là
hoàn thành thống nhất đất nước.”
Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc nghe Thủ tướng Úc phát biểu tại buổi ăn tối ngày
2/6/2023 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian
Trung
Quốc phản pháo
Một nhà
nghiên cứu tại Học viện Khoa học Quân sự của Giải phóng Quân Trung Quốc, ông Zhao
Xiaozhuo, cho rằng chính Hoa Kỳ là nước đang cố làm thay đổi hiện trạng qua
Eo biển Đài Loan.
Ông này
nói với báo giới tại Đối thoại Shangri-la rằng “Eo biển Đài Loan khá ổn định suốt
chục năm qua; nhưng Hoa Kỳ muốn phá hủy sự ổn định này qua việc bán vũ khí cho
Đài Loan và thu thật nhiều tiền về.” Ông này kêu gọi Wahsington cần thay đổi điều
mà ông gọi là “hành động sai trái” trong cách giao tiếp với người khác. Theo
ông khi đối thoại, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người đối thoại, và ông
cáo buộc Hoa Kỳ không hiểu nguyên tắc cơ bản này.
Một thành
viên khác của đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Sharangri-la chất vấn phía Hoa Kỳ
có tự mâu thuẫn không khi vừa cho thành lập những định chế đa phương vừa cổ xúy
cho một khối ASEAN tập trung.
Một người
khác phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Canada tại Đối thoại
Shangri-la khi cho Trung Quốc là một lực lượng gây ra trục trặc trong khu vực.
Người này cho rằng Trung Quốc nỗ lực rất nhiều trong việc duy trì hòa bình và ổn
định.
Tở Global
Times, phiên bản Tiếng Anh của cơ quan ngôn luận đảng cộng sản Trung Quốc Nhân
dân Nhật báo, dẫn lời một quan chức quân đội Trung Quốc hôm ngày 3/6 rằng
“Trung Quốc tự tin bước lên diễn đàn đối thoại và cất tiếng nói của mình”.
Theo
Global Times “Dù biết Đối thoại Shangri-la là một diễn đàn do các nước Phương
Tây thống soái để tấn công Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn đến tham dự.”
Vào ngày
Chủ nhật 4/6, ngày cuối của Đối thoại Shangri-la lần thứ 20, Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc- Lý Thượng Phúc, sẽ có bài phát biểu chính thức. Ông Lý Thượng
Phúc là người từng bị Hoa Kỳ cấm vận từ năm 2018.
No comments:
Post a Comment